Trong giao tiếp có 4 cấp độ EQ, bạn đang ở mức nào?

Nguyễn May

Well-known member
EQ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của EQ trong giao tiếp giữa các cá nhân, trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Người có EQ cao là người có thể khiến bản thân mình dễ chịu và cũng có thể làm mọi người xung quanh cảm thấy thoải mái theo.

Trong giao tiếp giữa các cá nhân, có bốn cấp độ của EQ. Bạn đang ở cấp độ nào vậy?

1. EQ ở level thấp: Lấy lòng
Vì sao có nhiều người lại sẵn sàng làm mọi thứ để lấy lòng người khác? Lý do là vì họ cho rằng chỉ khi làm hài lòng người khác, họ mới có được sự yêu quý của người khác.

Khi nói chuyện với người khác, người khác nói gì họ cũng đồng tình theo, không bao giờ có ý kiến riêng;

Khi có mâu thuẫn xảy ra, họ thường nhượng bộ luôn, thậm chí trước cả khi đối phương kịp phản ứng;

Việc gì mệt, việc gì khổ, họ đều ôm hết...

Đến cuối cùng, hóa ra những gì họ làm chỉ là tự làm mình cảm động, người khác chẳng những không phản hồi mà đôi khi còn cảm thấy phiền.

Nếu bạn đang ở trong trạng thái này, hãy suy nghĩ kỹ xem liệu những gì bạn làm có đáng không. Nếu không, cần bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.

Trong giao tiếp có 4 cấp độ EQ, bạn đang ở mức nào? - Ảnh 1.
Ảnh minh họa: The New York Times

2. EQ ở level trung bình: Kỹ xảo
Những người hơi có một chút EQ sẽ sử dụng các kỹ năng ứng xử với mọi người thay vì tỏ ra tự ti hay cố gắng lấy lòng người khác bằng mọi cách.

Muốn để lại ấn tượng tốt cho người khác, họ sẽ tra cứu trên Internet hoặc trong sách vở về những kỹ xảo, những lời nói và hành vi thể hiện EQ cao, sau đó là ghi nhớ và áp dụng vào thời điểm phù hợp.

Khi muốn nói "Sao cũng được", họ sẽ thay bằng "Nghe bạn";

Họ sẽ thay câu "Bạn không nghe rõ" thành "Tôi nói chưa rõ";

Họ sẽ cố gắng không nhắc đến những chuyện làm người khác khó xử;

Bước ra khỏi cửa phát hiện phía sau có người, họ sẽ giơ tay giữ cửa...



Trong cuộc sống thường ngày chúng ta đều gặp phải những tình huống cơ bản như thế này. Và nguyên tắc ứng xử sao cho người khác cảm thấy thoải mái về cơ bản cũng na ná nhau, chỉ cần một vài thay đổi nhỏ, giao tiếp giữa các cá nhân sẽ trở nên hòa hợp hơn.

3. EQ ở level nâng cao: Khả năng đồng cảm
Không có bất kì chiêu trò, kỹ năng nào, cũng không có bất kì quyển sách về EQ nào yêu cầu bạn phải biết khi nào nên đứng lên vì người khác và khi nào nên bùng nổ cảm xúc cá nhân vì người khác.

Nhưng nếu bạn thực sự đặt mình vào vị trí của người khác, thực sự biết nghĩ và hiểu cho cảm xúc của người khác, đối phương sẽ cảm nhận được điều đó.

Trong giao tiếp có 4 cấp độ EQ, bạn đang ở mức nào? - Ảnh 2.
Ảnh minh họa: The New York Times

Hiểu được tình huống thực tế mà vẫn có thể đặt mình vào vị trí của người khác, điều này chứng tỏ EQ của bạn đã vượt xa hầu hết mọi người.

4. EQ ở level cao cấp: Sự tử tế
Khi sự đồng cảm đạt đến mức cao nhất, một số người sẽ cảm thấy hạnh phúc khi thấy người khác hạnh phúc và thậm chí sẵn sàng cho đi nhiều hơn.

Những người có EQ cao cấp chỉ đơn giản là người có trái tim nhân hậu.

Giả Linh là nữ danh hài số một Trung Quốc, đồng thời cũng là ngôi sao được yêu mến nhất nhì đất nước tỷ dân. Có người nhận xét về Giả Linh và cho rằng ưu điểm lớn nhất của cô là "đàn ông thích cô, phụ nữ không ghen tị với cô".

Trong giao tiếp có 4 cấp độ EQ, bạn đang ở mức nào? - Ảnh 3.
Giả Linh là danh hài rất được yêu mến của Cbiz

Showbiz vốn phức tạp nhưng Giả Linh lại có thể hòa hợp với tất cả mọi người.

Nữ danh hài nhìn có vẻ hùng hổ, mạnh mẽ nhưng lại là người biết quan tâm nhất mỗi khi có người mới tham gia vào gameshow mà cô là thành viên cố định. Cô luôn tạo điều kiện để cho đàn em có cơ hội xuất hiện trước ống kính nhiều hơn;

Khi các sao khác bị "bí" lời, không biết nói gì, cô sẽ xuất hiện và "giải cứu" họ gần như ngay lập tức, thậm chí không ngại bôi xấu chính mình.

Không ai có thể ghét nổi một người thà để mình xấu mặt còn hơn làm người khác xấu hổ.

Cấp độ EQ này không phải thứ cứ rèn luyện là có được. Nghĩ cho người khác mọi lúc mọi nơi phải là sự tử tế xuất phát từ chính trái tim.

Trong lòng tràn ngập những suy nghĩ tử tế, bạn chỉ cần đứng đó cũng mang lại cho người khác cảm giác ấm áp và hy vọng, và trong lúc vô tình, bạn đã sở hữu thứ EQ cấp cao này.

Con người là giống loài quần cư. Mỗi chúng ta luôn tồn tại trong một quần thể, cần có xã hội và cộng đồng bên cạnh. Chúng ta không thể hoàn toàn độc lập và luôn bị ràng buộc với những người xung quanh bằng cách này hay cách khác, bởi vậy nên ta buộc phải học cách đối nhân xử thế.

EQ càng cao thì sống càng thoải mái, bản thân và mọi người cũng dễ chịu hơn. Hãy bắt đầu bằng sự thận trọng và dần dần tiến tới một lòng tốt tự nhiên hơn, tiếp đó là sự tử tế đến từ trái tim và từng bước cải thiện EQ của mình.
 
Bên trên