Ngô Nguyễn Anh Thư
Well-known member
Sau nhiều năm học tập ở nước ngoài, tiến sĩ Trương Thanh Tùng lựa chọn quay lại quê hương để nghiên cứu các loại thuốc chữa bệnh.
Năm 2012, Trương Thanh Tùng (SN 1989, quê Hải Dương, đang công tác tại trường Đại học Phenikaa) tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội. Thay vì đi làm trình dược viên với mức lương 12-14 triệu đồng/tháng, gấp 2-3 lần thu nhập bình thường của sinh viên mới ra trường, anh chọn đến trường Đại học Quốc gia Seoul ở Hàn Quốc để tiếp tục con đường nghiên cứu khoa học, bậc học thạc sĩ.
Sau thời gian học tập, nhờ kinh nghiệm nghiên cứu và có công trình khoa học được đánh giá tốt, anh tiếp tục sang Đan Mạch làm nghiên cứu sinh ngành Dược tại Đại học Copenhagen. Anh được tiếp xúc, làm việc với nhiều giáo sư đầu ngành trong đó có người từng đạt giải Nobel. Cơ hội được gặp người tài giỏi, anh không ngừng thu nạp cho mình nhiều kiến thức mới.
Năm 2014, anh được Tổ chức sáng chế châu Âu (EPC) cấp bằng sáng chế quốc tế khi tìm ra dẫn chất benzothiazole, khả năng điều trị ung thư trúng đích. “Thành công của chất mới này là dùng liều lượng ít hơn, ít độc hơn và giảm thiểu tác dụng phụ có thể có, mang đến phương pháp điều trị mới an toàn hơn cho bệnh nhân ung thư. Thuốc chỉ tác dụng chọn lọc trên tác nhân gây ung thư mà không ảnh hưởng đến các tổ chức lành tính khác”, anh kể về thành quả ban đầu.
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng. (Ảnh: NVCC)
Cũng trong thời gian làm nghiên cứu sinh ở Đan Mạch, anh phát hiện phương pháp ức chế mối liên hệ của các vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm với tiềm năng thay thế kháng sinh. Nếu nghiên cứu thành công thuốc thì có thể cứu được sinh mạng của hàng triệu người bệnh đa kháng thuốc, các bệnh nhiễm trùng nặng. Kết quả nghiên cứu tốt giúp anh tiếp tục con đường nghiên cứu tại Mỹ.
Thời điểm này, các nước châu Âu hay Mỹ chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu thuốc chữa bệnh truyền nhiễm, trong khi bệnh truyền nhiễm lại xuất hiện chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Năm 2019, anh quyết định từ bỏ cơ hội ở lại Mỹ để về Việt Nam lập nhóm nghiên cứu thuốc mới, trực tiếp làm trưởng nhóm. Từ đó tới nay, nhóm nghiên cứu của anh có được những thành công nhất định với 3 công trình tiêu biểu về các chất thay thế kháng sinh, được đăng trên các tạp chí xếp hạng Quartile 1.
“Khát vọng lớn nhất của tôi và nhóm nghiên cứu là trong tương lai Việt Nam sẽ làm chủ quy trình từ nghiên cứu, phát triển, tổng hợp sản xuất được các loại thuốc. Nước ngoài sẽ phải đến đất nước chúng ta để mua bản quyền sản xuất thuốc”, anh chia sẻ.
Năm 2022, anh và nhóm có công trình mang dấu ấn quốc tế về nghiên cứu thuốc điều trị HIV mới với tiềm năng áp dụng cho lâm sàng, được thế giới đánh giá rất cao.
Theo tiến sĩ Tùng, các loại thuốc hiện trên thị trường chỉ kiểm soát, loại bỏ bớt nồng độ virus trong máu chứ chưa thể loại bỏ hoàn toàn HIV khỏi cơ thể. Hướng nghiên cứu của nhóm là làm thế nào loại bỏ toàn bộ tế bào nhiễm HIV và virus ra khỏi cơ thể. Việc hiện thực hóa thuốc điều trị mới này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng bởi các cộng sự quốc tế ở Đức.
Anh và thành viên của nhóm cũng đang nghiên cứu giải pháp thuốc dùng ngoài da giúp người bệnh không phải phụ thuộc vào kháng sinh.
Ngoài nghiên cứu hóa dược, tiến sĩ Tùng còn khao khát được đem tất cả những kiến thức mà bản thân tích luỹ truyền đạt, hướng dẫn các bạn trẻ nghiên cứu khoa học. “Tôi muốn trở về hướng dẫn các sinh viên Việt Nam ở vai trò người thầy, góp phần đào tạo nhân lực khoa học y dược còn thiếu cho nước nhà”, anh nói.
Trong nhóm nghiên cứu thuốc mới của anh, ngoài 3 tiến sĩ được đào tạo từ nước ngoài, còn có sự tham gia của sinh viên khoa Dược của trường đại học nơi anh giảng dạy.
Nói về những khó khăn trong công tác nghiên cứu thuốc mới, tiến sĩ trẻ cho biết, cơ sở vật chất và trang thiết bị còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, nhóm của anh có thể vượt qua được bằng nhiều cách thức như hợp tác trong nước, hoặc kêu gọi quốc tế hỗ trợ. Nguồn quỹ dành cho nghiên cứu không thiếu nhưng phân bổ chưa hợp lý.
Theo tiến sĩ Tùng, để làm được công tác nghiên cứu, ngoài đam mê, người làm khoa học còn cần phải tìm được hướng đi cho bản thân, tự tin đi tìm những người thầy vì khoa học phải có người hướng dẫn.
Người làm nghiên cứu cũng cần sự cẩn thận, tỉ mỉ vì làm khoa học phải thu thập số liệu, giải bộ dữ liệu mà nếu sai sẽ không ra được kết quả, cũng cần biết cách khắc phục những hạn chế, khó khăn trong quá trình làm khoa học.
Năm 2012, Trương Thanh Tùng (SN 1989, quê Hải Dương, đang công tác tại trường Đại học Phenikaa) tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội. Thay vì đi làm trình dược viên với mức lương 12-14 triệu đồng/tháng, gấp 2-3 lần thu nhập bình thường của sinh viên mới ra trường, anh chọn đến trường Đại học Quốc gia Seoul ở Hàn Quốc để tiếp tục con đường nghiên cứu khoa học, bậc học thạc sĩ.
Sau thời gian học tập, nhờ kinh nghiệm nghiên cứu và có công trình khoa học được đánh giá tốt, anh tiếp tục sang Đan Mạch làm nghiên cứu sinh ngành Dược tại Đại học Copenhagen. Anh được tiếp xúc, làm việc với nhiều giáo sư đầu ngành trong đó có người từng đạt giải Nobel. Cơ hội được gặp người tài giỏi, anh không ngừng thu nạp cho mình nhiều kiến thức mới.
Năm 2014, anh được Tổ chức sáng chế châu Âu (EPC) cấp bằng sáng chế quốc tế khi tìm ra dẫn chất benzothiazole, khả năng điều trị ung thư trúng đích. “Thành công của chất mới này là dùng liều lượng ít hơn, ít độc hơn và giảm thiểu tác dụng phụ có thể có, mang đến phương pháp điều trị mới an toàn hơn cho bệnh nhân ung thư. Thuốc chỉ tác dụng chọn lọc trên tác nhân gây ung thư mà không ảnh hưởng đến các tổ chức lành tính khác”, anh kể về thành quả ban đầu.
Tiến sĩ Trương Thanh Tùng. (Ảnh: NVCC)
Cũng trong thời gian làm nghiên cứu sinh ở Đan Mạch, anh phát hiện phương pháp ức chế mối liên hệ của các vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm với tiềm năng thay thế kháng sinh. Nếu nghiên cứu thành công thuốc thì có thể cứu được sinh mạng của hàng triệu người bệnh đa kháng thuốc, các bệnh nhiễm trùng nặng. Kết quả nghiên cứu tốt giúp anh tiếp tục con đường nghiên cứu tại Mỹ.
Thời điểm này, các nước châu Âu hay Mỹ chưa chú trọng đầu tư nghiên cứu thuốc chữa bệnh truyền nhiễm, trong khi bệnh truyền nhiễm lại xuất hiện chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Năm 2019, anh quyết định từ bỏ cơ hội ở lại Mỹ để về Việt Nam lập nhóm nghiên cứu thuốc mới, trực tiếp làm trưởng nhóm. Từ đó tới nay, nhóm nghiên cứu của anh có được những thành công nhất định với 3 công trình tiêu biểu về các chất thay thế kháng sinh, được đăng trên các tạp chí xếp hạng Quartile 1.
“Khát vọng lớn nhất của tôi và nhóm nghiên cứu là trong tương lai Việt Nam sẽ làm chủ quy trình từ nghiên cứu, phát triển, tổng hợp sản xuất được các loại thuốc. Nước ngoài sẽ phải đến đất nước chúng ta để mua bản quyền sản xuất thuốc”, anh chia sẻ.
Năm 2022, anh và nhóm có công trình mang dấu ấn quốc tế về nghiên cứu thuốc điều trị HIV mới với tiềm năng áp dụng cho lâm sàng, được thế giới đánh giá rất cao.
Theo tiến sĩ Tùng, các loại thuốc hiện trên thị trường chỉ kiểm soát, loại bỏ bớt nồng độ virus trong máu chứ chưa thể loại bỏ hoàn toàn HIV khỏi cơ thể. Hướng nghiên cứu của nhóm là làm thế nào loại bỏ toàn bộ tế bào nhiễm HIV và virus ra khỏi cơ thể. Việc hiện thực hóa thuốc điều trị mới này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng bởi các cộng sự quốc tế ở Đức.
Anh và thành viên của nhóm cũng đang nghiên cứu giải pháp thuốc dùng ngoài da giúp người bệnh không phải phụ thuộc vào kháng sinh.
Ngoài nghiên cứu hóa dược, tiến sĩ Tùng còn khao khát được đem tất cả những kiến thức mà bản thân tích luỹ truyền đạt, hướng dẫn các bạn trẻ nghiên cứu khoa học. “Tôi muốn trở về hướng dẫn các sinh viên Việt Nam ở vai trò người thầy, góp phần đào tạo nhân lực khoa học y dược còn thiếu cho nước nhà”, anh nói.
Trong nhóm nghiên cứu thuốc mới của anh, ngoài 3 tiến sĩ được đào tạo từ nước ngoài, còn có sự tham gia của sinh viên khoa Dược của trường đại học nơi anh giảng dạy.
Nói về những khó khăn trong công tác nghiên cứu thuốc mới, tiến sĩ trẻ cho biết, cơ sở vật chất và trang thiết bị còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, nhóm của anh có thể vượt qua được bằng nhiều cách thức như hợp tác trong nước, hoặc kêu gọi quốc tế hỗ trợ. Nguồn quỹ dành cho nghiên cứu không thiếu nhưng phân bổ chưa hợp lý.
Theo tiến sĩ Tùng, để làm được công tác nghiên cứu, ngoài đam mê, người làm khoa học còn cần phải tìm được hướng đi cho bản thân, tự tin đi tìm những người thầy vì khoa học phải có người hướng dẫn.
Người làm nghiên cứu cũng cần sự cẩn thận, tỉ mỉ vì làm khoa học phải thu thập số liệu, giải bộ dữ liệu mà nếu sai sẽ không ra được kết quả, cũng cần biết cách khắc phục những hạn chế, khó khăn trong quá trình làm khoa học.