Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Con trai tôi 4 tuổi, bị biếng ăn, suy dinh dưỡng, tôi nghe bạn bè khuyên nên cho cháu ăn thịt cóc để cải thiện tình trạng. Xin bác sĩ tư vấn giúp. (Hoài Phương, Hà Nội).
Trả lời:
Thịt cóc xưa nay được lưu truyền trong dân gian như một phương thuốc hiệu quả để cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, còi xương. Nhiều mẹ tin thịt cóc có nhiều lợi ích như vậy nên thường tìm mua để chế biến, làm ruốc cóc cho trẻ ăn.
Theo bảng thành phần thức ăn Việt Nam do Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố, giá trị dinh dưỡng trong bột cóc khô có lượng protein khoảng 55,5 g/100 g thịt cóc, chất béo khoảng 13,4 g/100 g thịt cóc. Tuy nhiên, khi so sánh giá trị dinh dưỡng của ruốc cóc (chà bông cóc) với ruốc heo thì 2 loại ruốc này có giá trị cung cấp năng lượng tương đương nhau. Vậy nên không chỉ riêng thịt cóc mà các loại thịt khác như heo, thịt gà, cá, tôm... cũng mang lại giá trị dinh dưỡng, cung cấp năng lượng, chất đạm tốt cho trẻ.
Ngoài ra, mỗi một loại thực phẩm, đặc biệt thực phẩm giàu protein đều chứa acid amin thiết yếu khác nhau. Do đó, phụ huynh nên cho trẻ ăn đa dạng thức ăn để cung cấp dinh dưỡng, tránh lạm dụng một loại thực phẩm nhất định.
Thịt cóc nếu sơ chế không cẩn thận có thể gây ngộ độc. Trong gan, trứng, da, mủ (dịch tiết màu trắng đục từ tuyến dưới da và mang tai), mắt và hạch thần kinh của một số loài cóc có chứa Bufotoxin là một chất độc. Chất này có thể gây chết người trong thời gian ngắn. Ước tính lượng Bufotoxin trong thịt một cóc có thể gây tử vong 4-5 người khỏe mạnh.
Dấu hiệu ngộ độc thịt thường xảy ra nhanh, sau khoảng 1-2 giờ ăn phải. Triệu chứng phổ biến: buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, rối loạn nhịp tim, đau đầu, sốc, tổn thương nhanh đến gan thận. Người bị ngộ độc có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Quay lại trường hợp con trai bạn, thịt cóc chỉ là một trong những thực phẩm có thể cung cấp cho trẻ. Nếu muốn cho trẻ ăn thịt cóc, phụ huynh cần cân nhắc kỹ, sơ chế và chế biến đúng để tránh gây ngộ độc. Nếu lựa chọn những thực phẩm chế biến sẵn như ruốc cóc, chà bông cóc thì nên chọn loại được cơ quan y tế cấp phép đảm bảo an toàn sử dụng.
Trả lời:
Thịt cóc xưa nay được lưu truyền trong dân gian như một phương thuốc hiệu quả để cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng, còi xương. Nhiều mẹ tin thịt cóc có nhiều lợi ích như vậy nên thường tìm mua để chế biến, làm ruốc cóc cho trẻ ăn.
Theo bảng thành phần thức ăn Việt Nam do Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố, giá trị dinh dưỡng trong bột cóc khô có lượng protein khoảng 55,5 g/100 g thịt cóc, chất béo khoảng 13,4 g/100 g thịt cóc. Tuy nhiên, khi so sánh giá trị dinh dưỡng của ruốc cóc (chà bông cóc) với ruốc heo thì 2 loại ruốc này có giá trị cung cấp năng lượng tương đương nhau. Vậy nên không chỉ riêng thịt cóc mà các loại thịt khác như heo, thịt gà, cá, tôm... cũng mang lại giá trị dinh dưỡng, cung cấp năng lượng, chất đạm tốt cho trẻ.
Ngoài ra, mỗi một loại thực phẩm, đặc biệt thực phẩm giàu protein đều chứa acid amin thiết yếu khác nhau. Do đó, phụ huynh nên cho trẻ ăn đa dạng thức ăn để cung cấp dinh dưỡng, tránh lạm dụng một loại thực phẩm nhất định.
Thịt cóc nếu sơ chế không cẩn thận có thể gây ngộ độc. Trong gan, trứng, da, mủ (dịch tiết màu trắng đục từ tuyến dưới da và mang tai), mắt và hạch thần kinh của một số loài cóc có chứa Bufotoxin là một chất độc. Chất này có thể gây chết người trong thời gian ngắn. Ước tính lượng Bufotoxin trong thịt một cóc có thể gây tử vong 4-5 người khỏe mạnh.
Dấu hiệu ngộ độc thịt thường xảy ra nhanh, sau khoảng 1-2 giờ ăn phải. Triệu chứng phổ biến: buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, rối loạn nhịp tim, đau đầu, sốc, tổn thương nhanh đến gan thận. Người bị ngộ độc có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Quay lại trường hợp con trai bạn, thịt cóc chỉ là một trong những thực phẩm có thể cung cấp cho trẻ. Nếu muốn cho trẻ ăn thịt cóc, phụ huynh cần cân nhắc kỹ, sơ chế và chế biến đúng để tránh gây ngộ độc. Nếu lựa chọn những thực phẩm chế biến sẵn như ruốc cóc, chà bông cóc thì nên chọn loại được cơ quan y tế cấp phép đảm bảo an toàn sử dụng.