Thanh Thúy
Well-known member
Năm 2024, Trường ĐH Mở TP.HCM tuyển sinh theo 4 phương thức. Đáng chú ý, năm nay trường tuyển sinh 4 ngành mới bậc ĐH.
Năm nay, Trường ĐH Mở TP.HCM dự kiến dành 20% chỉ tiêu xét điểm các kỳ thi đánh giá năng lực
NGỌC DƯƠNG
Năm 2024, Trường ĐH Mở TP.HCM dự kiến có 3 nhóm phương thức tuyển sinh gồm: các phương thức tuyển sinh theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT, nhóm tuyển sinh theo kế hoạch của trường và nhóm xét điểm các kỳ thi đánh giá năng lực. Thạc sĩ Trần Lê Trọng Phúc, Phó trưởng phòng Đào tạo, cho biết năm nay trường dự kiến tuyển sinh 4 ngành mới gồm: bảo hiểm, công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo và kiểm toán chất lượng cao.
Nhóm 1 là các phương thức xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT, áp dụng cho 40% chỉ tiêu, gồm 2 phương thức xét tuyển:
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của trường và Bộ GD-ĐT.
Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Nhóm 2 là các phương thức theo kế hoạch xét tuyển riêng của trường (áp dụng cho 40% chỉ tiêu). Các phương thức xét tuyển theo thứ tự ưu tiên được quy định trong đề án riêng của trường.
Phương thức 1: Ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh có bằng tú tài quốc tế (IB) điểm từ 26; Chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm khảo thí ĐH Cambridge (Anh) theo điểm 3 môn thi (trở lên) đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ C trở lên; Kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Mỹ) đạt điểm từ 1.100/1.600.
Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi THPT theo thứ tự: Học sinh giỏi các trường THPT chuyên/trường THPT trọng điểm (gọi tắt nhóm 1) có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo quy định; học sinh giỏi THPT còn lại (gọi tắt nhóm 2) có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo quy định; học sinh giỏi THPT các trường THPT chuyên/trường THPT trọng điểm; học sinh giỏi THPT còn lại.
Phương thức 3: Ưu tiên xét tuyển kết quả học bạ THPT có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Phương thức 4: Xét tuyển học bạ THPT.
Năm 2024, Trường ĐH Mở TP.HCM dự kiến tuyển sinh 4 ngành mới gồm: bảo hiểm, công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo và kiểm toán chất lượng cao
TNO
Nhóm 3 là phương thức xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực với 20% chỉ tiêu. Theo đó, trường xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH trên máy tính năm 2024 của các trường có ký kết cùng Trường ĐH Mở TP.HCM.
Năm 2023, 4 trường ĐH tại TP.HCM đã ký kết công nhận và sử dụng kết quả 2 kỳ thi đánh giá năng lực riêng trên máy tính do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM và Trường ĐH Sài Gòn tổ chức. Cụ thể gồm: Trường ĐH Tài chính-Marketing, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Mở TP.HCM và Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM. Theo đó, các trường cùng thống nhất công nhận và sử dụng kết quả 2 kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH để xét tuyển. Hai kỳ thi có sự tương đồng về cách thức tổ chức, cấu trúc bài thi, cùng được thực hiện trên máy tính.
Năm 2023, điểm chuẩn Trường ĐH Mở TP.HCM phương thức xét tuyển học sinh giỏi của một số ngành lấy từ mức 28 trở lên như: marketing, kinh doanh quốc tế.
Năm nay, Trường ĐH Mở TP.HCM dự kiến dành 20% chỉ tiêu xét điểm các kỳ thi đánh giá năng lực
NGỌC DƯƠNG
Năm 2024, Trường ĐH Mở TP.HCM dự kiến có 3 nhóm phương thức tuyển sinh gồm: các phương thức tuyển sinh theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT, nhóm tuyển sinh theo kế hoạch của trường và nhóm xét điểm các kỳ thi đánh giá năng lực. Thạc sĩ Trần Lê Trọng Phúc, Phó trưởng phòng Đào tạo, cho biết năm nay trường dự kiến tuyển sinh 4 ngành mới gồm: bảo hiểm, công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo và kiểm toán chất lượng cao.
Nhóm 1 là các phương thức xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD-ĐT, áp dụng cho 40% chỉ tiêu, gồm 2 phương thức xét tuyển:
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của trường và Bộ GD-ĐT.
Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Nhóm 2 là các phương thức theo kế hoạch xét tuyển riêng của trường (áp dụng cho 40% chỉ tiêu). Các phương thức xét tuyển theo thứ tự ưu tiên được quy định trong đề án riêng của trường.
Phương thức 1: Ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh có bằng tú tài quốc tế (IB) điểm từ 26; Chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm khảo thí ĐH Cambridge (Anh) theo điểm 3 môn thi (trở lên) đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ C trở lên; Kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT (Scholastic Assessment Test, Mỹ) đạt điểm từ 1.100/1.600.
Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi THPT theo thứ tự: Học sinh giỏi các trường THPT chuyên/trường THPT trọng điểm (gọi tắt nhóm 1) có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo quy định; học sinh giỏi THPT còn lại (gọi tắt nhóm 2) có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế theo quy định; học sinh giỏi THPT các trường THPT chuyên/trường THPT trọng điểm; học sinh giỏi THPT còn lại.
Phương thức 3: Ưu tiên xét tuyển kết quả học bạ THPT có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Phương thức 4: Xét tuyển học bạ THPT.
Năm 2024, Trường ĐH Mở TP.HCM dự kiến tuyển sinh 4 ngành mới gồm: bảo hiểm, công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo và kiểm toán chất lượng cao
TNO
Nhóm 3 là phương thức xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực với 20% chỉ tiêu. Theo đó, trường xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM và kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH trên máy tính năm 2024 của các trường có ký kết cùng Trường ĐH Mở TP.HCM.
Năm 2023, 4 trường ĐH tại TP.HCM đã ký kết công nhận và sử dụng kết quả 2 kỳ thi đánh giá năng lực riêng trên máy tính do Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM và Trường ĐH Sài Gòn tổ chức. Cụ thể gồm: Trường ĐH Tài chính-Marketing, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Mở TP.HCM và Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM. Theo đó, các trường cùng thống nhất công nhận và sử dụng kết quả 2 kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH để xét tuyển. Hai kỳ thi có sự tương đồng về cách thức tổ chức, cấu trúc bài thi, cùng được thực hiện trên máy tính.
Năm 2023, điểm chuẩn Trường ĐH Mở TP.HCM phương thức xét tuyển học sinh giỏi của một số ngành lấy từ mức 28 trở lên như: marketing, kinh doanh quốc tế.