Tự nấu ăn tại nhà 'bụng xẹp xuống, túi tiền mập lên'

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Tự nấu ăn tại nhà 'bụng xẹp xuống, túi tiền mập lên'
Ăn hàng quán có thể rẻ hơn tự nấu, nhưng thật khó kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.

"Lúc trẻ tôi đi làm bận rộn nên thường ăn ngoài và vì có điều kiện nên chỉ ăn ở những nơi sạch sẽ sang trọng. Vậy mà chưa đến 50 tuổi bệnh tình đã kéo tới. Tuy lúc đầu chỉ nhẹ nhưng tình trạng nặng dần.

Tôi bỏ ăn ngoài, tự nấu ăn ở nhà. Bệnh từ từ lui hết. Điều này cho thấy ăn ngoài tuy ngon nhưng sẽ dẫn đến bệnh tật vì ở ngoài để có lợi nhuận người ta sử dụng nguồn góc thức ăn không rõ ràng, có khi đã hư hỏng và được biến hóa lại, rau rửa qua loa không loại được thuốc trừ sâu, chén bát rửa bằng loại nước rửa đầy hóa chất và tráng sơ qua một thau nước dùng chung cho cả trăm cái đĩa nên khi để đồ ăn nóng lên sẽ bị nhiễm vào thức ăn...

Các bạn cố gắng vào bếp một chút, lúc đầu nấu dở nhưng từ từ sẽ lên tay. Còn về ăn ngoài thì không từ bỏ hẳn để có thể thưởng thức những món không thể nấu ở nhà nhưng hạn chế tối đa ăn ngoài để sau này không hối hận vì mắc bệnh mãn tính. Lúc đó mệt mỏi lắm, không còn ăn uống ngon miệng nữa và tốn cả đống tiền cho bác sĩ".



Một báo cáo cho biết người Việt có xu hướng ăn ngoài thường xuyên hơn. Trong đó, hơn 17% người ăn ngoài mỗi ngày, 29% ăn ngoài 3-4 lần một tuần, tăng 11% so với năm 2022.

Bên cạnh vấn đề tài chính, một số độc giả cho rằng nên tự nấu ăn tại nhà vì có thể kiểm soát được chất lượng thực phẩm, giữ sức khỏe:

Độc giả BambooNg nói: "Đi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ thông báo cholesterol và đường trong máu tăng nên tôi giảm ăn ở ngoài, tự nấu. Một tuần ăn ngoài một lần hoặc hai tuần một lần. Tôi chưa kiểm tra sức khỏe lại, không biết thế nào nhưng cân nặng từ từ giảm và hệ tiêu hóa cũng tốt hơn.


Nấu ăn ở nhà, tôi chỉ mệt khâu dọn dẹp nhưng kiểm soát được chất lượng. Nấu ăn ở nhà giúp cái bụng xẹp xuống nhưng túi tiền lại mập lên. Nói chung là tiện cả đôi đường".


"Ở nhà tự nấu ăn cho chắc cú, Tôi nhớ có một lần chở con gái đi học thuận đường ghé vào quán phở ăn sáng. Nhìn bề ngoài quán đến bàn ghế cũng rất là sạch sẽ, lúc đó quán cũng vắng khách nên người bán chắc cũng rãnh rỗi vì vắng khách, họ ngồi ôm mấy chú chó cưng vuốt ve. Tôi kêu hai tô phở, một người buông tay thả con chó xuống, chẳng rửa tay gì hết mà chỉ lấy tay phủi phủi rồi đi thẳng đến bếp bóc bánh phở, cắt thịt nấu ngon lành. Tô phở vừa mang lên bàn tôi kêu tính tiền, bỏ hai tô phở, chẳng dám ăn".



"Tôi thấy còn nhiều tình trạng ở các quán ăn như sau: Dùng tay trần làm mọi việc từ đếm tiền, trả lại tiền thừa, nghe điện thoại, chạm mở nắp túi, cũng có khi sờ chỉnh cái cân... cũng có khi ngứa đầu, ngứa mũi dùng tay gảy... rồi làm thức ăn cho khách trên cùng một đôi bàn tay đó luôn, sợ thật tôi cực kỳ dị ứng kiểu những quán như này, nên tự thân mình tránh né kiểu quán đó ra thôi.

Giá như tất cả mọi người cùng lên tiếng phản đối thì may ra họ mới chịu thay đổi. Không biết đến bao giờ họ mới có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ khoa học văn minh kể cả trong ăn uống".


"Ở Việt Nam ăn ngoài vừa được đổi món mỗi bữa vừa nhanh gọn lẹ mà tính ra thì không đắt bằng tự nấu, nhất là tự nấu cho ít người ăn, càng ít người càng đổi món nhiều càng đắt.

Ở chỗ tôi trung bình một phần ăn ngoài khoảng 35 nghìn đồng, nếu một ngày ăn ba bữa cơm ngoài thì cũng chỉ hết tầm hơn 100 nghìn đồng thôi. Nhưng nếu tự nấu ăn ngày ba bữa đổi món mỗi bữa thì không thể nào nấu được một phần giống ngoài tiệm được.

Lợi ích chính của nấu ăn tại nhà là kiểm soát được vấn đề vệ sinh và dinh dưỡng, tùy biến theo sở thích một cách tối đa nhất có thể. Tôi ngày nấu cơm ba bữa cho một người ăn cảm thấy rất tốn tiền. Nhưng tôi tự nấu tự ăn để kiểm soát dinh dưỡng và tôi hài lòng với cái sự tốn tiền và tốn thời gian đó vì lợi ích nó đem lại cho tôi lớn hơn".
 
Bên trên