Quang Minh
Well-known member
4 dòng xe số và xe ga của TVS nhập khẩu Indonesia, động cơ 110-125 phân khối, giá bán thuộc hàng rẻ nhất thị trường.
Ngày 22/11, thương hiệu xe máy Ấn Độ - TVS - giới thiệu dàn xe gồm 4 mẫu, gồm Ntorq, Callisto và Dazz ở phân khúc xe ga, Rockz phân khúc xe số. Đây là lần đầu tiên hãng này kinh doanh tại Việt Nam, thị trường xe máy lớn thứ tư thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia.
Xe TVS nhập khẩu từ Indonesia, bán tại 10 đại lý ở khu vực phía Nam. Trong 6 tháng tới, hãng đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới lên 100 đại lý. Xe TVS bảo hành 3 năm hoặc 30.000 km, tùy điều kiện nào đến trước.
Mẫu Ntorq 125 (trái) và Callisto (giữa) 110 tại sự kiện ra mắt TVS ở TP HCM, hôm 22/11. Ảnh: Thành Nhạn
Đối tác phân phối của TVS là Minh Long, một doanh nghiệp chuyên kinh doanh xe nhập với mạng lưới showroom chủ yếu ở phía Nam. Cũng vì lý do này, xe TVS lấy khu vực này làm điểm phát triển chính, với mục tiêu có khoảng 300 đại lý trong vòng 6 tháng tới. Con số của hai hãng có thị phần lớn nhất thị trường xe máy tại Việt Nam hiện nay, như Honda là gần 800 đại lý, Yamaha hơn 500 đại lý.
TVS là một thương hiệu xa lạ tại Việt Nam dù xe Ấn Độ đã xâm nhập Việt Nam từ hơn 5 năm trước. Ở quốc gia Nam Á, TVS là thương hiệu lớn thứ ba về thị phần sau Hero và Honda. Sản lượng sản xuất hàng năm của TVS khoảng 4 triệu chiếc, bao gồm đa chủng loại như xe ga, xe máy cỡ nhỏ dưới 100 phân khối (moped), môtô, xe ba bánh. Khoảng 75% doanh số của TVS tiêu thụ ở Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, còn lại là xuất khẩu.
Ông J Thangarajan, chủ tịch TVS Motor thừa nhận thị trường xe máy Việt có những đối thủ mạnh như Honda, Yamaha nắm giữ cùng thói quen mua sắm hình thành từ lâu. "Nhưng người Việt cũng cởi mở với cái mới, nhất là các sản phẩm chất lượng kèm giá cả phải chăng", ông nói và cho đó là cơ hội để hãng xe mới như TVS tiếp cận khách Việt.
Thị trường xe máy Việt Nam những năm qua, dù không có mức tăng trưởng cao, nhưng vẫn duy trì lượng tiêu thụ 2,5-3 triệu chiếc/năm. Doanh số top 5 thế giới nhưng thị phần chủ yếu nắm giữ bởi Honda (khoảng từ 80%). Phần còn lại là cạnh tranh của nhiều hãng như Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM... Vì thế, việc chen chân vào thị trường đã được định hình từ lâu như Việt Nam không phải là chuyện dễ với một thương hiệu mới như TVS.
Lạc quan về triển vọng bán hàng của hãng, nhưng đại diện TVS không nói rõ mục tiêu doanh số tại Việt Nam. Hãng có nhà máy ở Indonesia để phục vụ xuất khẩu đi các nước trong khu vực. Việc lắp ráp tại Việt Nam cũng được tính đến nhưng là câu chuyện của tương lai, khi doanh số khả quan.
Cạnh tranh với các thương hiệu Nhật Bản, Đài Loan, TVS chọn cách tiếp cận khách hàng bằng lợi thế về giá. Bốn sản phẩm hãng bán ra đều thuộc hàng rẻ nhất phân khúc hoặc tự định ra một phân khúc mới. Ví dụ chiếc TVS Dazz 110 với kiểu dáng như chiếc Honda Beat giá chỉ 25,9 triệu đồng, rẻ nhất trong số các mẫu xe ga ở Việt Nam (không tính xe 50 phân khối). Mẫu Beat không được phân phối chính hãng, giá nhập tư nhân khoảng 25-30 triệu đồng.
Trong dải sản phẩm của TVS, mẫu Ntorq lắp động cơ 125 phân khối sở hữu nhiều công nghệ nhất. TVS Ntorq có kích cỡ gần tương đương Honda Air Balde (42,8-57,9 triệu đồng), cung cấp hai chế độ lái: đường phố (street), đua (race), ứng dụng kết nối với điện thoại cho phép điều khiển một số tính năng bằng giọng nói. Giá của Ntorq 125 là 32,9-35,9 triệu đồng, tức rẻ hơn gấp rưỡi mẫu xe Honda (chỉ tính bản 125 phân khối).
Sở hữu giá thấp được xem là một lợi thế của xe TVS khi cạnh tranh với các đối thủ tại Việt Nam. Nhưng điều này không hẳn đảm bảo khả năng hút khách của hãng xe Ấn Độ. Bởi Suzuki hay các hãng Đài Loan như SYM, Kymco cũng có các mẫu xe định giá hấp dẫn hơn xe Nhật nhưng người dùng vẫn dành sự quan tâm chủ yếu cho các mẫu xe của Honda, Yamaha.
Ngày 22/11, thương hiệu xe máy Ấn Độ - TVS - giới thiệu dàn xe gồm 4 mẫu, gồm Ntorq, Callisto và Dazz ở phân khúc xe ga, Rockz phân khúc xe số. Đây là lần đầu tiên hãng này kinh doanh tại Việt Nam, thị trường xe máy lớn thứ tư thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia.
Xe TVS nhập khẩu từ Indonesia, bán tại 10 đại lý ở khu vực phía Nam. Trong 6 tháng tới, hãng đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới lên 100 đại lý. Xe TVS bảo hành 3 năm hoặc 30.000 km, tùy điều kiện nào đến trước.
Mẫu Ntorq 125 (trái) và Callisto (giữa) 110 tại sự kiện ra mắt TVS ở TP HCM, hôm 22/11. Ảnh: Thành Nhạn
Đối tác phân phối của TVS là Minh Long, một doanh nghiệp chuyên kinh doanh xe nhập với mạng lưới showroom chủ yếu ở phía Nam. Cũng vì lý do này, xe TVS lấy khu vực này làm điểm phát triển chính, với mục tiêu có khoảng 300 đại lý trong vòng 6 tháng tới. Con số của hai hãng có thị phần lớn nhất thị trường xe máy tại Việt Nam hiện nay, như Honda là gần 800 đại lý, Yamaha hơn 500 đại lý.
TVS là một thương hiệu xa lạ tại Việt Nam dù xe Ấn Độ đã xâm nhập Việt Nam từ hơn 5 năm trước. Ở quốc gia Nam Á, TVS là thương hiệu lớn thứ ba về thị phần sau Hero và Honda. Sản lượng sản xuất hàng năm của TVS khoảng 4 triệu chiếc, bao gồm đa chủng loại như xe ga, xe máy cỡ nhỏ dưới 100 phân khối (moped), môtô, xe ba bánh. Khoảng 75% doanh số của TVS tiêu thụ ở Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, còn lại là xuất khẩu.
Ông J Thangarajan, chủ tịch TVS Motor thừa nhận thị trường xe máy Việt có những đối thủ mạnh như Honda, Yamaha nắm giữ cùng thói quen mua sắm hình thành từ lâu. "Nhưng người Việt cũng cởi mở với cái mới, nhất là các sản phẩm chất lượng kèm giá cả phải chăng", ông nói và cho đó là cơ hội để hãng xe mới như TVS tiếp cận khách Việt.
Thị trường xe máy Việt Nam những năm qua, dù không có mức tăng trưởng cao, nhưng vẫn duy trì lượng tiêu thụ 2,5-3 triệu chiếc/năm. Doanh số top 5 thế giới nhưng thị phần chủ yếu nắm giữ bởi Honda (khoảng từ 80%). Phần còn lại là cạnh tranh của nhiều hãng như Yamaha, Suzuki, Piaggio, SYM... Vì thế, việc chen chân vào thị trường đã được định hình từ lâu như Việt Nam không phải là chuyện dễ với một thương hiệu mới như TVS.
Lạc quan về triển vọng bán hàng của hãng, nhưng đại diện TVS không nói rõ mục tiêu doanh số tại Việt Nam. Hãng có nhà máy ở Indonesia để phục vụ xuất khẩu đi các nước trong khu vực. Việc lắp ráp tại Việt Nam cũng được tính đến nhưng là câu chuyện của tương lai, khi doanh số khả quan.
Mẫu xe | Dòng sản phẩm | Giá (triệu đồng) |
Ntorq 125 | Xe ga | 32,9-35,9 |
Callisto 110 | 29,5 | |
Callisto 125 | 34,9 | |
Dazz 110 | 25,9 | |
Rockz 110 | Xe số | 25,8 |
Trong dải sản phẩm của TVS, mẫu Ntorq lắp động cơ 125 phân khối sở hữu nhiều công nghệ nhất. TVS Ntorq có kích cỡ gần tương đương Honda Air Balde (42,8-57,9 triệu đồng), cung cấp hai chế độ lái: đường phố (street), đua (race), ứng dụng kết nối với điện thoại cho phép điều khiển một số tính năng bằng giọng nói. Giá của Ntorq 125 là 32,9-35,9 triệu đồng, tức rẻ hơn gấp rưỡi mẫu xe Honda (chỉ tính bản 125 phân khối).
Sở hữu giá thấp được xem là một lợi thế của xe TVS khi cạnh tranh với các đối thủ tại Việt Nam. Nhưng điều này không hẳn đảm bảo khả năng hút khách của hãng xe Ấn Độ. Bởi Suzuki hay các hãng Đài Loan như SYM, Kymco cũng có các mẫu xe định giá hấp dẫn hơn xe Nhật nhưng người dùng vẫn dành sự quan tâm chủ yếu cho các mẫu xe của Honda, Yamaha.