dieupt
Well-known member
1 Giới thiệu về Bác Ba Phi
Bác Ba Phi là ai?
Bác Ba Phi - hay còn được gọi với tên là Bác Ba, là một người con của Đồng Tháp, vùng đất của miền sông nước hữu tình. Bác tên thật là Nguyễn Long Phi, sinh năm 1884 và mất vào ngày 3/11/1964. Với tính cách hòa đồng, vui vẻ và đặc biệt Bác Ba Phi còn có năng khiếu trong việc sáng tác và kể chuyện, vì thế từ người già đến trẻ nhỏ đều quý mến ông.
Giới thiệu về Bác Ba Phi
Bên cạnh đó, ông còn là thành viên của một nhóm người có công khai phá vùng đất U Minh. Trong thời kỳ kháng chiến, ông đã đóng góp rất nhiều đất đai, ruộng đồng của mình cho Cách Mạng.
Ý nghĩa những câu chuyện của Bác Ba Phi
Chúng ta thường biết đến câu chuyện của Bác Ba Phi gắn liền với tiếng cười, mang tính giải trí cao. Thế nhưng ẩn sau những tiếng cười ấy là những giá trị văn hóa sâu sắc, chứa đựng ý nghĩa rất lớn trong việc lưu giữ cốt cách, tinh túy của đất trời và người dân nơi đây.
Ý nghĩa những câu chuyện của Bác Ba Phi
Mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa riêng, nhưng chung quy lại truyện kể của Bác Ba Phi đều có sức sống mãnh liệt, cổ vũ tinh thần mạnh mẽ vượt qua hoàn cảnh, vươn lên trong giai đoạn khó khăn ấy. Không những thế, những câu chuyện của Bác Ba Phi còn thể hiện tinh thần yêu nước, yêu quê hương đồng bào, thấm được tình làng nghĩa xóm.
2 Những câu chuyện dân gian hay của Bác Ba Phi
Cọp xay lúa
Truyện kể về một đêm cọp mò về làng bắt heo, chó, gà, vịt. Vừa hay Bác Ba Phi gái đem thóc đổ ra cối để xay, Bác Ba Phi trai liền gọi Bác gái vào để nói chuyện. Mấy con chó lẩn quẩn đứng chung quanh cối, bỗng có một con cọp không rõ đứng rình từ bao giờ, thấy bác gái vừa đi khỏi, nó liền nhảy vô nhà bắt chó.
Cọp xay lúa
Hai chân trước của cọp vồ trúng ngay giằng xay. Cọp gỡ mãi không ra, cứ kéo lui, kéo tới, kéo hoài. Cối gạo vừa đổ một loáng đã xay hết. Bác Ba Phi gái lại mang thúng thóc khác đổ vào cối cho cọp xay. Cọp cứ phải xay hoài. Bác gái bắt nó xay hết 25 giạ lúa mới thả cho nó ra.
Ếch đờn vọng cổ
Bác Ba Phi có bầy vịt, cứ gần lớn là lần lượt bị mất sạch trơn. Tức quá, Bác rình mò mấy bữa mới biết là bị ếch ăn. Thấy vậy, Bác mới lấy sợi dây thép quai thùng dầu uốn thành một lưỡi câu, lấy sáu sợi dây chì bệnh lại làm nhợ, một đầu buộc con vịt xiêm vừa ra ràng, một đầu buộc vào bụi tre để bẫy ếch.
Ếch đờn vọng cổ
Sau đó Bác ngồi rình, thấy một con ếch bà từ trong gốc tre đi ra. Con ếch thấy con vịt này còn hôi lông nên bỏ đi. Bữa sau, Bác đổi một con vịt mái đang đẻ, mập mạp. Trông thấy con vịt ta mập ú, con ếch nhanh chóng chồm tới bên con vịt. Vì thế ếch liền vướng phải lưỡi câu.
Bác vụt đứng dậy la "ếch" một tiếng. Con ếch giật mình nhào ngang, bị lưỡi câu xóc hàm hạ, nó giãy đùng đùng trên sáu sợi dây. Nó lúc la lúc lắc cái đầu, sáu sợi dây chì rẽ quạt ra. Hai tay nó quay lia lịa. Sáu sợi dây bật ra những tiếng kêu bỗng trầm khác nhau. Bác ngồi nghe, một hồi phát ngứa miệng, Bác ứng thanh theo, ca bậy vài câu vọng cổ chơi.
Nếp dẻo
Gần tết năm đó, bác ba Phi cùng cháu ông và con chó mực đi đến nhà ông Hai Móm ở đầu xóm chơi. Thấy khách đến nhà, nên ông Hai Móm mới lấy bánh ít lên đãi khách. Vì là chủ nhà nên ông ăn trước, nhưng khi ông Hai ăn bánh thì không thấy nói gì nữa mà chỉ ra hiệu cho bác Ba Phi ăn bánh. Do bánh ít quá dính nên bác ba Phi phải gỡ một lúc mới ra, nhưng mạnh tay quá làm văng luôn miếng bánh dính lên cây cột nhà.
Truyện Nếp dẻo
Con chó mực thấy vậy liền nhảy lên táp miếng bột. Tức thì con chó dính luôn lên cây cột. Ông hai thấy vậy mắc cười quá, cười phá lên làm văng luôn miếng bánh trong miệng ra. Miếng bánh văng trúng luôn bàn thờ kèm theo là hàm răng giả của ông Hai, con chó thấy vậy bay qua táp miếng bánh trên tủ thờ và táp luôn hàm răng giả của ông Hai Móm.
Câu cá sấu
Một lần có người khách mới đến hỏi Bác Ba rằng xứ U Minh có nhiều sấu không? Bác liền trả lời: “ Ôi! Sấu ở đây nó lên bờ nằm nhiều như củi lụt.”
Truyện Câu cá sấu
Hôm ấy, Bác đi làm một cái đõi đi bắt con sấu, hai vợ chồng chèo thuyền đi. Gặp con sấu lớn ở sông Quảng Phú. Bác kéo sợi đu trước mũi thuyền. Thế là con sấu chạy, kéo luôn cả thuyền. Con sấu kéo thuyền chạy 15km từ Quảng Phú đến vàm Cái Đôi. Lúc đó mới bắt được nó đấy!
Nai trầm thủy
Năm nọ, Bác đi rừng, gặp cái bàu lớn. Giữa trưa đang lúc nóng nực nên Bác hăm hở lội ngay xuống tắm. Vừa khoác nước kỳ cọ, Bác vừa khoan khoái nghĩ: "Chà, không ai sướng bằng ta lúc này. Giữa rừng, ngồi tắm mát một mình mà còn có chỗ máng áo khô sạch nữa.
Đã thiệt...". Bác thò tay xuống lần mở mối lưng, cởi ra thêm chiếc quần đùi. Bác vừa với tay sang nắm lấy nhánh chà, định máng tiếp cái quần thì bất ngờ... cái nhánh chà "giật mình" vụt đứng dậy phóng chạy. Đó là con nai trầm thủy, Bác Ba nhìn nhầm nó thành nhánh cây. Bác sợ mất cái áo, quýnh quáng tức tốc đuổi theo con nai.
Truyện Nai trầm thủy
Nghe có tiếng người chạy đuổi theo kêu la vang rừng phía sau nên con nai càng sải bốn chân phóng hết tốc độ. Mệt quá, không còn cách nào khác, Bác buộc lòng phải đứng lại, vừa thở hổn hển vừa chắp tay lên miệng làm loa, vừa mệt vừa la: “mày không có áo "bận" thì tao tặng cho mày cái áo đó. Còn gói thuốc trong Bác áo mày nhớ trả lại giùm. Tao ghiền... tội nghiệp tao, nai ơi, nai ơi!”
Trên đây là tất tần tần về Bác Ba Phi - một nhân vật gắn liền với tuổi thơ của chúng ta. hy vọng sẽ đem lại cho bạn những phút giây thư giãn qua những câu truyện này nhé.
Bác Ba Phi là ai?
Bác Ba Phi - hay còn được gọi với tên là Bác Ba, là một người con của Đồng Tháp, vùng đất của miền sông nước hữu tình. Bác tên thật là Nguyễn Long Phi, sinh năm 1884 và mất vào ngày 3/11/1964. Với tính cách hòa đồng, vui vẻ và đặc biệt Bác Ba Phi còn có năng khiếu trong việc sáng tác và kể chuyện, vì thế từ người già đến trẻ nhỏ đều quý mến ông.
Bên cạnh đó, ông còn là thành viên của một nhóm người có công khai phá vùng đất U Minh. Trong thời kỳ kháng chiến, ông đã đóng góp rất nhiều đất đai, ruộng đồng của mình cho Cách Mạng.
Ý nghĩa những câu chuyện của Bác Ba Phi
Chúng ta thường biết đến câu chuyện của Bác Ba Phi gắn liền với tiếng cười, mang tính giải trí cao. Thế nhưng ẩn sau những tiếng cười ấy là những giá trị văn hóa sâu sắc, chứa đựng ý nghĩa rất lớn trong việc lưu giữ cốt cách, tinh túy của đất trời và người dân nơi đây.
Mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa riêng, nhưng chung quy lại truyện kể của Bác Ba Phi đều có sức sống mãnh liệt, cổ vũ tinh thần mạnh mẽ vượt qua hoàn cảnh, vươn lên trong giai đoạn khó khăn ấy. Không những thế, những câu chuyện của Bác Ba Phi còn thể hiện tinh thần yêu nước, yêu quê hương đồng bào, thấm được tình làng nghĩa xóm.
2 Những câu chuyện dân gian hay của Bác Ba Phi
Cọp xay lúa
Truyện kể về một đêm cọp mò về làng bắt heo, chó, gà, vịt. Vừa hay Bác Ba Phi gái đem thóc đổ ra cối để xay, Bác Ba Phi trai liền gọi Bác gái vào để nói chuyện. Mấy con chó lẩn quẩn đứng chung quanh cối, bỗng có một con cọp không rõ đứng rình từ bao giờ, thấy bác gái vừa đi khỏi, nó liền nhảy vô nhà bắt chó.
Hai chân trước của cọp vồ trúng ngay giằng xay. Cọp gỡ mãi không ra, cứ kéo lui, kéo tới, kéo hoài. Cối gạo vừa đổ một loáng đã xay hết. Bác Ba Phi gái lại mang thúng thóc khác đổ vào cối cho cọp xay. Cọp cứ phải xay hoài. Bác gái bắt nó xay hết 25 giạ lúa mới thả cho nó ra.
Ếch đờn vọng cổ
Bác Ba Phi có bầy vịt, cứ gần lớn là lần lượt bị mất sạch trơn. Tức quá, Bác rình mò mấy bữa mới biết là bị ếch ăn. Thấy vậy, Bác mới lấy sợi dây thép quai thùng dầu uốn thành một lưỡi câu, lấy sáu sợi dây chì bệnh lại làm nhợ, một đầu buộc con vịt xiêm vừa ra ràng, một đầu buộc vào bụi tre để bẫy ếch.
Sau đó Bác ngồi rình, thấy một con ếch bà từ trong gốc tre đi ra. Con ếch thấy con vịt này còn hôi lông nên bỏ đi. Bữa sau, Bác đổi một con vịt mái đang đẻ, mập mạp. Trông thấy con vịt ta mập ú, con ếch nhanh chóng chồm tới bên con vịt. Vì thế ếch liền vướng phải lưỡi câu.
Bác vụt đứng dậy la "ếch" một tiếng. Con ếch giật mình nhào ngang, bị lưỡi câu xóc hàm hạ, nó giãy đùng đùng trên sáu sợi dây. Nó lúc la lúc lắc cái đầu, sáu sợi dây chì rẽ quạt ra. Hai tay nó quay lia lịa. Sáu sợi dây bật ra những tiếng kêu bỗng trầm khác nhau. Bác ngồi nghe, một hồi phát ngứa miệng, Bác ứng thanh theo, ca bậy vài câu vọng cổ chơi.
Nếp dẻo
Gần tết năm đó, bác ba Phi cùng cháu ông và con chó mực đi đến nhà ông Hai Móm ở đầu xóm chơi. Thấy khách đến nhà, nên ông Hai Móm mới lấy bánh ít lên đãi khách. Vì là chủ nhà nên ông ăn trước, nhưng khi ông Hai ăn bánh thì không thấy nói gì nữa mà chỉ ra hiệu cho bác Ba Phi ăn bánh. Do bánh ít quá dính nên bác ba Phi phải gỡ một lúc mới ra, nhưng mạnh tay quá làm văng luôn miếng bánh dính lên cây cột nhà.
Con chó mực thấy vậy liền nhảy lên táp miếng bột. Tức thì con chó dính luôn lên cây cột. Ông hai thấy vậy mắc cười quá, cười phá lên làm văng luôn miếng bánh trong miệng ra. Miếng bánh văng trúng luôn bàn thờ kèm theo là hàm răng giả của ông Hai, con chó thấy vậy bay qua táp miếng bánh trên tủ thờ và táp luôn hàm răng giả của ông Hai Móm.
Câu cá sấu
Một lần có người khách mới đến hỏi Bác Ba rằng xứ U Minh có nhiều sấu không? Bác liền trả lời: “ Ôi! Sấu ở đây nó lên bờ nằm nhiều như củi lụt.”
Hôm ấy, Bác đi làm một cái đõi đi bắt con sấu, hai vợ chồng chèo thuyền đi. Gặp con sấu lớn ở sông Quảng Phú. Bác kéo sợi đu trước mũi thuyền. Thế là con sấu chạy, kéo luôn cả thuyền. Con sấu kéo thuyền chạy 15km từ Quảng Phú đến vàm Cái Đôi. Lúc đó mới bắt được nó đấy!
Nai trầm thủy
Năm nọ, Bác đi rừng, gặp cái bàu lớn. Giữa trưa đang lúc nóng nực nên Bác hăm hở lội ngay xuống tắm. Vừa khoác nước kỳ cọ, Bác vừa khoan khoái nghĩ: "Chà, không ai sướng bằng ta lúc này. Giữa rừng, ngồi tắm mát một mình mà còn có chỗ máng áo khô sạch nữa.
Đã thiệt...". Bác thò tay xuống lần mở mối lưng, cởi ra thêm chiếc quần đùi. Bác vừa với tay sang nắm lấy nhánh chà, định máng tiếp cái quần thì bất ngờ... cái nhánh chà "giật mình" vụt đứng dậy phóng chạy. Đó là con nai trầm thủy, Bác Ba nhìn nhầm nó thành nhánh cây. Bác sợ mất cái áo, quýnh quáng tức tốc đuổi theo con nai.
Nghe có tiếng người chạy đuổi theo kêu la vang rừng phía sau nên con nai càng sải bốn chân phóng hết tốc độ. Mệt quá, không còn cách nào khác, Bác buộc lòng phải đứng lại, vừa thở hổn hển vừa chắp tay lên miệng làm loa, vừa mệt vừa la: “mày không có áo "bận" thì tao tặng cho mày cái áo đó. Còn gói thuốc trong Bác áo mày nhớ trả lại giùm. Tao ghiền... tội nghiệp tao, nai ơi, nai ơi!”
Trên đây là tất tần tần về Bác Ba Phi - một nhân vật gắn liền với tuổi thơ của chúng ta. hy vọng sẽ đem lại cho bạn những phút giây thư giãn qua những câu truyện này nhé.