Uống cà phê vào buổi sáng có tốt cho dạ dày?

linh_449

Linh Linhh
Uống cà phê khi bụng đói dù không gây ra vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng, song có thể tăng sản xuất axit dạ dày, nên uống sau khi đã ăn sáng.

Cà phê giúp giảm mệt mỏi, tỉnh táo hơn, có thể cải thiện tâm trạng, chức năng não. Nó cũng góp phần chống lại các bệnh như tiểu đường tuýp hai, bệnh Alzheimer và bệnh tim. Nhiều người rất thích uống cà phê vào buổi sáng, trước khi ăn. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng uống cà phê khi bụng đói có thể gây hại cho sức khỏe.

Theo nghiên cứu đăng trên Thư viện y khoa Mỹ, vị đắng của cà phê có thể kích thích sản xuất axit dạ dày. Do đó, một số quan điểm cho rằng, cà phê kích thích dạ dày, làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn đường ruột như hội chứng ruột kích thích (IBS) và gây ra chứng ợ nóng, loét, buồn nôn, trào ngược axit, khó tiêu. Uống cà phê khi bụng đói khi không có thức ăn trong bụng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày của bạn.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Đại học Leipzig (Đức) năm 2017 không tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa cà phê và các vấn đề tiêu hóa, bất kể bạn uống nó khi bụng đói. Với trường hợp nhạy cảm với cà phê thường xuyên bị ợ chua, nôn mửa hoặc khó tiêu thì tần suất, mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng này không đổi bất kể họ uống cà phê lúc đói hay uống sau khi đã ăn sáng. Đây là kết quả nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Nebraska (Mỹ).

Khi uống cà phê, bạn nên lưu ý đến cách cơ thể phản ứng. Nếu bạn gặp các vấn đề về tiêu hóa khi uống cà phê bụng đói vào buổi sáng nhưng lại không gặp các triệu chứng này sau khi uống sau bữa sáng thì cân nhắc. Bạn có thể điều chỉnh lượng uống, thời lượng uống sao cho phù hợp.

Hơi nóng và caffein trong cà phê giúp bạn tỉnh táo vào buổi nhưng nên uống sau khi đã dùng điểm tâm. Ảnh: Freepik

Hơi nóng và caffein trong cà phê giúp bạn tỉnh táo vào buổi nhưng nên uống sau khi đã dùng điểm tâm. Ảnh: Freepik

Uống cà phê khi bụng đói còn có thể làm tăng nồng độ hormone căng thẳng cortisol tạm thời. Cortisol được sản xuất bởi tuyến thượng thận và giúp điều chỉnh sự trao đổi chất, huyết áp và lượng đường trong máu. Việc tăng quá mức, kéo dài nồng độ hormone này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe bao gồm mất xương, huyết áp cao, tiểu đường loại hai và bệnh tim.

Mức độ cortisol đạt đỉnh tự nhiên vào khoảng thời gian bạn thức dậy, giảm dần trong ngày và đạt đỉnh trở lại trong giai đoạn đầu của giấc ngủ. Cà phê kích thích sản xuất cortisol nên một số người cho rằng uống cà phê đầu tiên vào buổi sáng, khi mức cortisol đã ở mức cao có thể nguy hiểm.

Cà phê có thể làm tăng tạm thời hormone căng thẳng cortisol. Tuy nhiên, điều này không có khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe, bất kể bạn uống nó khi bụng đói hay cùng với thức ăn. Tác động tiêu cực của mức độ cao mạn tính của hormone này có nhiều khả năng là do rối loạn sức khỏe như hội chứng Cushing (bệnh lý nội tiết do rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận) hơn là do bạn uống cà phê.

Uống quá nhiều cà phê có thể gây lo lắng, bồn chồn, đau nửa đầu và ngủ không ngon. Song không có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng uống nó khi bụng đói ảnh hưởng đến tần suất hoặc cường độ của những tác dụng phụ này. Nhiều chuyên gia về dinh dưỡng khuyên, người trưởng thành nên giới hạn lượng caffein ở mức khoảng 400 mg mỗi ngày, tương đương với 4-5 tách (0,95-1,12 lít) cà phê.
 
Bên trên