Thịnh Lê
Well-known member
Mới đây, tại Thanh Đảo (Sơn Đông, Trung Quốc) đã xảy ra trường hợp nữ sinh Tiểu Hạ (đã đổi tên, 14 tuổi) khi đang chăm sóc bà nhập viện bỗng ngưng tim đột ngột. Nguyên nhân được xác định là do thời gian sử dụng điện thoại quá nhiều.
Bố mẹ của cô bé cho hay, trước đó Tiểu Hạ đã rơi vào tình trạng "nghiện" điện thoại. Không chỉ ban ngày mà thậm chí thường xuyên thức quá nửa đêm để chơi. Bởi vậy, bố mẹ đã để cô bé đến viện chăm sóc bà với hy vọng có thể khống chế và giảm bớt thời gian sử dụng thiết bị điện tử của con mình.
Không ngờ rằng, khi đến viện chăm sóc bà, không có sự kiểm soát của bố mẹ, thời gian sử dụng điện thoại của Tiểu Hạ ngày càng tăng. Sau này nhớ lại, cô bé cho hay bản thân đã 81 giờ đồng hồ liên tục sử dụng điện thoại, không hề chợp mắt rồi bất tỉnh lúc nào không hay.
Khi bác sĩ trực ban của bệnh viện phát hiện sự việc, Tiểu Hạ gần như đã ngừng thở, không thấy động mạch chủ. Thậm chí khi nhấn vào ổ mắt không hề có phản ứng. Bác sĩ nhanh chóng xác định cô bé rơi vào tình trạng nguy hiểm - ngưng tim đột ngột.
(Ảnh minh hoạ)
Sau khi khử rung tim và tiến hành hồi sức tim phổi, Tiểu Hạ mới dần có phản ứng lại và phục hồi nhanh chóng. May mắn do đang ở trong bệnh viện và được phát hiện kịp thời, nếu không cô bé đã có khả năng không qua khỏi.
Dù đã qua cơn nguy kịch nhưng các bác sĩ cũng đã khuyên phụ huynh nên đưa trẻ đi làm thêm các xét nghiệm, kiểm tra để đảm bảo an toàn sức khoẻ.
Ngưng tim đột ngột xảy ra khi hệ thống dẫn truyền điện hoạt động của tim trở nên bất thường. Tim đập nhanh một cách nguy hiểm và không cung cấp đủ máu đến nuôi các cơ quan. Trong vài phút đầu tiên, lưu lượng máu lên não giảm mạnh khiến người bệnh bất tỉnh. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Triệu chứng có thể gặp ở ngưng tim đột ngột là cảm giác tim đập nhanh hoặc thấy chóng mặt. Mặc dù vậy, hơn một nửa số trường hợp ngừng tim đột ngột xảy ra mà không có triệu chứng báo trước.
Nếu được tiến hành cấp cứu ngay lập tức, ngưng tim đột ngột do tim hoàn toàn có thể được cứu sống với tiên lượng tốt sau đó. Tỷ lệ sống sót có thể lên tới 90% nếu được điều trị trong những phút đầu tiên sau khi ngừng tim đột ngột và giảm dần sau mỗi phút cấp cứu chậm.
Đối với việc trẻ em thường xuyên thức đêm chơi điện thoại, các chuyên gia cho hay, người lớn trong nhà nhất định phải kiểm soát việc sử dụng các thiết bị điện tử của con cái, đặc biệt là trong kỳ nghỉ, càng phải sắp xếp thời gian ngủ nghỉ hợp lý.
Ngoài ra cũng cần lưu ý, thức đêm trong thời gian dài kể cả không phải để sử dụng điện thoại vẫn sẽ có hại cho sức khỏe. Bởi hầu hết các yếu tố miễn dịch của con người được hình thành khi ngủ. Thời gian dài thức khuya sẽ gây ra các vấn đề cho hệ miễn dịch, khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần suy nhược cùng nhiều căn bệnh khác.
Miễn dịch là một rào cản tự nhiên của cơ thể con người chống lại ung thư. Giảm khả năng miễn dịch đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ mắc ung thư. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận, thức khuya có liên quan chặt chẽ đến việc gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú và ung thư ruột kết.
Bởi vậy, bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ, đều cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt nên tránh thức khuya. Người lớn trong nhà cũng cần làm gương trong vấn đề này, tránh ảnh hưởng đến thói quen của trẻ nhỏ.
Bố mẹ của cô bé cho hay, trước đó Tiểu Hạ đã rơi vào tình trạng "nghiện" điện thoại. Không chỉ ban ngày mà thậm chí thường xuyên thức quá nửa đêm để chơi. Bởi vậy, bố mẹ đã để cô bé đến viện chăm sóc bà với hy vọng có thể khống chế và giảm bớt thời gian sử dụng thiết bị điện tử của con mình.
Không ngờ rằng, khi đến viện chăm sóc bà, không có sự kiểm soát của bố mẹ, thời gian sử dụng điện thoại của Tiểu Hạ ngày càng tăng. Sau này nhớ lại, cô bé cho hay bản thân đã 81 giờ đồng hồ liên tục sử dụng điện thoại, không hề chợp mắt rồi bất tỉnh lúc nào không hay.
Khi bác sĩ trực ban của bệnh viện phát hiện sự việc, Tiểu Hạ gần như đã ngừng thở, không thấy động mạch chủ. Thậm chí khi nhấn vào ổ mắt không hề có phản ứng. Bác sĩ nhanh chóng xác định cô bé rơi vào tình trạng nguy hiểm - ngưng tim đột ngột.
(Ảnh minh hoạ)
Sau khi khử rung tim và tiến hành hồi sức tim phổi, Tiểu Hạ mới dần có phản ứng lại và phục hồi nhanh chóng. May mắn do đang ở trong bệnh viện và được phát hiện kịp thời, nếu không cô bé đã có khả năng không qua khỏi.
Dù đã qua cơn nguy kịch nhưng các bác sĩ cũng đã khuyên phụ huynh nên đưa trẻ đi làm thêm các xét nghiệm, kiểm tra để đảm bảo an toàn sức khoẻ.
Ngưng tim đột ngột xảy ra khi hệ thống dẫn truyền điện hoạt động của tim trở nên bất thường. Tim đập nhanh một cách nguy hiểm và không cung cấp đủ máu đến nuôi các cơ quan. Trong vài phút đầu tiên, lưu lượng máu lên não giảm mạnh khiến người bệnh bất tỉnh. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Triệu chứng có thể gặp ở ngưng tim đột ngột là cảm giác tim đập nhanh hoặc thấy chóng mặt. Mặc dù vậy, hơn một nửa số trường hợp ngừng tim đột ngột xảy ra mà không có triệu chứng báo trước.
Nếu được tiến hành cấp cứu ngay lập tức, ngưng tim đột ngột do tim hoàn toàn có thể được cứu sống với tiên lượng tốt sau đó. Tỷ lệ sống sót có thể lên tới 90% nếu được điều trị trong những phút đầu tiên sau khi ngừng tim đột ngột và giảm dần sau mỗi phút cấp cứu chậm.
Đối với việc trẻ em thường xuyên thức đêm chơi điện thoại, các chuyên gia cho hay, người lớn trong nhà nhất định phải kiểm soát việc sử dụng các thiết bị điện tử của con cái, đặc biệt là trong kỳ nghỉ, càng phải sắp xếp thời gian ngủ nghỉ hợp lý.
Ngoài ra cũng cần lưu ý, thức đêm trong thời gian dài kể cả không phải để sử dụng điện thoại vẫn sẽ có hại cho sức khỏe. Bởi hầu hết các yếu tố miễn dịch của con người được hình thành khi ngủ. Thời gian dài thức khuya sẽ gây ra các vấn đề cho hệ miễn dịch, khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần suy nhược cùng nhiều căn bệnh khác.
Miễn dịch là một rào cản tự nhiên của cơ thể con người chống lại ung thư. Giảm khả năng miễn dịch đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ mắc ung thư. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận, thức khuya có liên quan chặt chẽ đến việc gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú và ung thư ruột kết.
Bởi vậy, bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ, đều cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt nên tránh thức khuya. Người lớn trong nhà cũng cần làm gương trong vấn đề này, tránh ảnh hưởng đến thói quen của trẻ nhỏ.