đinhlinh11
Bé Tleoo
Mấy người bạn rủ chinh phục cầu dốc cầu Nhật Tân, tôi đã cắm đầu cắm cổ đạp lên mà chả cần biết đường này không dành cho xe đạp.
Cách đây vài năm, mỗi cuối tuần tôi vẫn thường cùng bạn bè đạp xe bát phố, khi một vòng hồ Tây, khi một vòng hồ Gươm, khi qua cầu Long Biên. Ban đầu chúng tôi đạp chơi chơi dạo phố ăn sáng uống cafe đơn thuần chỉ là thư giãn sau một tuần làm việc. Thực tế, có tý yếu tố thể thao gặp gỡ mọi người cũng thấy tâm hồn phơi phới hơn.
Chúng tôi bắt đầu đạp xe từ sáng sớm tinh mơ, đường còn khá vắng nhưng đến khi về đường bắt đầu đông người, xe cộ nườm nượp, xe máy còn bị ôtô đẩy lên vỉa hè chứ đừng nói còn chỗ cho những người đi xe đạp như chúng tôi. Đường về trở nên rất khó khăn. Đạp một thời gian, nhóm chúng tôi đều nâng cấp xe và trang bị chuyên nghiệp hơn, việc đạp trong những con phố chật chội không còn phù hợp, đặc biệt không phát huy được hết công năng của chiếc xe.
Một người trong nhóm chúng tôi gợi ý, các đoàn đạp xe khác thường chọn đại lộ hay cao tốc để luyện tập, là vì đường rộng, không ùn tắc, không bon chen có thể "thi triển" hết các kỹ năng. Người này cho rằng, nếu đạp từ 4-5h sáng khá an toàn vì giờ này cũng ít phương tiện ra đường. Thực tế, có đi vào đường không dành cho xe đạp thì cũng chẳng ai ra đường mà phạt giờ đó mà thật sự có phạt cũng chả đáng bao nhiêu tiền. Phạt nguội thì lại càng chả lo.
Chúng tôi đã có một chuyến đạp sang tận nhà ga T2 sân bay Nội Bài, quả thật đường rộng, bằng phẳng có thể "tất chân". Cả đoàn cứ mải miết guồng một cách đầy phấn khích chả còn quan tâm đến xung quanh nữa. Thứ chúng tôi quan tâm lúc này chỉ là điều hòa nhịp đạp khi lên dốc và thả dốc...và hết tốc lực khi đường bằng để không bị bỏ lại phía sau. Cứ thế người trước, người sau thi nhau đạp... một cảm giác không tệ.
Thực ra nếu có lựa chọn khác tốt hơn chúng tôi cũng không chọn phạm luật. Trong bối cảnh Việt Nam hiện chưa có làn đường dành riêng cho xe đạp, chúng tôi cũng chẳng còn cách nào khác. Và tất nhiên, so với nguy hiểm khi đi ra đại lộ hay cao tốc thì đi trong phố cũng chả an toàn hơn là bao.
Cách đây vài năm, mỗi cuối tuần tôi vẫn thường cùng bạn bè đạp xe bát phố, khi một vòng hồ Tây, khi một vòng hồ Gươm, khi qua cầu Long Biên. Ban đầu chúng tôi đạp chơi chơi dạo phố ăn sáng uống cafe đơn thuần chỉ là thư giãn sau một tuần làm việc. Thực tế, có tý yếu tố thể thao gặp gỡ mọi người cũng thấy tâm hồn phơi phới hơn.
Chúng tôi bắt đầu đạp xe từ sáng sớm tinh mơ, đường còn khá vắng nhưng đến khi về đường bắt đầu đông người, xe cộ nườm nượp, xe máy còn bị ôtô đẩy lên vỉa hè chứ đừng nói còn chỗ cho những người đi xe đạp như chúng tôi. Đường về trở nên rất khó khăn. Đạp một thời gian, nhóm chúng tôi đều nâng cấp xe và trang bị chuyên nghiệp hơn, việc đạp trong những con phố chật chội không còn phù hợp, đặc biệt không phát huy được hết công năng của chiếc xe.
Một người trong nhóm chúng tôi gợi ý, các đoàn đạp xe khác thường chọn đại lộ hay cao tốc để luyện tập, là vì đường rộng, không ùn tắc, không bon chen có thể "thi triển" hết các kỹ năng. Người này cho rằng, nếu đạp từ 4-5h sáng khá an toàn vì giờ này cũng ít phương tiện ra đường. Thực tế, có đi vào đường không dành cho xe đạp thì cũng chẳng ai ra đường mà phạt giờ đó mà thật sự có phạt cũng chả đáng bao nhiêu tiền. Phạt nguội thì lại càng chả lo.
Chúng tôi đã có một chuyến đạp sang tận nhà ga T2 sân bay Nội Bài, quả thật đường rộng, bằng phẳng có thể "tất chân". Cả đoàn cứ mải miết guồng một cách đầy phấn khích chả còn quan tâm đến xung quanh nữa. Thứ chúng tôi quan tâm lúc này chỉ là điều hòa nhịp đạp khi lên dốc và thả dốc...và hết tốc lực khi đường bằng để không bị bỏ lại phía sau. Cứ thế người trước, người sau thi nhau đạp... một cảm giác không tệ.
Thực ra nếu có lựa chọn khác tốt hơn chúng tôi cũng không chọn phạm luật. Trong bối cảnh Việt Nam hiện chưa có làn đường dành riêng cho xe đạp, chúng tôi cũng chẳng còn cách nào khác. Và tất nhiên, so với nguy hiểm khi đi ra đại lộ hay cao tốc thì đi trong phố cũng chả an toàn hơn là bao.