Quang Phúc Trương
Well-known member
Apple đã đưa ra một giải pháp sử dụng nhiều hơn một loại vật liệu để chế tạo khung máy, nhằm mang lại khả năng chống trầy xước tốt.
Với các thế hệ iPhone mới sau này, Apple đã và đang tìm cách tạo ra một khung thân vừa đẹp, vừa mượt mà, nhưng cũng có khả năng bền bỉ cực tốt, vốn có thể chống chịu được nhiều hao mòn. Điều này có nghĩa, người dùng có thể sẽ không cần phải sử dụng ốp lưng, vốn gần như là một món phụ kiện thường được sử dụng nhiều nhất mỗi khi mua mới một chiếc iPhone, AppleInsider đưa tin.
Theo đó, Táo Khuyết hiện đã được cấp phép cho một bằng sáng chế mang tên gọi "Vật liệu tổng hợp không gian". Hiểu một cách đơn giản, Apple sẽ tìm cách “nhúng” các loại vật liệu như kim loại và gốm vào khung máy để chống trầy xước.
Việc sử dụng loại vật liệu mới không có nghĩa sẽ khiến iPhone trở nên “bất tử” với mọi loại va chạm, nhưng có thể giảm thiểu thấp nhất có thể các hư hại có thể gây ra với thiết bị.
"Điện thoại di động, đồng hồ và máy tính bảng có thể tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau, dẫn đến bề mặt của thiết bị bị trầy xước hoặc mài mòn".
"Vật liệu chế tạo lớp vỏ cho các thiết bị như vậy có thể sở hữu các đặc tính khác nhau, liên quan đến độ bền, hình thức, khả năng chống mài mòn, che chắn điện từ, v.v.", Apple cho biết trong bằng sáng chế.
Theo hãng này, việc sử dụng các loại vật liệu khác nhau cũng mang tới ưu nhược điểm khác nhau. Ví dụ, vỏ kim loại có thể đặc biệt chống lại vết lõm, trầy xước hoặc vỡ, nhưng có thể cản trở tín hiệu vô tuyến đi vào hoặc phát ra từ thiết bị, Apple khẳng định.
Trong khi đó, lớp vỏ điện thoại được làm từ gốm có thể chống trầy xước, đồng thời cho phép tín hiệu vô tuyến đi xuyên qua. Tuy nhiên, loại vỏ được làm từ gốm lại khá giòn. Cuối cùng, vỏ được làm từ nhựa khá bền, cho phép tín hiệu ra vào dễ dàng, nhưng lại rất dễ bị trầy xước hoặc lõm.
Nhận biết được điều trên, Apple đã đưa ra một giải pháp khá dễ đoán - sử dụng nhiều hơn một loại vật liệu để chế tạo khung máy. Tất nhiên, việc tạo ra một lớp vỏ đa vật liệu như vậy không dễ dàng. Bản thân bằng sáng chế của Apple cũng tập trung vào việc tạo ra một “công thức” chuẩn để chế tạo.
Chi tiết từ bằng sáng chế hiển thị một lớp phủ "chống mài mòn" dưới dạng các hạt. Tuy nhiên, chúng sẽ nằm gần nhau hơn nhiều so với ảnh minh họa trong bằng sáng chế. Ảnh: AppleInsider
"Vỏ của một thiết bị điện tử phải có các thành phần chống mài mòn, vốn được nhúng một phần vào chất nền [vật liệu khung máy] và mở rộng ra ngoài bề mặt bên ngoài".
Apple cho biết các bộ phận chống mài mòn có thể được tạo thành từ kim loại hoặc gốm. "Chất nền bao gồm một ma trận có thể đúc được. Các bộ phận chống mài mòn cứng hơn ma trận có thể đúc được."
Được biết thêm, bằng sáng chế của Apple bao gồm các hình vẽ thể hiện các hình dạng khác nhau của "các bộ phận chống mài mòn". Các bộ phận này có tác dụng khác nhau nhưng cùng phục vụ một mục đích chung. Nó cũng bao gồm một bản vẽ cho thấy các thành phần được chế tạo từ vật liệu đặc biệt này nằm rải rác trên mặt sau của iPhone.
Hiện tại, vẫn chưa rõ sau bao lâu nữa Apple sẽ áp dụng các công nghệ trong bằng sáng chế lên thế hệ iPhone tương lai.
Với các thế hệ iPhone mới sau này, Apple đã và đang tìm cách tạo ra một khung thân vừa đẹp, vừa mượt mà, nhưng cũng có khả năng bền bỉ cực tốt, vốn có thể chống chịu được nhiều hao mòn. Điều này có nghĩa, người dùng có thể sẽ không cần phải sử dụng ốp lưng, vốn gần như là một món phụ kiện thường được sử dụng nhiều nhất mỗi khi mua mới một chiếc iPhone, AppleInsider đưa tin.
Theo đó, Táo Khuyết hiện đã được cấp phép cho một bằng sáng chế mang tên gọi "Vật liệu tổng hợp không gian". Hiểu một cách đơn giản, Apple sẽ tìm cách “nhúng” các loại vật liệu như kim loại và gốm vào khung máy để chống trầy xước.
Việc sử dụng loại vật liệu mới không có nghĩa sẽ khiến iPhone trở nên “bất tử” với mọi loại va chạm, nhưng có thể giảm thiểu thấp nhất có thể các hư hại có thể gây ra với thiết bị.
"Điện thoại di động, đồng hồ và máy tính bảng có thể tiếp xúc với nhiều bề mặt khác nhau, dẫn đến bề mặt của thiết bị bị trầy xước hoặc mài mòn".
"Vật liệu chế tạo lớp vỏ cho các thiết bị như vậy có thể sở hữu các đặc tính khác nhau, liên quan đến độ bền, hình thức, khả năng chống mài mòn, che chắn điện từ, v.v.", Apple cho biết trong bằng sáng chế.
Theo hãng này, việc sử dụng các loại vật liệu khác nhau cũng mang tới ưu nhược điểm khác nhau. Ví dụ, vỏ kim loại có thể đặc biệt chống lại vết lõm, trầy xước hoặc vỡ, nhưng có thể cản trở tín hiệu vô tuyến đi vào hoặc phát ra từ thiết bị, Apple khẳng định.
Trong khi đó, lớp vỏ điện thoại được làm từ gốm có thể chống trầy xước, đồng thời cho phép tín hiệu vô tuyến đi xuyên qua. Tuy nhiên, loại vỏ được làm từ gốm lại khá giòn. Cuối cùng, vỏ được làm từ nhựa khá bền, cho phép tín hiệu ra vào dễ dàng, nhưng lại rất dễ bị trầy xước hoặc lõm.
Nhận biết được điều trên, Apple đã đưa ra một giải pháp khá dễ đoán - sử dụng nhiều hơn một loại vật liệu để chế tạo khung máy. Tất nhiên, việc tạo ra một lớp vỏ đa vật liệu như vậy không dễ dàng. Bản thân bằng sáng chế của Apple cũng tập trung vào việc tạo ra một “công thức” chuẩn để chế tạo.
Chi tiết từ bằng sáng chế hiển thị một lớp phủ "chống mài mòn" dưới dạng các hạt. Tuy nhiên, chúng sẽ nằm gần nhau hơn nhiều so với ảnh minh họa trong bằng sáng chế. Ảnh: AppleInsider
"Vỏ của một thiết bị điện tử phải có các thành phần chống mài mòn, vốn được nhúng một phần vào chất nền [vật liệu khung máy] và mở rộng ra ngoài bề mặt bên ngoài".
Apple cho biết các bộ phận chống mài mòn có thể được tạo thành từ kim loại hoặc gốm. "Chất nền bao gồm một ma trận có thể đúc được. Các bộ phận chống mài mòn cứng hơn ma trận có thể đúc được."
Được biết thêm, bằng sáng chế của Apple bao gồm các hình vẽ thể hiện các hình dạng khác nhau của "các bộ phận chống mài mòn". Các bộ phận này có tác dụng khác nhau nhưng cùng phục vụ một mục đích chung. Nó cũng bao gồm một bản vẽ cho thấy các thành phần được chế tạo từ vật liệu đặc biệt này nằm rải rác trên mặt sau của iPhone.
Hiện tại, vẫn chưa rõ sau bao lâu nữa Apple sẽ áp dụng các công nghệ trong bằng sáng chế lên thế hệ iPhone tương lai.