tran hương
Well-known member
Trekking 'nóc nhà' Mù Cang Chải mùa đông
Yên BáiĐường leo Lùng Cúng đi qua các bản làng, rừng phong lá đỏ và thác nước, cảnh sắc thay đổi liên tục, "xứng đáng" để trải nghiệm đầu đông.
1
Đỉnh Lùng Cúng cao 2.913 m, thuộc huyện Mù Cang Chải, nằm trong top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, hút khách leo núi do cảnh đẹp, địa hình dễ leo với độ dài 20 km. Đỉnh cũng là nơi lý tưởng để ngắm hoàng hôn, bình minh giữa biển mây với tầm nhìn 360 độ.
Tháng 12, thời tiết chuyển lạnh, rừng phong trên đỉnh Lùng Cúng chuyển đỏ, thấp thoáng trong sương mây tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung, sống tại Thái Bình, có chuyến trekking Lùng Cúng hôm 10/12 và ghi lại bộ ảnh nóc nhà Mù Cang Chải vào đông. Anh cho biết cuối tháng 11, đầu tháng 12 hằng năm là thời điểm đẹp để ngắm rừng phong thay lá và khung cảnh mùa đông trên đỉnh.
Du khách có thể xuất phát từ ba hướng là bản Lùng Cúng, bản Tu San hoặc Thào Chua Chải để lên đỉnh. Trong đó, bản Tu San được nhiều người chọn vì cung đường đi và về có thể ghé hai điểm trên, qua nhiều cảnh đẹp.
Trong ảnh là khung cảnh buổi sáng trong bản Tu San, nơi anh Cung xuất phát.
Hành trình leo núi bắt đầu từ những triền đồi dốc, thoải, trồng nhiều táo mèo. Khi vào rừng, nhiệt độ thay đổi, du khách cảm nhận rõ không khí lạnh và ẩm của vùng núi cao.
Nhiếp ảnh gia 33 tuổi cho biết anh bị thu hút bởi vẻ đẹp của những gốc phong cổ thụ khi vào sâu trong rừng.
Những thân cây to xù xì phủ đầy rêu ma mị nhưng phía trên rực rỡ bởi màu lá chuyển đỏ.
Phong lá đỏ còn được gọi là cây thích, phong nước, phong mềm, tên khoa học là Acer rubrum. Trên thế giới có hàng nghìn giống phong lá đỏ dựa theo số thùy và màu lá. Loài này thân gỗ, sống lâu năm, cao 2-10 m, được trồng ở đô thị lấy bóng mát.
Càng gần đỉnh, phong lá đỏ xuất hiện càng nhiều. Phong ở Lùng Cúng là loại lá 5 cánh như ở những nước ôn đới, khác với phong hương (sau sau) có nhiều ở các tỉnh đông bắc như Quảng Ninh, Cao Bằng.
Đến thác Hấu Chua La cũng là lúc gần trưa, nhiều người leo núi chọn đây là điểm dừng chân ngắm cảnh, ăn trưa. Theo tiếng H'Mông, "hấu chua" là vách đá, "la" là con khỉ - chỉ khu vực thác là nơi khỉ sinh sống. Tuy nhiên, khỉ không xuất hiện nhiều như sóc và chim.
Sau mùa mưa, thác đổ nước nhiều và trong, thảm thực vật xanh tốt, du khách có thể tìm được nhiều góc chụp hình đẹp.
Băng qua khu vực thác nước và phong cổ thụ, du khách sẽ đến sườn núi thoáng đãng, nơi có nhiều đỗ quyên lùn và dương xỉ.
Tổng quãng đường leo Lùng Cúng hơn 20 km nhưng anh Cung đi lâu hơn bình thường do tranh thủ quay phim, chụp ảnh.
Trời về chiều hoàng hôn nhuộm vàng trên những thân cây. "Khung cảnh như vườn cổ tích", anh Cung nói.
Lán nghỉ qua đêm ở Lùng Cúng nằm ở độ cao 2.400m, được dựng trên thế đất bằng phẳng. Vào mùa đông, nhiệt độ tại đây có thể xuống dưới 10 độ. Những porter (người vác hành lý) nhóm bếp để khách sưởi và chuẩn bị bữa tối.
Biển mây bồng bềnh phủ trên dãy núi là điểm nhấn khi lên tới đỉnh Lùng Cúng vào những ngày thời tiết thuận lợi. Dù có nắng, trên đỉnh vẫn nhiều sương và mây, khiến cảnh sắc như chốn thần tiên.
Khách chú ý quan sát an toàn vì đường có nhiều đoạn dốc, trơn trượt và ẩm ướt. Không nên quá mạo hiểm để chụp ảnh khi ở trên đỉnh.
Lùng Cúng hiện không quá lạnh, nhiệt độ ban ngày khoảng 15 độ C, ban đêm lạnh hơn nhưng không rét buốt.
Anh Cung cho biết đã leo nhiều đỉnh núi cao của Việt Nam như Tả Liên (Lai Châu) hay Nhìu Cồ San (Lào Cai) nhưng cảnh sắc Lùng Cúng vẫn cho anh ấn tượng mạnh. "Trekking rừng phong thay lá và biển mây mùa đông ở đây xứng đáng để trải nghiệm", nam du khách nói.
Yên BáiĐường leo Lùng Cúng đi qua các bản làng, rừng phong lá đỏ và thác nước, cảnh sắc thay đổi liên tục, "xứng đáng" để trải nghiệm đầu đông.
1
Đỉnh Lùng Cúng cao 2.913 m, thuộc huyện Mù Cang Chải, nằm trong top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, hút khách leo núi do cảnh đẹp, địa hình dễ leo với độ dài 20 km. Đỉnh cũng là nơi lý tưởng để ngắm hoàng hôn, bình minh giữa biển mây với tầm nhìn 360 độ.
Tháng 12, thời tiết chuyển lạnh, rừng phong trên đỉnh Lùng Cúng chuyển đỏ, thấp thoáng trong sương mây tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung, sống tại Thái Bình, có chuyến trekking Lùng Cúng hôm 10/12 và ghi lại bộ ảnh nóc nhà Mù Cang Chải vào đông. Anh cho biết cuối tháng 11, đầu tháng 12 hằng năm là thời điểm đẹp để ngắm rừng phong thay lá và khung cảnh mùa đông trên đỉnh.
Du khách có thể xuất phát từ ba hướng là bản Lùng Cúng, bản Tu San hoặc Thào Chua Chải để lên đỉnh. Trong đó, bản Tu San được nhiều người chọn vì cung đường đi và về có thể ghé hai điểm trên, qua nhiều cảnh đẹp.
Trong ảnh là khung cảnh buổi sáng trong bản Tu San, nơi anh Cung xuất phát.
Hành trình leo núi bắt đầu từ những triền đồi dốc, thoải, trồng nhiều táo mèo. Khi vào rừng, nhiệt độ thay đổi, du khách cảm nhận rõ không khí lạnh và ẩm của vùng núi cao.
Nhiếp ảnh gia 33 tuổi cho biết anh bị thu hút bởi vẻ đẹp của những gốc phong cổ thụ khi vào sâu trong rừng.
Những thân cây to xù xì phủ đầy rêu ma mị nhưng phía trên rực rỡ bởi màu lá chuyển đỏ.
Phong lá đỏ còn được gọi là cây thích, phong nước, phong mềm, tên khoa học là Acer rubrum. Trên thế giới có hàng nghìn giống phong lá đỏ dựa theo số thùy và màu lá. Loài này thân gỗ, sống lâu năm, cao 2-10 m, được trồng ở đô thị lấy bóng mát.
Càng gần đỉnh, phong lá đỏ xuất hiện càng nhiều. Phong ở Lùng Cúng là loại lá 5 cánh như ở những nước ôn đới, khác với phong hương (sau sau) có nhiều ở các tỉnh đông bắc như Quảng Ninh, Cao Bằng.
Đến thác Hấu Chua La cũng là lúc gần trưa, nhiều người leo núi chọn đây là điểm dừng chân ngắm cảnh, ăn trưa. Theo tiếng H'Mông, "hấu chua" là vách đá, "la" là con khỉ - chỉ khu vực thác là nơi khỉ sinh sống. Tuy nhiên, khỉ không xuất hiện nhiều như sóc và chim.
Sau mùa mưa, thác đổ nước nhiều và trong, thảm thực vật xanh tốt, du khách có thể tìm được nhiều góc chụp hình đẹp.
Băng qua khu vực thác nước và phong cổ thụ, du khách sẽ đến sườn núi thoáng đãng, nơi có nhiều đỗ quyên lùn và dương xỉ.
Tổng quãng đường leo Lùng Cúng hơn 20 km nhưng anh Cung đi lâu hơn bình thường do tranh thủ quay phim, chụp ảnh.
Trời về chiều hoàng hôn nhuộm vàng trên những thân cây. "Khung cảnh như vườn cổ tích", anh Cung nói.
Lán nghỉ qua đêm ở Lùng Cúng nằm ở độ cao 2.400m, được dựng trên thế đất bằng phẳng. Vào mùa đông, nhiệt độ tại đây có thể xuống dưới 10 độ. Những porter (người vác hành lý) nhóm bếp để khách sưởi và chuẩn bị bữa tối.
Biển mây bồng bềnh phủ trên dãy núi là điểm nhấn khi lên tới đỉnh Lùng Cúng vào những ngày thời tiết thuận lợi. Dù có nắng, trên đỉnh vẫn nhiều sương và mây, khiến cảnh sắc như chốn thần tiên.
Khách chú ý quan sát an toàn vì đường có nhiều đoạn dốc, trơn trượt và ẩm ướt. Không nên quá mạo hiểm để chụp ảnh khi ở trên đỉnh.
Lùng Cúng hiện không quá lạnh, nhiệt độ ban ngày khoảng 15 độ C, ban đêm lạnh hơn nhưng không rét buốt.
Anh Cung cho biết đã leo nhiều đỉnh núi cao của Việt Nam như Tả Liên (Lai Châu) hay Nhìu Cồ San (Lào Cai) nhưng cảnh sắc Lùng Cúng vẫn cho anh ấn tượng mạnh. "Trekking rừng phong thay lá và biển mây mùa đông ở đây xứng đáng để trải nghiệm", nam du khách nói.