Nguyễn Mai
Well-known member
Tại Nhật, các bậc phụ huynh luôn có bí quyết riêng trong việc dạy con.
1. Người Nhật xây dựng mối quan hệ mẹ con gần gũi từ nhỏ
Sự kết nối giữa một người mẹ và đứa trẻ ở Nhật Bản vô cùng mạnh mẽ. Họ ngủ cùng con, luôn mang con theo mình. Trong quá khứ, họ thường dùng địu vải để giữ con bên mình.
Tình cảm sâu sắc của họ còn thể hiện ở việc họ chấp nhận mọi điều con làm và trong mắt mẹ, con luôn hoàn hảo.
Quy tắc này nhấn mạnh rằng trước khi một đứa trẻ lên 5, chúng được phép làm những gì mình muốn. Người nước ngoài có thể thấy điều này đồng nghĩa với nuông chiều con thái quá, nhưng thực tế quy tắc này giúp con biết mình là đứa trẻ ngoan.
Quan điểm như vậy góp phần tạo nên khái niệm "amae", có thể hiểu là "mong muốn được yêu thương" hoặc "sự quyến luyến". Amae là nền tảng của mối quan hệ mẫu tử. Trẻ có thể dựa dẫm vào tình yêu của bố mẹ và ngược lại, khi về già bố mẹ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ đứa con đã trưởng thành.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản chứng minh thái độ khuyến khích trong nuôi dạy trẻ sẽ tác động tích cực đến hành vi của chúng.
Ảnh minh họa: shutterstock
2. Người Nhật không nói về những đứa con của mình
Trong khi các bà mẹ Mỹ thường cởi mở chia sẻ, phụ nữ Nhật thường có xu hướng giữ sự riêng tư cá nhân, chỉ chia sẻ cho những người thân cận nhất. Tất cả những gì họ quan tâm là con của mình đang chơi trong đội bóng đá nào, tham gia câu lạc bộ nào, có hòa đồng không. Họ không bao giờ khoe khoang con của mình.
Nhưng điều này không có nghĩa là áp lực việc học, tài năng của con cái là không có. Việc nuôi dạy con cái ở Nhật rất cạnh tranh để vào các trường top đầu.
3. Người Nhật chú trọng chuyện cổ tích
Cũng như các bậc cha mẹ khác, các bà mẹ Nhật thường dạy con qua việc kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích. Các bậc phụ huynh tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này.
Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến,...
4. Mọi đứa trẻ được đối xử công bằng, bình đẳng
Theo quan niệm giáo dục của Nhật Bản, trẻ được tự do làm những gì mình thích trước 5 tuổi. Từ 5 đến 15 tuổi, con cái phải nghe lời cha mẹ. Sau 15 tuổi, trẻ được đối xử bình đẳng, ngang hàng với cha mẹ, người lớn.
Phương pháp này giúp cha mẹ Nhật cố gắng dạy con trở thành người hòa đồng, nhã nhặn, biết xác định mục tiêu và không đánh mất giá trị của bản thân.
Ảnh minh họa: shutterstock
5. Học cách biết ơn
Chính cha mẹ đã cho con cái cuộc sống của họ, vì vậy trước tiên họ phải học cách cảm ơn cha mẹ, hiểu những khó khăn của cha mẹ và trả lại cho cha mẹ bằng tình yêu thương. Cảm ơn người đã nuôi dạy và giáo dục con cái mình. Bắt đầu từ những điều nhỏ trong cuộc sống và biết chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ mình.
6. Không quy chụp, áp đặt
Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như "Con thật lười biếng" hoặc "Sao con lì lợm thế", bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con. "Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11". Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.
7. Cha mẹ là tấm gương cho con
Thông thường, các bà mẹ Nhật chủ động làm mẫu và dạy trẻ làm theo, thay vì làm hộ trẻ. Trong một thử nghiệm, trẻ em châu Âu và Nhật Bản được yêu cầu làm kim tự tháp. Các bà mẹ châu Âu giải thích cách xây dựng kim tự tháp và đề nghị trẻ làm thử. Trong khi các bà mẹ Nhật tự tay làm, sau đó để trẻ làm theo.
Thử nghiệm cho thấy phương pháp "làm gương" của cha mẹ Nhật có thể giúp trẻ học theo những điều tốt đẹp của người lớn và chủ động hoàn thành công việc tốt hơn.
8. Khen hành vi cụ thể của con
Nếu chỉ khen "Con tôi giỏi quá" thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như "Con mẹ tự xúc cơm thật cừ" hay "Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!".
Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi. Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể.
Ảnh minh họa: shutterstock
9. Học cách đào tạo nhân cách cho con
Theo quan điểm của người Nhật, con họ không cần phải quá thông minh. Nếu một đứa trẻ sinh ra đã sẵn thông minh là một điều tốt nhưng không phải là yếu tố quyết định. Họ quan trọng việc rèn luyện cho con một nhân cách tốt.
Người Nhật không bắt con mình làm theo lời cha mẹ hoàn toàn mà để con có thể sáng tạo, tự tư duy trong quá trình học và chơi.
10. Chú ý đến cảm xúc của trẻ
Để dạy một đứa trẻ sống và tồn tại trong xã hội tập thể, cha mẹ cần dạy chúng cách nhìn nhận, tôn trọng cảm xúc và sở thích của người khác. Các bà mẹ Nhật luôn tôn trọng, quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Họ không thúc giục hay khiến chúng cảm thấy xấu hổ, tự ti. Bên cạnh đó, họ dạy trẻ cách thấu hiểu cảm xúc của người khác, ngay cả những thứ vô tri.
1. Người Nhật xây dựng mối quan hệ mẹ con gần gũi từ nhỏ
Sự kết nối giữa một người mẹ và đứa trẻ ở Nhật Bản vô cùng mạnh mẽ. Họ ngủ cùng con, luôn mang con theo mình. Trong quá khứ, họ thường dùng địu vải để giữ con bên mình.
Tình cảm sâu sắc của họ còn thể hiện ở việc họ chấp nhận mọi điều con làm và trong mắt mẹ, con luôn hoàn hảo.
Quy tắc này nhấn mạnh rằng trước khi một đứa trẻ lên 5, chúng được phép làm những gì mình muốn. Người nước ngoài có thể thấy điều này đồng nghĩa với nuông chiều con thái quá, nhưng thực tế quy tắc này giúp con biết mình là đứa trẻ ngoan.
Quan điểm như vậy góp phần tạo nên khái niệm "amae", có thể hiểu là "mong muốn được yêu thương" hoặc "sự quyến luyến". Amae là nền tảng của mối quan hệ mẫu tử. Trẻ có thể dựa dẫm vào tình yêu của bố mẹ và ngược lại, khi về già bố mẹ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ đứa con đã trưởng thành.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản chứng minh thái độ khuyến khích trong nuôi dạy trẻ sẽ tác động tích cực đến hành vi của chúng.
Ảnh minh họa: shutterstock
2. Người Nhật không nói về những đứa con của mình
Trong khi các bà mẹ Mỹ thường cởi mở chia sẻ, phụ nữ Nhật thường có xu hướng giữ sự riêng tư cá nhân, chỉ chia sẻ cho những người thân cận nhất. Tất cả những gì họ quan tâm là con của mình đang chơi trong đội bóng đá nào, tham gia câu lạc bộ nào, có hòa đồng không. Họ không bao giờ khoe khoang con của mình.
Nhưng điều này không có nghĩa là áp lực việc học, tài năng của con cái là không có. Việc nuôi dạy con cái ở Nhật rất cạnh tranh để vào các trường top đầu.
3. Người Nhật chú trọng chuyện cổ tích
Cũng như các bậc cha mẹ khác, các bà mẹ Nhật thường dạy con qua việc kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích. Các bậc phụ huynh tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này.
Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến,...
4. Mọi đứa trẻ được đối xử công bằng, bình đẳng
Theo quan niệm giáo dục của Nhật Bản, trẻ được tự do làm những gì mình thích trước 5 tuổi. Từ 5 đến 15 tuổi, con cái phải nghe lời cha mẹ. Sau 15 tuổi, trẻ được đối xử bình đẳng, ngang hàng với cha mẹ, người lớn.
Phương pháp này giúp cha mẹ Nhật cố gắng dạy con trở thành người hòa đồng, nhã nhặn, biết xác định mục tiêu và không đánh mất giá trị của bản thân.
Ảnh minh họa: shutterstock
5. Học cách biết ơn
Chính cha mẹ đã cho con cái cuộc sống của họ, vì vậy trước tiên họ phải học cách cảm ơn cha mẹ, hiểu những khó khăn của cha mẹ và trả lại cho cha mẹ bằng tình yêu thương. Cảm ơn người đã nuôi dạy và giáo dục con cái mình. Bắt đầu từ những điều nhỏ trong cuộc sống và biết chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ mình.
6. Không quy chụp, áp đặt
Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như "Con thật lười biếng" hoặc "Sao con lì lợm thế", bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con. "Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11". Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.
7. Cha mẹ là tấm gương cho con
Thông thường, các bà mẹ Nhật chủ động làm mẫu và dạy trẻ làm theo, thay vì làm hộ trẻ. Trong một thử nghiệm, trẻ em châu Âu và Nhật Bản được yêu cầu làm kim tự tháp. Các bà mẹ châu Âu giải thích cách xây dựng kim tự tháp và đề nghị trẻ làm thử. Trong khi các bà mẹ Nhật tự tay làm, sau đó để trẻ làm theo.
Thử nghiệm cho thấy phương pháp "làm gương" của cha mẹ Nhật có thể giúp trẻ học theo những điều tốt đẹp của người lớn và chủ động hoàn thành công việc tốt hơn.
8. Khen hành vi cụ thể của con
Nếu chỉ khen "Con tôi giỏi quá" thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như "Con mẹ tự xúc cơm thật cừ" hay "Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!".
Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi. Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể.
Ảnh minh họa: shutterstock
9. Học cách đào tạo nhân cách cho con
Theo quan điểm của người Nhật, con họ không cần phải quá thông minh. Nếu một đứa trẻ sinh ra đã sẵn thông minh là một điều tốt nhưng không phải là yếu tố quyết định. Họ quan trọng việc rèn luyện cho con một nhân cách tốt.
Người Nhật không bắt con mình làm theo lời cha mẹ hoàn toàn mà để con có thể sáng tạo, tự tư duy trong quá trình học và chơi.
10. Chú ý đến cảm xúc của trẻ
Để dạy một đứa trẻ sống và tồn tại trong xã hội tập thể, cha mẹ cần dạy chúng cách nhìn nhận, tôn trọng cảm xúc và sở thích của người khác. Các bà mẹ Nhật luôn tôn trọng, quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Họ không thúc giục hay khiến chúng cảm thấy xấu hổ, tự ti. Bên cạnh đó, họ dạy trẻ cách thấu hiểu cảm xúc của người khác, ngay cả những thứ vô tri.