Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Đường leo Lùng Cúng đi qua các bản làng, rừng phong lá đỏ và thác nước, cảnh sắc thay đổi liên tục, "xứng đáng" để trải nghiệm đầu đông.
Đỉnh Lùng Cúng cao 2.913 m, thuộc huyện Mù Cang Chải, nằm trong top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, hút khách leo núi do cảnh đẹp, địa hình dễ leo với độ dài 20 km. Đỉnh cũng là nơi lý tưởng để ngắm hoàng hôn, bình minh giữa biển mây với tầm nhìn 360 độ.
Tháng 12, thời tiết chuyển lạnh, rừng phong trên đỉnh Lùng Cúng chuyển đỏ, thấp thoáng trong sương mây tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung, sống tại Thái Bình, có chuyến trekking Lùng Cúng hôm 10/12 và ghi lại bộ ảnh nóc nhà Mù Cang Chải vào đông. Anh cho biết cuối tháng 11, đầu tháng 12 hằng năm là thời điểm đẹp để ngắm rừng phong thay lá và khung cảnh mùa đông trên đỉnh.
Du khách có thể xuất phát từ ba hướng là bản Lùng Cúng, bản Tu San hoặc Thào Chua Chải để lên đỉnh. Trong đó, bản Tu San được nhiều người chọn vì cung đường đi và về có thể ghé hai điểm trên, qua nhiều cảnh đẹp.
Trong ảnh là khung cảnh buổi sáng trong bản Tu San, nơi anh Cung xuất phát.
Hành trình leo núi bắt đầu từ những triền đồi dốc, thoải, trồng nhiều táo mèo. Khi vào rừng, nhiệt độ thay đổi, du khách cảm nhận rõ không khí lạnh và ẩm của vùng núi cao.
Nhiếp ảnh gia 33 tuổi cho biết anh bị thu hút bởi vẻ đẹp của những gốc phong cổ thụ khi vào sâu trong rừng.
Những thân cây to xù xì phủ đầy rêu ma mị nhưng phía trên rực rỡ bởi màu lá chuyển đỏ khiến anh say sưa sáng tác.
Đỉnh Lùng Cúng cao 2.913 m, thuộc huyện Mù Cang Chải, nằm trong top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, hút khách leo núi do cảnh đẹp, địa hình dễ leo với độ dài 20 km. Đỉnh cũng là nơi lý tưởng để ngắm hoàng hôn, bình minh giữa biển mây với tầm nhìn 360 độ.
Tháng 12, thời tiết chuyển lạnh, rừng phong trên đỉnh Lùng Cúng chuyển đỏ, thấp thoáng trong sương mây tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung, sống tại Thái Bình, có chuyến trekking Lùng Cúng hôm 10/12 và ghi lại bộ ảnh nóc nhà Mù Cang Chải vào đông. Anh cho biết cuối tháng 11, đầu tháng 12 hằng năm là thời điểm đẹp để ngắm rừng phong thay lá và khung cảnh mùa đông trên đỉnh.
Du khách có thể xuất phát từ ba hướng là bản Lùng Cúng, bản Tu San hoặc Thào Chua Chải để lên đỉnh. Trong đó, bản Tu San được nhiều người chọn vì cung đường đi và về có thể ghé hai điểm trên, qua nhiều cảnh đẹp.
Trong ảnh là khung cảnh buổi sáng trong bản Tu San, nơi anh Cung xuất phát.
Hành trình leo núi bắt đầu từ những triền đồi dốc, thoải, trồng nhiều táo mèo. Khi vào rừng, nhiệt độ thay đổi, du khách cảm nhận rõ không khí lạnh và ẩm của vùng núi cao.
Nhiếp ảnh gia 33 tuổi cho biết anh bị thu hút bởi vẻ đẹp của những gốc phong cổ thụ khi vào sâu trong rừng.
Những thân cây to xù xì phủ đầy rêu ma mị nhưng phía trên rực rỡ bởi màu lá chuyển đỏ khiến anh say sưa sáng tác.