Việc cha mẹ vô tình nói những lời làm tổn thương con trẻ sẽ khiến hình ảnh của cha mẹ trong mắt con cái ngày càng xấu đi.
1. So sánh con với những đứa trẻ khác
Đây là điều mà ai cũng từng trải qua khi còn nhỏ, cha mẹ thường so sánh con cái với những đứa trẻ xuất chúng khác, nhưng họ không biết rằng, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Nếu trước đây con là niềm tự hào của cha mẹ, nhưng khi thành tích học tập của con ngày càng sa sút, cha mẹ sẽ bắt đầu so sánh con với những đứa trẻ khác và luôn nói trước mặt con rằng người khác giỏi hơn con rất nhiều. Mỗi khi cha mẹ so sánh con mình với những đứa trẻ khác, chắc chắn đứa trẻ nào cũng đều cảm thấy đau lòng.
2. Luôn dùng lời nói bạo lực với con
Nhiều bậc phụ huynh sau giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi, về nhà mọi khó chịu hay cáu giận đều trút lên con cái, dùng lời nói bạo lực để “tấn công” trẻ. Lúc này, trẻ rất sợ hãi và trong mắt chúng, cha mẹ mất bình tĩnh là vô cùng đáng sợ, gây tổn hại về thể xác cũng như ám ảnh tâm lý đến khi lớn lên. Vậy nên, cha mẹ cần chú ý đến ngôn từ và thái độ khi giao tiếp với con, không nên nổi nóng vô lý với con, làm như vậy con cái trẻ trở nên nhạy cảm, mối quan hệ với cha mẹ dần trở nên xa cách.
3. Không bao giờ khen con
Trong nhiều trường hợp, cha mẹ sẽ luôn chỉ trích con cái khi chúng mắc lỗi, nhưng khi con cái làm tốt một việc gì đó, cha mẹ lại không khen ngợi con. Điều này khiến trẻ cảm thấy bất an và trở nên nhạy cảm. Phạt thì dễ, thưởng cũng rất dễ, Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến con, điều chỉnh hành vi của mình sao cho hợp lý để trẻ hiểu rằng bố mẹ chấp nhận trẻ.
Cha mẹ hãy luôn quan tâm đến cảm xúc tâm lý của con ở mọi độ tuổi. Tuổi càng nhỏ, mức độ nhạy cảm của trẻ càng cao. Vậy nên, cha mẹ cần giáo dục con một cách hợp lý để không gâp áp lực hay tổn thương với con trẻ.
1. So sánh con với những đứa trẻ khác
Đây là điều mà ai cũng từng trải qua khi còn nhỏ, cha mẹ thường so sánh con cái với những đứa trẻ xuất chúng khác, nhưng họ không biết rằng, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Nếu trước đây con là niềm tự hào của cha mẹ, nhưng khi thành tích học tập của con ngày càng sa sút, cha mẹ sẽ bắt đầu so sánh con với những đứa trẻ khác và luôn nói trước mặt con rằng người khác giỏi hơn con rất nhiều. Mỗi khi cha mẹ so sánh con mình với những đứa trẻ khác, chắc chắn đứa trẻ nào cũng đều cảm thấy đau lòng.
2. Luôn dùng lời nói bạo lực với con
Nhiều bậc phụ huynh sau giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi, về nhà mọi khó chịu hay cáu giận đều trút lên con cái, dùng lời nói bạo lực để “tấn công” trẻ. Lúc này, trẻ rất sợ hãi và trong mắt chúng, cha mẹ mất bình tĩnh là vô cùng đáng sợ, gây tổn hại về thể xác cũng như ám ảnh tâm lý đến khi lớn lên. Vậy nên, cha mẹ cần chú ý đến ngôn từ và thái độ khi giao tiếp với con, không nên nổi nóng vô lý với con, làm như vậy con cái trẻ trở nên nhạy cảm, mối quan hệ với cha mẹ dần trở nên xa cách.
3. Không bao giờ khen con
Trong nhiều trường hợp, cha mẹ sẽ luôn chỉ trích con cái khi chúng mắc lỗi, nhưng khi con cái làm tốt một việc gì đó, cha mẹ lại không khen ngợi con. Điều này khiến trẻ cảm thấy bất an và trở nên nhạy cảm. Phạt thì dễ, thưởng cũng rất dễ, Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến con, điều chỉnh hành vi của mình sao cho hợp lý để trẻ hiểu rằng bố mẹ chấp nhận trẻ.
Cha mẹ hãy luôn quan tâm đến cảm xúc tâm lý của con ở mọi độ tuổi. Tuổi càng nhỏ, mức độ nhạy cảm của trẻ càng cao. Vậy nên, cha mẹ cần giáo dục con một cách hợp lý để không gâp áp lực hay tổn thương với con trẻ.