Hải Vy
Well-known member
Ngày Nhân đi, bóng má chấp chới ngoài bến sông. Nhân không biết má khóc hay cười tiễn con bởi cái nắng khiến mặt bà hơi nhăn, khuôn miệng chệch qua một bên.
Xe tới bến lúc 3 giờ rưỡi sáng. Còn quá sớm cho ngày mới. Anh lơ nhảy phốc xuống đất, hỏi Nhân về đâu, giờ ni khó kiếm xe ôm rồi chỉ cái quán leo lét biểu ra ngồi nghỉ mệt chờ tới hừng đông. Nhân nhìn quanh, trộm nghĩ, chu choa, 11 năm rồi vẫn y rứa. Từ thành phố đang sống, Nhân phải ngồi máy bay về thành phố gần thị trấn nhất để bắt chuyến xe đò hăng hắc mùi hành tỏi này. Nhưng điểm đến cuối hãy còn một quãng nữa.
Ánh sáng hắt ra từ quán nước trước cổng bến xe phập phù. Chị chủ quán, miệng he hé, đầu bật ngửa sau thành ghế ngủ ngon lành. Nhân nghiêng người nhìn chị, cố nhớ coi gương mặt có từng quen mà đành tặc lưỡi. Đúng lúc Nhân ngẩn ngơ không biết nên gọi hay làm thinh thì chị chủ bật đứng dậy rối rít mời khách ngồi, đọc một loạt món trong thực đơn của quán. “Có trà gạo lứt, bánh sắn nhưn đậu đen, cô ăn thử hỉ? Cần xe xí nữa tui gọi ông Bảy Đò cho, nhà ổng bên tê” - chị phấn khởi đề thêm, hất mặt qua bên kia đường. Nhân khẽ cười, tỏ ý cảm ơn. Cô gọi một ly trà gạo lứt.
Trà chị chủ pha nóng và thơm. Chị vồn vã: “Tui mua chè xanh dưới làng, ngay trên đồi. Gạo lứt thì lên núi, chỗ đồng bào. Mọi thứ đều thiệt quê. Những đoạn nớ mấy năm trước hoang vắng lạnh người mà chừ bạt ngàn xanh. Biết bao lượt trai trẻ bỏ xứ đi, chừ lại quay về lập nghiệp”. Chị chủ lại tiếp, như để qua cơn buồn ngủ, mặc kệ Nhân có lắng nghe hay không: “Lớp trẻ xứ ni đang làm được nhiều thứ, kéo theo khách du lịch, như thằng Hùng dưới Gò Gieo. Hắn mới 35 tuổi”.
Cái tên khiến tim Nhân thình lình quặn lại.
Kéo tới lượt gàu thứ bảy, Nhân ngồi thụp xuống bên thành giếng, bưng mặt rủa thầm: “Cái xứ chi mà tới một giọt nước trong cũng hiếm, biểu răng người ta sống nổi”. “Răng người ta sống nổi”, hồi bỏ nhà đi, anh Hai thả lại câu ni. Nhân đã thở dài trách anh nông cạn. Ba má nuôi mình tới chừng ni được, kiểu chi mình không sống được. Rứa rồi tới lượt mình, sau bao nhiêu bận hết chạy lụt rã rời tới cạn khô trí lực vì hạn, Nhân cay đắng nghĩ quyết định trở về sau khi tốt nghiệp đại học là sai lầm.
***
Ngày Nhân đi, bóng má chấp chới ngoài bến sông. Nhân không biết má khóc hay cười tiễn con bởi cái nắng khiến mặt bà hơi nhăn, khuôn miệng chệch qua một bên. Bữa trước, má lui cui dưới bếp quết lá gai gói bánh, nói để Nhân cầm theo chớ vô thành phố thèm, tội. Nhân càm ràm, má làm chi cho cực, trong nớ không thiếu thứ chi mô. Rứa mà má đâu chịu, bà đi bứt lá gai, kéo cối đá xay nếp, đãi đậu xanh, nạo dừa, tay làm, miệng nói một tỷ lời bâng quơ: “Bữa ni lá gai xanh um ngon kinh”, “Chừng ni nếp chắc được vài chục bánh”, “Mấy buồng chuối trong vườn bác Sáu lủ khủ trái”. Duy mấy câu từng thủ thỉ với anh Hai, có vẻ là trọng tâm, thì má không lặp lại: “Vô trong nớ, má sợ bây cực”, “Ở nhà đi con, má có chi bây ăn nấy”… Hẳn má biết từ kinh nghiệm lần trước, quyết tâm, tự nó đã chặn đứng mọi lời khuyên.
***
“Chừ cổ biết chắc hối hận hung”, chị chủ quán thình lình lên tiếng, kéo Nhân khỏi vòng nhớ miên man. “Nghe đâu, hồi xưa, thằng Hùng có quen một cô, mà rồi cổ chê hắn nghèo, bỏ đi một nước. Cô nớ coi bộ ghê gớm, bỏ đi y rằng thằng Hùng điên điên dại dại hết mấy năm”.
Chuyện mình nghe từ miệng người luôn lạ lẫm và có cảm giác kỳ cục, dù Nhân đã nếm trải nhiều lần. Nhà Hùng dưới chân đồi. Nhân ở gần bến sông. Hai đứa cùng tuổi, học chung lớp từ cấp I tới hết cấp III. Hùng trầm tính còn Nhân luôn bị quở tính y như con trai, không trèo cây hái trứng cá thì cũng đi kiếm hột bời lời bắn ống thụt cả ngày. Có lần Nhân rủ trốn học lên đồi hái sim ăn, Hùng lắc đầu: “Ba tau quýnh chết, để ít bữa được nghỉ hè rồi đi”. Nhân chu môi: “Con trai chi mà nhát thấy ớn”.
12 năm chung lớp, chung đường, Hùng đi cùng Nhân qua hết thời nhỏ dại nông nổi với đủ trò nghịch ngợm mà cô bày ra. Bác Sáu, má Hùng, trồng nhiều mít mật quanh nhà. Độ tháng Tư, tháng Năm, mít chín đầy cây, bà xẻ múi xếp vô nong đặt trên mái tranh phơi cho khô rồi chở lên chợ thị trấn bán. Trẻ làng mê thôi rồi, cứ xúi đi trộm. Nhân canh me lúc cả nhà Hùng ra nà bắp, bắc thang trèo lên bốc một nhúm, ăn vô ôm bụng quằn quại hết ngày. Hùng thở hắt ra: “Nhà tau còn mấy thẩu, đã biểu xin má tau cho mà không nghe. Mít mới héo héo rứa, ăn đau bụng chết chừ”. Nhân cười khanh khách, chọc Hùng: “Đồ ăn trộm mới ngon”.
Mấy bận lụt, nhà Nhân ngập quá nóc, phải chạy lên đồi tránh tạm. Ba Hùng và mấy chú, mấy anh quơ hết bạt, sào tre, mớ tranh dự trữ cất lều, phụ nữ chia nhau nấu nướng. Bữa cơm ngày lụt luôn luôn là mắm cái, cá chuồn thính. Thấy Hùng ăn ngon lành, đẩy hết phần khô cá cơm kho hiếm hoi cho mình, Nhân nhăn mặt, “Răng mi ưng cá chuồn thính kinh rứa Hùng, tau ngán muốn chết. Cá gì mà mặn chát”. Hùng cười cười, nói thì rứa thôi chớ có chi mô, hỏi miết. Mãi về sau, Nhân mới biết Hùng nhường Nhân, chớ kỳ thực Hùng không quen ăn mặn.
Cái quãng ấu thơ miệt mài bụi mù in trọn trong tâm khảm Nhân thành một bức vẽ ít nhiều thơ mộng. Mà, “Đời kiếm đâu ra thơ mộng”, anh Hai khịt mũi kết luận gọn hơ sau lần khắp lượt nà bắp của làng trôi tuột vô miệng thủy thần, nhanh tới độ chưa đủ thời gian để mình và một vốc cơm, “Tới hy vọng còn mòn xỉn của người ta cũng bào luôn”. Anh nhảy xe đò vô thành phố, ngày bốc vác, đêm kéo xe trong chợ hải sản, tích cóp miệt mài rồi lấy vợ. Chị dâu cũng người quê, khác làng, đi làm cho xí nghiệp may.
Cầm tấm bằng cử nhân kinh tế, Nhân chạy quanh thị trấn cách làng mấy chục cây số, hoang mang không biết mình hợp chỗ nào hay có lẽ mình chẳng thuộc về đâu. Cũng như anh Hai, thiết tha được gần má, gần Hùng rơi rụng dần. Nhân thấy mệt và chán tới tận cổ những đậu và bắp, quẩn quanh được mùa mất giá, được giá mất mùa và lụt triền miên. Hồi Nhân còn nhỏ, mỗi năm lụt một, hai lần là nhiều. Về sau, tụi lụt bỏ luôn cái lệ ngắt quãng chút cho người ta thở, chúng tới liên tục, bận ni qua bận tê, đất đá còn mệt nữa là người. Nhân nối gót anh dù nhiều phần day dứt. Má chỉ còn lại một mình. Ba Nhân, hồi lâu lắc rồi, vì một mùa hạn ngắc ngoải, cầm gàu xuống giếng làng múc hoài không đầy thùng nước mà bỏ lên xứ núi đào vàng rồi không bao giờ quay trở lại. Nhân quyết ra đi còn do Hùng nữa. “Tụi mình cùng đi hỉ?” - Nhân đã đánh bạo hỏi nhưng Hùng lắc đầu. Hùng cười mà lòng Nhân buồn muốn khóc: “Xin lỗi Nhân, Hùng thương quê mình”. Trời ơi, rứa mà Nhân đinh ninh Hùng thương Nhân kia.
***
“Trà chị pha lạ kinh” - Nhân nói với chị chủ câu đầu tiên. Được lời, chị xáp lại ngồi xuống chiếc ghế đối diện: “Thằng Hùng chỉ cách đó cô. Tui mua chè xanh với mấy thứ đậu của hắn, Hùng chỉ ngược lại mình phương cách mần ăn. Thằng nớ sống được, kỹ sư nông nghiệp nghe. Bởi tui mới nói, cái cô người yêu cũ của nó chắc chừ tiếc run”. Hai chữ “tiếc run” của chị khiến Nhân bật cười thành tiếng.
Thành phố đón Nhân trong nhịp hối hả ngày và đêm. Đã từng học đại học xa nhà, lại thêm có anh Hai nơi đó, Nhân không quá bỡ ngỡ. Cô hòa nhập rất nhanh, bắt đầu chân nhân viên quèn quảng bá mỹ phẩm, leo dần tới vị trí quản lý. 11 năm phơi tâm trí trong các phòng nghiên cứu, phòng họp, trung tâm thương mại, Nhân bắt mình bận rộn, như má vào ngày cô đi. Mỗi lần gọi điện thoại về, Nhân hay khoe kiếm được nhiều tiền, đã vậy lại còn nhiều anh trai đẹp và giàu theo đuổi.
Má chừng như không mảy may quan tâm quãng vui đó của Nhân. Bà cũng từ chối hùa theo cái điệu rổn rảng rõ ràng gượng gạo của con gái mình, chỉ thủng thẳng: “Ráng khỏe nghe con. Chừng mô rảnh hay mệt thì về với má”. Nhân không rảnh. Công việc dồn ứ, cô cuống cuồng chạy theo nó, như thể không có mình công ty sẽ sập tới nơi. Mỗi dịp lễ, tết, Nhân gởi nhiều quà, từ bánh mứt tới quần áo, giày dép, cả tiền; tự an ủi có vợ chồng anh Hai về chơi rồi, má sẽ không buồn đâu. Có bữa nhớ má quá, Nhân cù cưa năn nỉ anh Hai đưa bà vô phố. Được vài ngày, má đã giãy nảy đòi về: “Mộ ba bây không hương khói ổng lạnh. Rồi thì nà bắp, nà đậu ai coi chừng”. “Mộ gió thôi mà má lo kinh rứa” - Nhân hối hận ngay từ những chữ đầu tiên thốt ra. Từ dạo đó, hai má con ít nói chuyện điện thoại. Lời hẹn “trở về” cũng mù mịt theo. Nhân quay quắt tiếc một thứ gì đó không thật rõ ràng, chỉ biết phố đông người mà đi hoài vẫn thấy như chỉ có một mình.
***
“Bến xe tối thiệt” - Nhân đánh trống lảng sang chuyện khác. Chị chủ đặt lên bàn một rổ tre đầy ắp bánh ít lá gai, nói tặng Nhân ăn chơi: “Chừng tháng nữa người ta lắp đèn đóm. Cái chi cũng phải từ từ rồi sẽ thay da đổi thịt. Như chỗ ni về mấy làng dưới, xưa toàn đường đất, lầy lội khiếp, chừ bê tông hết trơn”. Mấy câu sau không lọt tới tai Nhân. Cô đang tê người, cảm giác vừa có luồng điện chạy dọc sống lưng: “Bánh chị gói hả?”. “Tui lấy chỗ thằng Hùng. Bán được lắm cô, người phương xa họ ưng. Đợt ni do dịch bệnh nên vắng khách du lịch, chớ thường ngày họ về đông để xuống làng tham quan.
Ai mà ngờ, như làng Sim, làng Đậu, chợ Củi, xuôi Hòn Kẽm một trời hoang vu, không giữ nổi tụi con gái và con trai, trừ thằng Hùng, chừ đâu đâu cũng nghe trầm trồ cảnh đẹp, đồ ăn ngon. Ngay như chuyện giữ trâu, giữ bò, tụi nhỏ ngán muốn chết, chừ mấy ông khách Tây lại mê hung, đòi đi giữ còn trả tiền cho chủ trâu nữa. Xứ ni là rứa đó cô, lụt lội trôi nhà, trôi đất, hạn trơ gốc rạ thì kệ. Qua tai ương, mọi người lại hồ hởi trỉa đậu, trỉa bắp, xạ lúa, đan giỏ mây bán. Sáng ra cô xuống dưới nớ thì biết. Má chồng tui thường nói, đời người hay đời quê cũng như con đường, có khúc thẳng, có khúc gồ ghề lên xuống, đi trọn sẽ thấm rằng sống như rứa mới đáng.
Ủa, đang nói chuyện bánh ít lá gai mà. Tui lấy mỗi thứ một ít, trà nề, bánh đậu đen nề, gạo lứt rang nề, viên nghệ mật ong nề, chỗ thằng Hùng cái chi cũng có. Cái vụ mời khách Tây đi giữ trâu là ý tưởng của nó đó. Nguyên một vùng vài năm trước chặt lúa trồng keo, Hùng thì ngược lại, hắn hì hụi như trâu, rứa mà thành. Chừ, người Gò Gieo chỗ hắn đã quay lại với nà với đậu rồi cô tề. Bánh ít ni là của má cô người yêu cũ Hùng gói, dẻo quẹo, ngọt thanh chớ không ngấy, nói chung là ngon hết biết tả. Con gái người ta bỏ mình rồi mà hắn còn tình nghĩa ghê” - chị chủ lại làm một tràng.
Tên Gò Gieo có từ bao giờ, ngay cả những người già của làng cũng ngắc ngứ. Nhân thắc mắc, má hay háy mắt cười: “Làng mình quen gieo trồng, chắc vì rứa mà thành tên”. Dù chính quyền đã đặt một cái tên mới mỹ miều sáng láng hơn, Mỹ Hà, người làng vẫn một Gò Gieo, hai Gò Gieo. Đúng như lời chị chủ, tai ương đâu quật nổi người làng. Nà rớt sông thì xích vô trong xí rồi mùa lại phơi phới xanh. Nhà sụp, chờ nước rút dựng lại. Nước giếng làng dù trong dù đục, Nhân cũng đã uống nó mà lớn lên. Ngoài bến sông, sau mưa gió tơi bời là bao nhiêu buổi sớm chiều má con Nhân cặm cụi trỉa bắp, trỉa đậu, cười vang mỗi khi ông Chín chèo ghe ghé ngang đổi cá lấy gạo.
Tuần rồi, cả công ty nháo nhào trước tin Nhân nộp đơn thôi việc đúng ngày cô nhận quyết định ngồi vào ghế giám đốc chiến lược - vị trí mơ ước của biết bao người, trong đó Nhân đã từng. Nhân lại trở thành tâm điểm của những lời bàn tán. Cô ôm thùng giấy đựng mớ giấy tờ, vài cuốn sách dọn khỏi bàn làm việc bước đi dứt khoát. Khi cánh cửa kính im lìm mở ra, Nhân nhẹ cả người, nghĩ, à, thì ra sau 11 năm, đây là tất cả những gì mình có. Nhân và Tường chia tay sau ba năm hẹn hò.
Vị trí ngon lành ấy chẳng phải vì Nhân giỏi như cô tin vậy mà bởi có bàn tay can thiệp của Tường. Anh nói, chỗ ngồi đó sẽ thuận lợi cho hai đứa cưới nhau: “Em biết mà, chị, em dâu nhà anh ai cũng…”. Nhân dứt ra lặng lẽ, thậm chí không có lấy một lời cãi vã. Những ngày ngồi tựa lưng chèo queo trong căn chung cư phố, Nhân băn khoăn, hay là rút toàn bộ số tiền tiết kiệm chơi lớn bằng một chuyến du lịch Mỹ sang xịn rồi ra sao thì ra. “Thay vì đi Đông đi Tây, mi qua đây với tau” - cô bạn cùng lớp đại học, chừ làm công tác thanh niên, nhắn. Nhân uể oải đứng dậy, lết tấm thân mỏi mệt, ừ, thì đi cho hết tháng ngày.
Tưởng đâu xa xôi, hóa ra cô bạn kéo Nhân tới một khu vườn, dúi vô tay bịch hạt, biểu gieo, chừng hết mới được về. Chỗ đất vốn là vùng quy hoạch treo, lâu dần thành bãi rác, ngập ngụa hàng đống thứ linh tinh nặng mùi. Đơn vị bạn xin phép chính quyền đứng ra dọn dẹp, dựng giàn gieo hạt mồng tơi, bí đỏ, đậu bắp, đậu rồng, đậu ván, đậu đen… tạo nên điểm tham quan trải nghiệm nông nghiệp xanh cho học sinh và khách du lịch, cam kết khi dự án khởi công thì trả lại ngay. Ôm bịch hạt giống đứng dưới vòm trời xanh thẳm, bờ vai Nhân run lên. Cô khóc.
***
“Chị gọi bác Bảy Đò giúp em” - trời vừa tảng sáng, Nhân ngỏ lời nhờ. Chị chủ gật đầu lia lịa, chạy vô trong lấy điện thoại: “Rứa cô về làng mô? Nghe giọng cô răng giống người xứ mình rứa hè?”. Có vẻ vẫn còn nhiều điều muốn nói, chị quay ngoắt đối diện Nhân: “Chừ thằng Hùng vẫn còn ở vậy, cô thấy kỳ cục chưa? Xứ ni có mình hắn 35 tuổi đầu còn ế. Không biết mặt mũi cô kia ra răng mà làm khổ con người ta kinh rứa”. Nhân tính nói em người Gò Gieo, con gái bà Mười gói bánh ít cho chị đó mà rồi làm thinh, nhủ lòng còn gặp nhau dài dài nên nhoẻn miệng cười, gật đầu cảm ơn chị chủ.
Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán: Samsung Galaxy Z Flip 5 256G: 15.990.00 đ
Mua ngay:https://tabletplaza.vn/dien-thoai/samsung-galaxy-z-flip5-256gb/
Liên hệ: 0947.711.881 (Zalo và Whatsapp)
Xe tới bến lúc 3 giờ rưỡi sáng. Còn quá sớm cho ngày mới. Anh lơ nhảy phốc xuống đất, hỏi Nhân về đâu, giờ ni khó kiếm xe ôm rồi chỉ cái quán leo lét biểu ra ngồi nghỉ mệt chờ tới hừng đông. Nhân nhìn quanh, trộm nghĩ, chu choa, 11 năm rồi vẫn y rứa. Từ thành phố đang sống, Nhân phải ngồi máy bay về thành phố gần thị trấn nhất để bắt chuyến xe đò hăng hắc mùi hành tỏi này. Nhưng điểm đến cuối hãy còn một quãng nữa.
|
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock |
Trà chị chủ pha nóng và thơm. Chị vồn vã: “Tui mua chè xanh dưới làng, ngay trên đồi. Gạo lứt thì lên núi, chỗ đồng bào. Mọi thứ đều thiệt quê. Những đoạn nớ mấy năm trước hoang vắng lạnh người mà chừ bạt ngàn xanh. Biết bao lượt trai trẻ bỏ xứ đi, chừ lại quay về lập nghiệp”. Chị chủ lại tiếp, như để qua cơn buồn ngủ, mặc kệ Nhân có lắng nghe hay không: “Lớp trẻ xứ ni đang làm được nhiều thứ, kéo theo khách du lịch, như thằng Hùng dưới Gò Gieo. Hắn mới 35 tuổi”.
Cái tên khiến tim Nhân thình lình quặn lại.
Kéo tới lượt gàu thứ bảy, Nhân ngồi thụp xuống bên thành giếng, bưng mặt rủa thầm: “Cái xứ chi mà tới một giọt nước trong cũng hiếm, biểu răng người ta sống nổi”. “Răng người ta sống nổi”, hồi bỏ nhà đi, anh Hai thả lại câu ni. Nhân đã thở dài trách anh nông cạn. Ba má nuôi mình tới chừng ni được, kiểu chi mình không sống được. Rứa rồi tới lượt mình, sau bao nhiêu bận hết chạy lụt rã rời tới cạn khô trí lực vì hạn, Nhân cay đắng nghĩ quyết định trở về sau khi tốt nghiệp đại học là sai lầm.
***
Ngày Nhân đi, bóng má chấp chới ngoài bến sông. Nhân không biết má khóc hay cười tiễn con bởi cái nắng khiến mặt bà hơi nhăn, khuôn miệng chệch qua một bên. Bữa trước, má lui cui dưới bếp quết lá gai gói bánh, nói để Nhân cầm theo chớ vô thành phố thèm, tội. Nhân càm ràm, má làm chi cho cực, trong nớ không thiếu thứ chi mô. Rứa mà má đâu chịu, bà đi bứt lá gai, kéo cối đá xay nếp, đãi đậu xanh, nạo dừa, tay làm, miệng nói một tỷ lời bâng quơ: “Bữa ni lá gai xanh um ngon kinh”, “Chừng ni nếp chắc được vài chục bánh”, “Mấy buồng chuối trong vườn bác Sáu lủ khủ trái”. Duy mấy câu từng thủ thỉ với anh Hai, có vẻ là trọng tâm, thì má không lặp lại: “Vô trong nớ, má sợ bây cực”, “Ở nhà đi con, má có chi bây ăn nấy”… Hẳn má biết từ kinh nghiệm lần trước, quyết tâm, tự nó đã chặn đứng mọi lời khuyên.
***
“Chừ cổ biết chắc hối hận hung”, chị chủ quán thình lình lên tiếng, kéo Nhân khỏi vòng nhớ miên man. “Nghe đâu, hồi xưa, thằng Hùng có quen một cô, mà rồi cổ chê hắn nghèo, bỏ đi một nước. Cô nớ coi bộ ghê gớm, bỏ đi y rằng thằng Hùng điên điên dại dại hết mấy năm”.
Chuyện mình nghe từ miệng người luôn lạ lẫm và có cảm giác kỳ cục, dù Nhân đã nếm trải nhiều lần. Nhà Hùng dưới chân đồi. Nhân ở gần bến sông. Hai đứa cùng tuổi, học chung lớp từ cấp I tới hết cấp III. Hùng trầm tính còn Nhân luôn bị quở tính y như con trai, không trèo cây hái trứng cá thì cũng đi kiếm hột bời lời bắn ống thụt cả ngày. Có lần Nhân rủ trốn học lên đồi hái sim ăn, Hùng lắc đầu: “Ba tau quýnh chết, để ít bữa được nghỉ hè rồi đi”. Nhân chu môi: “Con trai chi mà nhát thấy ớn”.
12 năm chung lớp, chung đường, Hùng đi cùng Nhân qua hết thời nhỏ dại nông nổi với đủ trò nghịch ngợm mà cô bày ra. Bác Sáu, má Hùng, trồng nhiều mít mật quanh nhà. Độ tháng Tư, tháng Năm, mít chín đầy cây, bà xẻ múi xếp vô nong đặt trên mái tranh phơi cho khô rồi chở lên chợ thị trấn bán. Trẻ làng mê thôi rồi, cứ xúi đi trộm. Nhân canh me lúc cả nhà Hùng ra nà bắp, bắc thang trèo lên bốc một nhúm, ăn vô ôm bụng quằn quại hết ngày. Hùng thở hắt ra: “Nhà tau còn mấy thẩu, đã biểu xin má tau cho mà không nghe. Mít mới héo héo rứa, ăn đau bụng chết chừ”. Nhân cười khanh khách, chọc Hùng: “Đồ ăn trộm mới ngon”.
Mấy bận lụt, nhà Nhân ngập quá nóc, phải chạy lên đồi tránh tạm. Ba Hùng và mấy chú, mấy anh quơ hết bạt, sào tre, mớ tranh dự trữ cất lều, phụ nữ chia nhau nấu nướng. Bữa cơm ngày lụt luôn luôn là mắm cái, cá chuồn thính. Thấy Hùng ăn ngon lành, đẩy hết phần khô cá cơm kho hiếm hoi cho mình, Nhân nhăn mặt, “Răng mi ưng cá chuồn thính kinh rứa Hùng, tau ngán muốn chết. Cá gì mà mặn chát”. Hùng cười cười, nói thì rứa thôi chớ có chi mô, hỏi miết. Mãi về sau, Nhân mới biết Hùng nhường Nhân, chớ kỳ thực Hùng không quen ăn mặn.
Cái quãng ấu thơ miệt mài bụi mù in trọn trong tâm khảm Nhân thành một bức vẽ ít nhiều thơ mộng. Mà, “Đời kiếm đâu ra thơ mộng”, anh Hai khịt mũi kết luận gọn hơ sau lần khắp lượt nà bắp của làng trôi tuột vô miệng thủy thần, nhanh tới độ chưa đủ thời gian để mình và một vốc cơm, “Tới hy vọng còn mòn xỉn của người ta cũng bào luôn”. Anh nhảy xe đò vô thành phố, ngày bốc vác, đêm kéo xe trong chợ hải sản, tích cóp miệt mài rồi lấy vợ. Chị dâu cũng người quê, khác làng, đi làm cho xí nghiệp may.
Cầm tấm bằng cử nhân kinh tế, Nhân chạy quanh thị trấn cách làng mấy chục cây số, hoang mang không biết mình hợp chỗ nào hay có lẽ mình chẳng thuộc về đâu. Cũng như anh Hai, thiết tha được gần má, gần Hùng rơi rụng dần. Nhân thấy mệt và chán tới tận cổ những đậu và bắp, quẩn quanh được mùa mất giá, được giá mất mùa và lụt triền miên. Hồi Nhân còn nhỏ, mỗi năm lụt một, hai lần là nhiều. Về sau, tụi lụt bỏ luôn cái lệ ngắt quãng chút cho người ta thở, chúng tới liên tục, bận ni qua bận tê, đất đá còn mệt nữa là người. Nhân nối gót anh dù nhiều phần day dứt. Má chỉ còn lại một mình. Ba Nhân, hồi lâu lắc rồi, vì một mùa hạn ngắc ngoải, cầm gàu xuống giếng làng múc hoài không đầy thùng nước mà bỏ lên xứ núi đào vàng rồi không bao giờ quay trở lại. Nhân quyết ra đi còn do Hùng nữa. “Tụi mình cùng đi hỉ?” - Nhân đã đánh bạo hỏi nhưng Hùng lắc đầu. Hùng cười mà lòng Nhân buồn muốn khóc: “Xin lỗi Nhân, Hùng thương quê mình”. Trời ơi, rứa mà Nhân đinh ninh Hùng thương Nhân kia.
***
“Trà chị pha lạ kinh” - Nhân nói với chị chủ câu đầu tiên. Được lời, chị xáp lại ngồi xuống chiếc ghế đối diện: “Thằng Hùng chỉ cách đó cô. Tui mua chè xanh với mấy thứ đậu của hắn, Hùng chỉ ngược lại mình phương cách mần ăn. Thằng nớ sống được, kỹ sư nông nghiệp nghe. Bởi tui mới nói, cái cô người yêu cũ của nó chắc chừ tiếc run”. Hai chữ “tiếc run” của chị khiến Nhân bật cười thành tiếng.
Thành phố đón Nhân trong nhịp hối hả ngày và đêm. Đã từng học đại học xa nhà, lại thêm có anh Hai nơi đó, Nhân không quá bỡ ngỡ. Cô hòa nhập rất nhanh, bắt đầu chân nhân viên quèn quảng bá mỹ phẩm, leo dần tới vị trí quản lý. 11 năm phơi tâm trí trong các phòng nghiên cứu, phòng họp, trung tâm thương mại, Nhân bắt mình bận rộn, như má vào ngày cô đi. Mỗi lần gọi điện thoại về, Nhân hay khoe kiếm được nhiều tiền, đã vậy lại còn nhiều anh trai đẹp và giàu theo đuổi.
Má chừng như không mảy may quan tâm quãng vui đó của Nhân. Bà cũng từ chối hùa theo cái điệu rổn rảng rõ ràng gượng gạo của con gái mình, chỉ thủng thẳng: “Ráng khỏe nghe con. Chừng mô rảnh hay mệt thì về với má”. Nhân không rảnh. Công việc dồn ứ, cô cuống cuồng chạy theo nó, như thể không có mình công ty sẽ sập tới nơi. Mỗi dịp lễ, tết, Nhân gởi nhiều quà, từ bánh mứt tới quần áo, giày dép, cả tiền; tự an ủi có vợ chồng anh Hai về chơi rồi, má sẽ không buồn đâu. Có bữa nhớ má quá, Nhân cù cưa năn nỉ anh Hai đưa bà vô phố. Được vài ngày, má đã giãy nảy đòi về: “Mộ ba bây không hương khói ổng lạnh. Rồi thì nà bắp, nà đậu ai coi chừng”. “Mộ gió thôi mà má lo kinh rứa” - Nhân hối hận ngay từ những chữ đầu tiên thốt ra. Từ dạo đó, hai má con ít nói chuyện điện thoại. Lời hẹn “trở về” cũng mù mịt theo. Nhân quay quắt tiếc một thứ gì đó không thật rõ ràng, chỉ biết phố đông người mà đi hoài vẫn thấy như chỉ có một mình.
***
“Bến xe tối thiệt” - Nhân đánh trống lảng sang chuyện khác. Chị chủ đặt lên bàn một rổ tre đầy ắp bánh ít lá gai, nói tặng Nhân ăn chơi: “Chừng tháng nữa người ta lắp đèn đóm. Cái chi cũng phải từ từ rồi sẽ thay da đổi thịt. Như chỗ ni về mấy làng dưới, xưa toàn đường đất, lầy lội khiếp, chừ bê tông hết trơn”. Mấy câu sau không lọt tới tai Nhân. Cô đang tê người, cảm giác vừa có luồng điện chạy dọc sống lưng: “Bánh chị gói hả?”. “Tui lấy chỗ thằng Hùng. Bán được lắm cô, người phương xa họ ưng. Đợt ni do dịch bệnh nên vắng khách du lịch, chớ thường ngày họ về đông để xuống làng tham quan.
Ai mà ngờ, như làng Sim, làng Đậu, chợ Củi, xuôi Hòn Kẽm một trời hoang vu, không giữ nổi tụi con gái và con trai, trừ thằng Hùng, chừ đâu đâu cũng nghe trầm trồ cảnh đẹp, đồ ăn ngon. Ngay như chuyện giữ trâu, giữ bò, tụi nhỏ ngán muốn chết, chừ mấy ông khách Tây lại mê hung, đòi đi giữ còn trả tiền cho chủ trâu nữa. Xứ ni là rứa đó cô, lụt lội trôi nhà, trôi đất, hạn trơ gốc rạ thì kệ. Qua tai ương, mọi người lại hồ hởi trỉa đậu, trỉa bắp, xạ lúa, đan giỏ mây bán. Sáng ra cô xuống dưới nớ thì biết. Má chồng tui thường nói, đời người hay đời quê cũng như con đường, có khúc thẳng, có khúc gồ ghề lên xuống, đi trọn sẽ thấm rằng sống như rứa mới đáng.
Ủa, đang nói chuyện bánh ít lá gai mà. Tui lấy mỗi thứ một ít, trà nề, bánh đậu đen nề, gạo lứt rang nề, viên nghệ mật ong nề, chỗ thằng Hùng cái chi cũng có. Cái vụ mời khách Tây đi giữ trâu là ý tưởng của nó đó. Nguyên một vùng vài năm trước chặt lúa trồng keo, Hùng thì ngược lại, hắn hì hụi như trâu, rứa mà thành. Chừ, người Gò Gieo chỗ hắn đã quay lại với nà với đậu rồi cô tề. Bánh ít ni là của má cô người yêu cũ Hùng gói, dẻo quẹo, ngọt thanh chớ không ngấy, nói chung là ngon hết biết tả. Con gái người ta bỏ mình rồi mà hắn còn tình nghĩa ghê” - chị chủ lại làm một tràng.
Tên Gò Gieo có từ bao giờ, ngay cả những người già của làng cũng ngắc ngứ. Nhân thắc mắc, má hay háy mắt cười: “Làng mình quen gieo trồng, chắc vì rứa mà thành tên”. Dù chính quyền đã đặt một cái tên mới mỹ miều sáng láng hơn, Mỹ Hà, người làng vẫn một Gò Gieo, hai Gò Gieo. Đúng như lời chị chủ, tai ương đâu quật nổi người làng. Nà rớt sông thì xích vô trong xí rồi mùa lại phơi phới xanh. Nhà sụp, chờ nước rút dựng lại. Nước giếng làng dù trong dù đục, Nhân cũng đã uống nó mà lớn lên. Ngoài bến sông, sau mưa gió tơi bời là bao nhiêu buổi sớm chiều má con Nhân cặm cụi trỉa bắp, trỉa đậu, cười vang mỗi khi ông Chín chèo ghe ghé ngang đổi cá lấy gạo.
Tuần rồi, cả công ty nháo nhào trước tin Nhân nộp đơn thôi việc đúng ngày cô nhận quyết định ngồi vào ghế giám đốc chiến lược - vị trí mơ ước của biết bao người, trong đó Nhân đã từng. Nhân lại trở thành tâm điểm của những lời bàn tán. Cô ôm thùng giấy đựng mớ giấy tờ, vài cuốn sách dọn khỏi bàn làm việc bước đi dứt khoát. Khi cánh cửa kính im lìm mở ra, Nhân nhẹ cả người, nghĩ, à, thì ra sau 11 năm, đây là tất cả những gì mình có. Nhân và Tường chia tay sau ba năm hẹn hò.
Vị trí ngon lành ấy chẳng phải vì Nhân giỏi như cô tin vậy mà bởi có bàn tay can thiệp của Tường. Anh nói, chỗ ngồi đó sẽ thuận lợi cho hai đứa cưới nhau: “Em biết mà, chị, em dâu nhà anh ai cũng…”. Nhân dứt ra lặng lẽ, thậm chí không có lấy một lời cãi vã. Những ngày ngồi tựa lưng chèo queo trong căn chung cư phố, Nhân băn khoăn, hay là rút toàn bộ số tiền tiết kiệm chơi lớn bằng một chuyến du lịch Mỹ sang xịn rồi ra sao thì ra. “Thay vì đi Đông đi Tây, mi qua đây với tau” - cô bạn cùng lớp đại học, chừ làm công tác thanh niên, nhắn. Nhân uể oải đứng dậy, lết tấm thân mỏi mệt, ừ, thì đi cho hết tháng ngày.
Tưởng đâu xa xôi, hóa ra cô bạn kéo Nhân tới một khu vườn, dúi vô tay bịch hạt, biểu gieo, chừng hết mới được về. Chỗ đất vốn là vùng quy hoạch treo, lâu dần thành bãi rác, ngập ngụa hàng đống thứ linh tinh nặng mùi. Đơn vị bạn xin phép chính quyền đứng ra dọn dẹp, dựng giàn gieo hạt mồng tơi, bí đỏ, đậu bắp, đậu rồng, đậu ván, đậu đen… tạo nên điểm tham quan trải nghiệm nông nghiệp xanh cho học sinh và khách du lịch, cam kết khi dự án khởi công thì trả lại ngay. Ôm bịch hạt giống đứng dưới vòm trời xanh thẳm, bờ vai Nhân run lên. Cô khóc.
***
“Chị gọi bác Bảy Đò giúp em” - trời vừa tảng sáng, Nhân ngỏ lời nhờ. Chị chủ gật đầu lia lịa, chạy vô trong lấy điện thoại: “Rứa cô về làng mô? Nghe giọng cô răng giống người xứ mình rứa hè?”. Có vẻ vẫn còn nhiều điều muốn nói, chị quay ngoắt đối diện Nhân: “Chừ thằng Hùng vẫn còn ở vậy, cô thấy kỳ cục chưa? Xứ ni có mình hắn 35 tuổi đầu còn ế. Không biết mặt mũi cô kia ra răng mà làm khổ con người ta kinh rứa”. Nhân tính nói em người Gò Gieo, con gái bà Mười gói bánh ít cho chị đó mà rồi làm thinh, nhủ lòng còn gặp nhau dài dài nên nhoẻn miệng cười, gật đầu cảm ơn chị chủ.
Thảo Nguyên
Tablet Plaza cảm ơn bạn đã đọc bài sưu tầm.
Em bán: Samsung Galaxy Z Flip 5 256G: 15.990.00 đ
Mua ngay:https://tabletplaza.vn/dien-thoai/samsung-galaxy-z-flip5-256gb/
Liên hệ: 0947.711.881 (Zalo và Whatsapp)