Hải Vy
Well-known member
Bà chủ quán tên Ngát. Ngát đẹp lắm, kiểu đẹp mặn mòi tựa hồng trà nước nhất. Cái mặn mòi đó ăn đứt sự tươi trẻ non tơ của mấy đứa con gái ngấp nghé tròn trăng trong quán.
Bữa mới chân ướt chân ráo lên đây tìm việc, Hoài đã thấy mê mẩn cái quán trà nép mình bên phố nhỏ. Hoài không biết pha trà, cũng lớ ngớ nước nôi.
Nhưng thôi kệ! Cái quán đẹp quá! Nếu được làm việc ở một nơi đầy cảm hứng như vậy, việc có nhọc nhằn cũng hề gì. Quán nhỏ nhưng 2 bên lối đi dẫn lên căn gác gỗ luôn thấp thoáng những nụ hoa đầy sắc màu xen lẫn đám lá xanh non vừa nhú. Tiếng cười đùa trong trẻo của vài nhân viên cỡ tuổi Hoài âm vang đâu đó dưới tầng trệt.
Bữa đó, tiếng “cô” Hoài chưa kịp thốt đã bị nụ cười bà chủ ru ngủ ngon ơ.
- Được rồi, từ mai, em có thể vô làm luôn với chị nghen!
Mà nè, Hoài kêu tôi bằng chị nghen!
Hoài chưng hửng. Dù không dễ tìm thấy vết chân chim trên khóe mắt ấy nhưng cái lối nói chuyện đằm thắm rất đàn bà này cũng ngấp nghé tuổi mẹ Hoài. Dẫu Hoài có chị em họ hàng đông đúc nhưng tiếng chị mà bà chủ muốn cô gọi mình có lẽ trìu mến hơn tất cả những tiếng chị mà trước đây cô từng gọi ai đó.
Chị chủ!
***
Ngát nói Hoài cần phải thử qua tất cả các vị trà và thức uống khác có trong thực đơn của quán dù việc của Hoài chỉ là bưng bê trà nước cho khách, không phải đứng quầy pha chế. Mỗi ngày, Hoài được thử 1 vị, từ hồng trà nguyên bản đến hồng trà macchiato thời thượng, từ trà ô long đến phổ nhĩ danh trà, từ trà non đến trà shan tuyết cổ thụ, từ trà sữa đến trà xanh…
Quán có cơ man các loại trà mà cô cần phải nắm bắt được tất cả các vị, cách phân biệt, cách thưởng trà sao cho trọn vẹn, nguyên lành. Có loại đắng chát nhưng hậu ngọt. Có loại bị cái béo ngậy của thứ kem sữa úp trọn lấy vị trà. Hoài thường không thích những thứ ngọt ngào quá độ. Cô chỉ mê mẩn hồng trà nước nhất. Thứ nước màu hồng đầy mê hoặc. Vị ngon của những búp lá non sau quá trình lên men toàn phần thấm đến từng tế bào trên đầu lưỡi, chát nhẹ, ngọt nhẹ thoảng qua nhưng không dễ phai.
Hồng trà nước nhì (nước dão) dễ uống nhưng cũng chỉ như một thứ nước uống thông thường, trôi tuột đi mà không mấy luyến lưu gì. Hoài cẩn thận khoanh vùng hồng trà nước nhất trong danh sách bằng một vòng tròn màu đỏ rực rỡ, nhắc nhớ hằng ngày.
***
Người đàn ông ấy đến quán có lẽ cũng vì cái thứ nước dễ gây nghiện này, không phải cà phê, càng không phải một loại men say nào khác.
Nhìn cách anh ta chao nước trụng trà, pha trà điệu nghệ, nhuần nhuyễn hơn cả nhân viên pha chế, Hoài phục lăn. Không đợi phân công, cô luôn nhanh nhẹn giành việc bưng bê mỗi khi anh ta vừa trờ chiếc xe hơi bóng loáng đến trước cổng quán. Một khay gỗ, một bình trà khô, một ít nước sôi, vài lát chanh tươi thơm mát. Thực đơn quen thuộc duy nhất, không thay đổi. Yêu cầu duy nhất, cũng không thay đổi: để anh ta tự pha trà, Hoài không cần phải bận tâm. Cuối buổi, tiền tip vẫn được gửi kèm tinh tế khi cô dọn bàn.
Góc ngồi của vị khách đặc biệt ấy cũng duy nhất, hướng về quầy pha chế, không phải hướng ra mặt tiền để săn cảnh đẹp giữa con phố êm đềm, thơ mộng bậc nhất Sài thành này. Đôi khi Hoài nghĩ, nếu anh ta đến đây chỉ để uống trà, không thèm thưởng thức thêm cảnh đẹp bên ngoài cặp kính râm luôn luôn gắn chặt trên khuôn mặt thì quả thật hoài phí. Hẳn anh ấy không biết Hoài có lúc lén nhìn. Khuôn mặt đó, dáng hình đó - một kiểu người cô từng phác họa trong những giấc mơ về tương lai. Đẹp. Mơ hồ và đầy ảo mộng. Mơ hồ đến mức ngay cả khi hình mẫu ấy đã ở ngay trước mắt, cô vẫn không cách nào chạm tới được.
***
2 tuần trôi qua chậm chạp khi Ngát vắng nhà. Đồng nghiệp rỉ tai Hoài “Mỗi bận lên Bảo Lộc thăm vườn trà, bà chủ chỉ đi cao lắm 2 ngày”. Đợt này chị không nói đi đâu; cũng không thấy hăm hở, hào hứng gì. Không phải là đầu năm mọi thứ đang ngưng trệ, chưa thấy đà làm ăn tiến triển gì. Bữa nào quán ế hoặc trà thô xuất đi chưa được cũng không dập tắt được nụ cười trên môi chị. Vậy mà bữa Ngát đi, Hoài bất chợt nghe tiếng thở dài. Ngát không nói, Hoài làm sao có cớ để hỏi thăm. Dẫu chị chị em em, Hoài vẫn biết mình là ai, đang ở đâu. Nhưng càng im lặng, sự khó chịu càng len dày, như cái mạng nhện bữa Hoài vô tình phát hiện trên góc kín của căn gác. Con nhện miệt mài chạy qua chạy lại, nhả những đường tơ kín lối.
Hoài tìm cây để dọn dẹp. Bữa sau, lại một mạng nhện khác được giăng ra, ở góc khác, như một trò đuổi bắt. Cậu nhóc đứng quầy pha chế nhìn cô làm trò với mạng nhện, thả một tràng cười:
- Chị không biết à? Trừ khi chị tiêu diệt con nhện hoặc dẹp căn gác, còn không, nay mai chỗ này sẽ lại đầy mạng nhện.
- Tình trạng này diễn ra lâu chưa? - Hoài thắc mắc. Cậu em không thèm ngừng tay.
- Mới thôi. Chị Ngát là người sạch sẽ, vô cùng sạch sẽ!
1 con nhện cũng không được phép xuất hiện trong quán. Đó là nguyên tắc. Nhưng từ khi nào rồi, chị chủ lơ đễnh với nhân viên và cả nguyên tắc mình đề ra.
Mớ hỗn độn bắt đầu được xới lên bởi tiếng khóc nhèo nhẹo của con bé Ngát đem về. Nó ở đâu ra vậy? Con của chị chủ? Không. Chưa ai và chính Ngát cũng chưa bao giờ nói về tình trạng hôn nhân của mình trong quán trà này. Hoài lại gật gù với đáp án mẹ đơn thân cô nghĩ ra. Thời buổi này, xung quanh Hoài đầy rẫy những trường hợp đó. Bạn bè Hoài cũng có nhiều người làm mẹ đơn thân nhưng họ khác chị ở chỗ con cái cứ quấn tay quấn chân. Buổi trưa, gió lặng dần, tiếng khóc con bé vẫn thút thít vọng dài. Nó có phải là trẻ con không?
Tại sao trẻ con không thèm kẹo bánh, không thèm gấu bông, cự tuyệt với cả những cái ôm và thăm hỏi ân cần?
Ngát có vẻ đã quá mệt mỏi sau chuyến đi dài. Chị đổ gục trên sô pha, mặc kệ con bé nép bên mình. Hoài cố dỗ dành con bé.
- Làm phiền em rồi, Hoài!
Hoài xua tay, chị cứ nghỉ ngơi đi. Hoài bồng con bé đi loanh quanh căn gác. May, cái mạng nhện vẫn còn. Cho đến bây giờ, cô mới thấy cái thứ tưởng chừng vô tri kia vẫn có ích. Con bé ngưng bặt cơn khóc, mắt bắt đầu tươi hơn. Hoài lấy cái que nhỏ khều mạng nhện chùng chình. Con bé bắt đầu chú ý đến thứ lạ lùng đang nảy nhẹ trước mắt. Rồi nó cười, nắc nẻ như chưa từng có trận khóc nào trước đó.
- Con bé đẹp quá, chị! Nhất là đôi mắt.
- Ừ. Chị cũng thấy vậy. Chỉ mong sau này nó cũng sẽ có cuộc đời thật đẹp.
Hoài bóng gió xa xôi. Cha đứa bé chắc cũng là một người xuất sắc. Chị gật. Ừ, không tệ, em! Chắc con bé thừa hưởng đôi mắt đẹp từ cha? Chị không nói gì. Bọng mắt sưng húp chẳng rõ vì khóc hay mất ngủ.
***
Con bé không quấn lấy Ngát. Ngát cũng có vẻ rất bối rối khi đánh vật với từng bình sữa, từng muỗng cơm. Chị buồn bã thừa nhận những việc đó nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại quá sức với một phụ nữ như chị. Chị không quen việc phải dỗ dành một đứa trẻ. Hoài nhận thêm việc chăm sóc con bé như một điều hiển nhiên. Nó mến cô. Con bé mới biết đi chập chững nhưng lại thích khám phá mọi ngóc ngách trong quán.
Ngát dặn Hoài cẩn thận, đừng để con bé làm ảnh hưởng đến sự riêng tư của khách, nhất là vị khách quen đặc biệt kia, dù anh ta chẳng tỏ vẻ gì khó chịu khi con bé lẫm chẫm đến gần. Người đàn ông có lẽ bị khuấy động bởi tiếng trẻ con trong quán, có chút giật mình. Lần nọ, trái tim Hoài như tan chảy khi bắt gặp nụ cười kín đáo vừa hé trên môi người đàn ông.
Ánh mắt ấy hẳn rất ấm áp sau tròng kính. Cô chỉ ước giá như mình có thể nhìn thấu lớp kính đen ấy, để biết rõ ánh mắt kia đang dành cho mình hay đứa bé. Nhưng khoảnh khắc dịu dàng ấy dường như chỉ xảy ra một vài lần. Còn lại, góc nhìn của anh ta vẫn là quầy pha chế, chỗ Ngát đứng để bao quát mọi thứ.
Trái tim Hoài đôi lần thắt nghẹn. Dù biết chẳng thể nào thành hiện thực nhưng cô vẫn cho phép mình nuông chiều cảm xúc rất thật trong lòng. Ngát nói: “Em cứ như vậy là không được, sẽ khổ, sẽ đau, đau suốt đời đó, biết không!”. Ngát nói nghe dễ dàng quá, vì chị trải đời. Còn Hoài, làm sao bắt Hoài dừng là dừng được!
Ngát đẹp. Vẻ đẹp của người đàn bà vừa sang trọng vừa lịch thiệp đủ để làm bừng sáng bất cứ nơi nào chị xuất hiện. Và dĩ nhiên, mọi ánh mắt đàn ông trong quán này đều bị vẻ đẹp đó hút lấy. Ngát đặc biệt theo một cách riêng: niềm nở đó rồi phớt lờ ngay đó. Cái cách chị đưa con bé về phải chăng là để dập tắt mọi mơ mộng hão huyền của đám đàn ông háo sắc đang ve vãn đâu đây?
Nhưng bữa nọ, Ngát nói Hoài ráng phụ chị, con bé chỉ ở đây vài bữa thôi. Nơi này thực ra không phải là nơi dành cho nó. Hoài chưng hửng.
***
Cái ngày đó đến nhanh lắm. Bữa đó, Ngát cho nhân viên nghỉ hết, chỉ một mình Hoài còn ở quán để trông con bé. Ngát nói chị có một cuộc hẹn cực kỳ quan trọng. Người ta sẽ đón con bé đi.
Câu hỏi “Tại sao?” nghẹn lại cổ họng Hoài khi người phụ nữ ấy xuất hiện. Cô ta bước ra từ chiếc xe hơi quen thuộc mà Hoài trông ngóng hằng ngày trước cửa quán. Gót giày cao nện vào mắt Hoài nhưng nhức. Đôi mắt của người phụ nữ kiêu kỳ đó và đôi mắt con bé như 2 giọt nước. Hoài chợt hiểu vì sao có lần Ngát run rẩy khi ôm con bé vào lòng. Giữa họ không có bất kỳ mối liên hệ máu mủ nào. Con bé là con của người phụ nữ này với người chồng vừa mãn phần của Ngát. Mảnh khăn đen bé xíu vẫn còn trên khuy áo Ngát mỗi ngày.
Ngát vẫn như ngày nào - xử lý giấy tờ trơn tru, nhanh gọn. Có vẻ như người phụ nữ kia đã chịu ơn Ngát quá nhiều.
- Cô cần gì nữa không? - Ngát khẽ hỏi.
- Đã quá đủ! Cảm ơn chị!
- Không, đừng cảm ơn tôi. Chỉ cần cô đảm bảo con bé sẽ ổn, ít nhất đến lúc con bé trưởng thành, là đủ! Chồng tôi, à không, chồng cô nữa chứ, chắc sẽ an lòng!
Người phụ nữ chìa tay về phía con bé. Lại một trận khóc. Con bé níu lấy Hoài, phải khó khăn lắm cô mới gỡ được 2 bàn tay bé xíu ra khỏi áo mình. Nhìn đôi tay chới với của con bé, Hoài như hẫng đi một nhịp. Có vẻ như nó đã bị mẹ bỏ rơi quá lâu.
Phải! Chính xác là từ lúc con bé vài ba tháng tuổi, mẹ nó đã rời đi khi xưởng trà của chồng Ngát phá sản. Người đàn ông thất bại có vẻ không còn đủ sức níu cô ta ở lại. Gót chân ấy lại nhún một bậc lên chiếc xe sang trọng và người đàn ông khác. Chính Ngát đã gầy dựng lại vườn trà, vay mượn khắp nơi để chuộc lại xưởng trà, mở thêm trà quán. Nhưng chồng Ngát không kịp chờ. Anh đột ngột ra đi sau cơn đột quỵ. Ngát mang con chồng trở về. Con bé có tội tình gì! Nhưng biểu Ngát phải bao bọc cuộc đời cho đứa nhỏ mà mỗi lần nhìn đôi mắt nó, Ngát chỉ suýt lên cơn đau tim, thì rõ ràng không thể, không có lý do!
***
Đó cũng là ngày cuối cùng Hoài bưng khay trà cho vị khách đặc biệt. Cho đến sau này, Hoài vẫn không thôi thắc mắc rằng ánh mắt anh ta đang thực sự hướng về đâu. Nhưng Ngát biết. Và Hoài cũng cần phải biết.
Ngát bình thản cho Hoài xem tất cả tin nhắn anh ta gạ gẫm mình, trước khi nhấn xóa toàn bộ. Ngát xoay người khi xe vừa khuất, di di cặp kính đen.
- Anh ta quên rằng hồng trà chỉ ngon sau khi được ngâm ủ đúng độ, phải không Hoài?
Hoài không biết. Cô ngước nhìn căn gác còn sót vài mạng nhện. Con nhện vẫn miệt mài chạy qua chạy lại nhả tơ. Vô tri.
Hồng trà nước nhất chan thêm vài giọt nước mắt sẽ ra vị gì?
Hoài không có câu trả lời. Chỉ nhớ đôi bàn tay trẻ thơ cố níu lấy mình. Mới đó mà đã xa.
Full 3 màu: Xanh, Đen, Vàng
Có giao hàng hỏa tốc
Có Ship code
Có Trả góp 0%
Chi nhánh Gò Vấp
859 Quang Trung, Phường 12, Q Gò Vấp
Hotline: 0947.711.881
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00
Bữa mới chân ướt chân ráo lên đây tìm việc, Hoài đã thấy mê mẩn cái quán trà nép mình bên phố nhỏ. Hoài không biết pha trà, cũng lớ ngớ nước nôi.
Nhưng thôi kệ! Cái quán đẹp quá! Nếu được làm việc ở một nơi đầy cảm hứng như vậy, việc có nhọc nhằn cũng hề gì. Quán nhỏ nhưng 2 bên lối đi dẫn lên căn gác gỗ luôn thấp thoáng những nụ hoa đầy sắc màu xen lẫn đám lá xanh non vừa nhú. Tiếng cười đùa trong trẻo của vài nhân viên cỡ tuổi Hoài âm vang đâu đó dưới tầng trệt.
Bữa đó, tiếng “cô” Hoài chưa kịp thốt đã bị nụ cười bà chủ ru ngủ ngon ơ.
- Được rồi, từ mai, em có thể vô làm luôn với chị nghen!
Mà nè, Hoài kêu tôi bằng chị nghen!
|
Ảnh Shutterstock |
Hoài chưng hửng. Dù không dễ tìm thấy vết chân chim trên khóe mắt ấy nhưng cái lối nói chuyện đằm thắm rất đàn bà này cũng ngấp nghé tuổi mẹ Hoài. Dẫu Hoài có chị em họ hàng đông đúc nhưng tiếng chị mà bà chủ muốn cô gọi mình có lẽ trìu mến hơn tất cả những tiếng chị mà trước đây cô từng gọi ai đó.
Chị chủ!
***
Ngát nói Hoài cần phải thử qua tất cả các vị trà và thức uống khác có trong thực đơn của quán dù việc của Hoài chỉ là bưng bê trà nước cho khách, không phải đứng quầy pha chế. Mỗi ngày, Hoài được thử 1 vị, từ hồng trà nguyên bản đến hồng trà macchiato thời thượng, từ trà ô long đến phổ nhĩ danh trà, từ trà non đến trà shan tuyết cổ thụ, từ trà sữa đến trà xanh…
Quán có cơ man các loại trà mà cô cần phải nắm bắt được tất cả các vị, cách phân biệt, cách thưởng trà sao cho trọn vẹn, nguyên lành. Có loại đắng chát nhưng hậu ngọt. Có loại bị cái béo ngậy của thứ kem sữa úp trọn lấy vị trà. Hoài thường không thích những thứ ngọt ngào quá độ. Cô chỉ mê mẩn hồng trà nước nhất. Thứ nước màu hồng đầy mê hoặc. Vị ngon của những búp lá non sau quá trình lên men toàn phần thấm đến từng tế bào trên đầu lưỡi, chát nhẹ, ngọt nhẹ thoảng qua nhưng không dễ phai.
Hồng trà nước nhì (nước dão) dễ uống nhưng cũng chỉ như một thứ nước uống thông thường, trôi tuột đi mà không mấy luyến lưu gì. Hoài cẩn thận khoanh vùng hồng trà nước nhất trong danh sách bằng một vòng tròn màu đỏ rực rỡ, nhắc nhớ hằng ngày.
***
Người đàn ông ấy đến quán có lẽ cũng vì cái thứ nước dễ gây nghiện này, không phải cà phê, càng không phải một loại men say nào khác.
Nhìn cách anh ta chao nước trụng trà, pha trà điệu nghệ, nhuần nhuyễn hơn cả nhân viên pha chế, Hoài phục lăn. Không đợi phân công, cô luôn nhanh nhẹn giành việc bưng bê mỗi khi anh ta vừa trờ chiếc xe hơi bóng loáng đến trước cổng quán. Một khay gỗ, một bình trà khô, một ít nước sôi, vài lát chanh tươi thơm mát. Thực đơn quen thuộc duy nhất, không thay đổi. Yêu cầu duy nhất, cũng không thay đổi: để anh ta tự pha trà, Hoài không cần phải bận tâm. Cuối buổi, tiền tip vẫn được gửi kèm tinh tế khi cô dọn bàn.
Góc ngồi của vị khách đặc biệt ấy cũng duy nhất, hướng về quầy pha chế, không phải hướng ra mặt tiền để săn cảnh đẹp giữa con phố êm đềm, thơ mộng bậc nhất Sài thành này. Đôi khi Hoài nghĩ, nếu anh ta đến đây chỉ để uống trà, không thèm thưởng thức thêm cảnh đẹp bên ngoài cặp kính râm luôn luôn gắn chặt trên khuôn mặt thì quả thật hoài phí. Hẳn anh ấy không biết Hoài có lúc lén nhìn. Khuôn mặt đó, dáng hình đó - một kiểu người cô từng phác họa trong những giấc mơ về tương lai. Đẹp. Mơ hồ và đầy ảo mộng. Mơ hồ đến mức ngay cả khi hình mẫu ấy đã ở ngay trước mắt, cô vẫn không cách nào chạm tới được.
***
2 tuần trôi qua chậm chạp khi Ngát vắng nhà. Đồng nghiệp rỉ tai Hoài “Mỗi bận lên Bảo Lộc thăm vườn trà, bà chủ chỉ đi cao lắm 2 ngày”. Đợt này chị không nói đi đâu; cũng không thấy hăm hở, hào hứng gì. Không phải là đầu năm mọi thứ đang ngưng trệ, chưa thấy đà làm ăn tiến triển gì. Bữa nào quán ế hoặc trà thô xuất đi chưa được cũng không dập tắt được nụ cười trên môi chị. Vậy mà bữa Ngát đi, Hoài bất chợt nghe tiếng thở dài. Ngát không nói, Hoài làm sao có cớ để hỏi thăm. Dẫu chị chị em em, Hoài vẫn biết mình là ai, đang ở đâu. Nhưng càng im lặng, sự khó chịu càng len dày, như cái mạng nhện bữa Hoài vô tình phát hiện trên góc kín của căn gác. Con nhện miệt mài chạy qua chạy lại, nhả những đường tơ kín lối.
Hoài tìm cây để dọn dẹp. Bữa sau, lại một mạng nhện khác được giăng ra, ở góc khác, như một trò đuổi bắt. Cậu nhóc đứng quầy pha chế nhìn cô làm trò với mạng nhện, thả một tràng cười:
- Chị không biết à? Trừ khi chị tiêu diệt con nhện hoặc dẹp căn gác, còn không, nay mai chỗ này sẽ lại đầy mạng nhện.
- Tình trạng này diễn ra lâu chưa? - Hoài thắc mắc. Cậu em không thèm ngừng tay.
- Mới thôi. Chị Ngát là người sạch sẽ, vô cùng sạch sẽ!
1 con nhện cũng không được phép xuất hiện trong quán. Đó là nguyên tắc. Nhưng từ khi nào rồi, chị chủ lơ đễnh với nhân viên và cả nguyên tắc mình đề ra.
Mớ hỗn độn bắt đầu được xới lên bởi tiếng khóc nhèo nhẹo của con bé Ngát đem về. Nó ở đâu ra vậy? Con của chị chủ? Không. Chưa ai và chính Ngát cũng chưa bao giờ nói về tình trạng hôn nhân của mình trong quán trà này. Hoài lại gật gù với đáp án mẹ đơn thân cô nghĩ ra. Thời buổi này, xung quanh Hoài đầy rẫy những trường hợp đó. Bạn bè Hoài cũng có nhiều người làm mẹ đơn thân nhưng họ khác chị ở chỗ con cái cứ quấn tay quấn chân. Buổi trưa, gió lặng dần, tiếng khóc con bé vẫn thút thít vọng dài. Nó có phải là trẻ con không?
Tại sao trẻ con không thèm kẹo bánh, không thèm gấu bông, cự tuyệt với cả những cái ôm và thăm hỏi ân cần?
Ngát có vẻ đã quá mệt mỏi sau chuyến đi dài. Chị đổ gục trên sô pha, mặc kệ con bé nép bên mình. Hoài cố dỗ dành con bé.
- Làm phiền em rồi, Hoài!
Hoài xua tay, chị cứ nghỉ ngơi đi. Hoài bồng con bé đi loanh quanh căn gác. May, cái mạng nhện vẫn còn. Cho đến bây giờ, cô mới thấy cái thứ tưởng chừng vô tri kia vẫn có ích. Con bé ngưng bặt cơn khóc, mắt bắt đầu tươi hơn. Hoài lấy cái que nhỏ khều mạng nhện chùng chình. Con bé bắt đầu chú ý đến thứ lạ lùng đang nảy nhẹ trước mắt. Rồi nó cười, nắc nẻ như chưa từng có trận khóc nào trước đó.
- Con bé đẹp quá, chị! Nhất là đôi mắt.
- Ừ. Chị cũng thấy vậy. Chỉ mong sau này nó cũng sẽ có cuộc đời thật đẹp.
Hoài bóng gió xa xôi. Cha đứa bé chắc cũng là một người xuất sắc. Chị gật. Ừ, không tệ, em! Chắc con bé thừa hưởng đôi mắt đẹp từ cha? Chị không nói gì. Bọng mắt sưng húp chẳng rõ vì khóc hay mất ngủ.
***
Con bé không quấn lấy Ngát. Ngát cũng có vẻ rất bối rối khi đánh vật với từng bình sữa, từng muỗng cơm. Chị buồn bã thừa nhận những việc đó nhìn có vẻ đơn giản nhưng lại quá sức với một phụ nữ như chị. Chị không quen việc phải dỗ dành một đứa trẻ. Hoài nhận thêm việc chăm sóc con bé như một điều hiển nhiên. Nó mến cô. Con bé mới biết đi chập chững nhưng lại thích khám phá mọi ngóc ngách trong quán.
Ngát dặn Hoài cẩn thận, đừng để con bé làm ảnh hưởng đến sự riêng tư của khách, nhất là vị khách quen đặc biệt kia, dù anh ta chẳng tỏ vẻ gì khó chịu khi con bé lẫm chẫm đến gần. Người đàn ông có lẽ bị khuấy động bởi tiếng trẻ con trong quán, có chút giật mình. Lần nọ, trái tim Hoài như tan chảy khi bắt gặp nụ cười kín đáo vừa hé trên môi người đàn ông.
Ánh mắt ấy hẳn rất ấm áp sau tròng kính. Cô chỉ ước giá như mình có thể nhìn thấu lớp kính đen ấy, để biết rõ ánh mắt kia đang dành cho mình hay đứa bé. Nhưng khoảnh khắc dịu dàng ấy dường như chỉ xảy ra một vài lần. Còn lại, góc nhìn của anh ta vẫn là quầy pha chế, chỗ Ngát đứng để bao quát mọi thứ.
Trái tim Hoài đôi lần thắt nghẹn. Dù biết chẳng thể nào thành hiện thực nhưng cô vẫn cho phép mình nuông chiều cảm xúc rất thật trong lòng. Ngát nói: “Em cứ như vậy là không được, sẽ khổ, sẽ đau, đau suốt đời đó, biết không!”. Ngát nói nghe dễ dàng quá, vì chị trải đời. Còn Hoài, làm sao bắt Hoài dừng là dừng được!
Ngát đẹp. Vẻ đẹp của người đàn bà vừa sang trọng vừa lịch thiệp đủ để làm bừng sáng bất cứ nơi nào chị xuất hiện. Và dĩ nhiên, mọi ánh mắt đàn ông trong quán này đều bị vẻ đẹp đó hút lấy. Ngát đặc biệt theo một cách riêng: niềm nở đó rồi phớt lờ ngay đó. Cái cách chị đưa con bé về phải chăng là để dập tắt mọi mơ mộng hão huyền của đám đàn ông háo sắc đang ve vãn đâu đây?
Nhưng bữa nọ, Ngát nói Hoài ráng phụ chị, con bé chỉ ở đây vài bữa thôi. Nơi này thực ra không phải là nơi dành cho nó. Hoài chưng hửng.
***
Cái ngày đó đến nhanh lắm. Bữa đó, Ngát cho nhân viên nghỉ hết, chỉ một mình Hoài còn ở quán để trông con bé. Ngát nói chị có một cuộc hẹn cực kỳ quan trọng. Người ta sẽ đón con bé đi.
Câu hỏi “Tại sao?” nghẹn lại cổ họng Hoài khi người phụ nữ ấy xuất hiện. Cô ta bước ra từ chiếc xe hơi quen thuộc mà Hoài trông ngóng hằng ngày trước cửa quán. Gót giày cao nện vào mắt Hoài nhưng nhức. Đôi mắt của người phụ nữ kiêu kỳ đó và đôi mắt con bé như 2 giọt nước. Hoài chợt hiểu vì sao có lần Ngát run rẩy khi ôm con bé vào lòng. Giữa họ không có bất kỳ mối liên hệ máu mủ nào. Con bé là con của người phụ nữ này với người chồng vừa mãn phần của Ngát. Mảnh khăn đen bé xíu vẫn còn trên khuy áo Ngát mỗi ngày.
Ngát vẫn như ngày nào - xử lý giấy tờ trơn tru, nhanh gọn. Có vẻ như người phụ nữ kia đã chịu ơn Ngát quá nhiều.
- Cô cần gì nữa không? - Ngát khẽ hỏi.
- Đã quá đủ! Cảm ơn chị!
- Không, đừng cảm ơn tôi. Chỉ cần cô đảm bảo con bé sẽ ổn, ít nhất đến lúc con bé trưởng thành, là đủ! Chồng tôi, à không, chồng cô nữa chứ, chắc sẽ an lòng!
Người phụ nữ chìa tay về phía con bé. Lại một trận khóc. Con bé níu lấy Hoài, phải khó khăn lắm cô mới gỡ được 2 bàn tay bé xíu ra khỏi áo mình. Nhìn đôi tay chới với của con bé, Hoài như hẫng đi một nhịp. Có vẻ như nó đã bị mẹ bỏ rơi quá lâu.
Phải! Chính xác là từ lúc con bé vài ba tháng tuổi, mẹ nó đã rời đi khi xưởng trà của chồng Ngát phá sản. Người đàn ông thất bại có vẻ không còn đủ sức níu cô ta ở lại. Gót chân ấy lại nhún một bậc lên chiếc xe sang trọng và người đàn ông khác. Chính Ngát đã gầy dựng lại vườn trà, vay mượn khắp nơi để chuộc lại xưởng trà, mở thêm trà quán. Nhưng chồng Ngát không kịp chờ. Anh đột ngột ra đi sau cơn đột quỵ. Ngát mang con chồng trở về. Con bé có tội tình gì! Nhưng biểu Ngát phải bao bọc cuộc đời cho đứa nhỏ mà mỗi lần nhìn đôi mắt nó, Ngát chỉ suýt lên cơn đau tim, thì rõ ràng không thể, không có lý do!
***
Đó cũng là ngày cuối cùng Hoài bưng khay trà cho vị khách đặc biệt. Cho đến sau này, Hoài vẫn không thôi thắc mắc rằng ánh mắt anh ta đang thực sự hướng về đâu. Nhưng Ngát biết. Và Hoài cũng cần phải biết.
Ngát bình thản cho Hoài xem tất cả tin nhắn anh ta gạ gẫm mình, trước khi nhấn xóa toàn bộ. Ngát xoay người khi xe vừa khuất, di di cặp kính đen.
- Anh ta quên rằng hồng trà chỉ ngon sau khi được ngâm ủ đúng độ, phải không Hoài?
Hoài không biết. Cô ngước nhìn căn gác còn sót vài mạng nhện. Con nhện vẫn miệt mài chạy qua chạy lại nhả tơ. Vô tri.
Hồng trà nước nhất chan thêm vài giọt nước mắt sẽ ra vị gì?
Hoài không có câu trả lời. Chỉ nhớ đôi bàn tay trẻ thơ cố níu lấy mình. Mới đó mà đã xa.
Trần Huyền Trang
Em bán Samsung Galaxy A35 5G 8GB 128GB : 7.490.000 đFull 3 màu: Xanh, Đen, Vàng
Có giao hàng hỏa tốc
Có Ship code
Có Trả góp 0%
Chi nhánh Gò Vấp
859 Quang Trung, Phường 12, Q Gò Vấp
Hotline: 0947.711.881
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00