Uống nước đậu bắp có tác dụng gì?

VTTH.

Well-known member
Đậu bắp là loại thực phẩm dinh dưỡng cao, nhiều người cũng tận dụng nước đậu bắp uống, vậy uống nước đậu bắp có tác dụng gì?

Đậu bắp là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam vì đây là loại rau dễ trồng và có thể ăn với nhiều món từ canh đến món xào hoặc luộc để chấm nước thịt. Tuy nhiên bạn có biết uống nước đậu bắp có tác dụng gì?
Tác dụng của đậu bắp
Theo thông tin trên website của Bệnh viện Đa khoa Vinmec, đậu bắp hay còn được gọi bằng các tên khác như mướp tây, bông vàng, bắp chà hay thảo cà phê,... có nguồn gốc từ Tây Phi. Nhờ vào khả năng chịu nóng bức và khô hạn rất tốt nên chủ yếu đậu bắp được trồng ở các vùng ôn đới hay nhiệt đới, được trồng nhiều nhất là ở miền Nam Hoa Kỳ. Đậu bắp cũng được trồng ở nước ta nhưng chủ yếu vẫn là ở các tỉnh miền Nam có khí hậu nóng bức.
Đậu bắp là loại cây ăn quả, có thể trồng thành cây một năm hoặc nhiều năm. Cây đậu bắp thường cao đến 2,5m với lá dài và rộng lớn từ 10cm đến 20cm. Hoa của cây đậu bắp có 5 cánh với màu trắng hoặc vàng, có các đốm đỏ tại phần gốc hoa. Quả đậu bắp dáng dài chứa nhiều hạt bên trong.
Đậu bắp là loại thực vật chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Protein, Vitamin A,E,B, Axit amin, Kali, Canxi... có lợi cho cơ thể con người cùng với rất nhiều tác dụng như:
Bệnh tiểu đường: đậu bắp chứa các chất như insulin, có khả năng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, giúp ích cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Uống nước ép đậu bắp có thể làm giảm lượng đường trong máu, vì vậy người bệnh mắc bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm đậu bắp vào thực đơn để kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường.
Uống nước đậu bắp có tác dụng gì? - 1

Uống nước đậu bắp có tác dụng gì?
Bệnh thiếu máu: Thường xuyên uống nước ép đậu bắp còn có thể tránh nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, bởi đậu bắp cũng có hàm lượng chất sắt, kali, kẽm,...rất cao giúp bổ sung các chất dinh dưỡng tái tạo máu.
Hệ tiêu hóa: Đậu bắp rất tốt cho hệ tiêu hóa, có thể hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Thực tế, chất nhầy dính trong đậu bắp được tạo thành từ polisaccarit như collagen và mucopolysacarit giúp cải thiện nuôi dưỡng vi sinh vật có lợi cho đường ruột. Tác dụng chính là nhuận tràng, hỗ trợ các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Đậu bắp còn chứa rất nhiều chất xơ cùng với chất nhầy có thể điều hòa sự hấp thu của ruột non giúp điều chỉnh lượng đường huyết. Chất nhầy này còn là môi trường phát triển cho vi khuẩn đường ruột, tác dụng bôi trơn đường ruột.
Bệnh táo bón: Lượng chất xơ trong đậu bắp có thể hấp thụ nước làm thành khối phân lớn, kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Đậu bắp cũng có thể có tác dụng như một loại thuốc nhuận tràng, cùng với chất xơ liên kết với các độc tố giúp giảm bệnh nhu động ruột.
Bệnh loãng xương: Chất nhầy khi ăn đậu bắp cũng có tác dụng bôi trơn xương khớp. Cùng với nguồn vitamin K và folate, đậu bắp cũng giúp ngăn ngừa tình trạng mất canxi, phòng bệnh loãng xương giúp xương ngày càng chắc khỏe hơn, ổn định các khớp.
Làm đẹp da: Chất pectin trong đậu bắp có tác dụng tăng cường độ đàn hồi cho da. Ăn đậu bắp thường xuyên có thể cải thiện tình trạng sức khỏe làn da, các chất chống oxy hóa trong nó có thể giúp thanh lọc máu, loại bỏ tạp chất góp phần đẩy lùi mụn trứng cá. Ngoài cách sử dụng để ăn, bạn còn có thể nghiền nát đậu bắp sử dụng như một lớp mặt nạ bôi lên mặt để làn da trở nên sáng mịn hơn.

Bệnh hen suyễn: Hàm lượng vitamin C cùng với lượng chất chống oxy hóa có trong đậu bắp có khả năng giảm các vấn đề của đường hô hấp như bệnh hen suyễn. Chính vì vậy khi có các triệu chứng hen suyễn có thể sử dụng thêm đậu bắp để làm giảm triệu chứng của nó.
Giảm cân: Đậu bắp có hàm lượng chất xơ vô cùng dồi dào, bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ này rất có lợi cho công cuộc giảm cân. Cùng với ưu điểm lượng calories thấp khiến đậu bắp trở thành món ăn lý tưởng giúp kiểm soát cân nặng.

Ngăn ngừa khuyết tật thai nhi: Đây là công dụng đặc biệt ở đậu bắp nhờ chứa nhiều acid folic. Với các sản phụ, chất này có thể giúp phòng ngừa các bệnh như khuyết tật ống thần kinh. Acid folic còn rất cần thiết cho các chức năng của cơ thể giúp giảm tỷ lệ mắc phải các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Uống nước đậu bắp có tác dụng gì?
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn của BSCKI. Vũ Thanh Tuấn cho biết, ngoài các món ăn như nấu canh chua, luộc làm rau chấm hoặc xào thì uống nước ngâm đậu bắp cũng là cách để bổ sung thêm chất nhầy, vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Với phương pháp này thực hiện khá đơn giản và dễ uống.
Chọn đậu bắp như thế nào ngon nhất?
Đậu bắp ngon sẽ có kích cỡ tương vừa khoảng 10 cm là ngon nhất vì chúng cũng sẽ không quá non hoặc quá già. Đậu bắp tươi là khi chúng còn lớp lông mao mỏng, không bị thâm đen và có màu xanh tươi.
Nên chọn những quả khi bóp vào đậu bắp có cảm giác mềm vừa phải và không bị khô. Đậu bắp già sẽ có dấu hiệu bị dập, héo và không giữ được màu xanh bóng đẹp mà sẽ chuyển sang màu xanh xạm cũng như có nhiều các vết thâm.
Cách ngâm nước đậu bắp
Bước 1: Sơ chế khoảng 4 trái đậu bắp bằng cách rửa sạch, cắt bỏ phần đầu và đuôi.
Bước 2: Cắt đôi hoặc thái nhỏ đậu bắp cho vào cốc sạch đã chuẩn bị sẵn khoảng 250ml nước sôi để nguội.
Bước 3: Ngâm từ 6 - 8 tiếng để chất nhầy trong đậu bắp được tiết ra, lọc lấy nước và uống hàng ngày. Dấu hiệu để nhận biết nước ngâm đậu bắp có thể dùng được là khi nước có độ đặc quánh lại và hơi nhầy.
Nên uống nước đậu bắp khi nào?
Thời điểm sử dụng nước đậu bắp tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn khoảng 30 phút. Bởi vì khi dạ dày chưa có thức ăn từ tối hôm trước sẽ được bổ sung 1 lớp chất nhầy giúp bôi trơn dạ dày và đường ruột. Mỗi tuần chúng ta nên thực hiện uống nước ngâm đậu bắp đều đặn từ 2 - 3 lần/ tuần xen kẽ bổ sung loại rau này trong các bữa ăn. Không nên lạm dụng nước đậu bắp vì chúng có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình đào thải của thận.
Ngoài ra, nếu bạn đang điều trị bất kỳ bệnh nào bằng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tình trạng làm mất hiệu quả thuốc. Đối với những người thường gặp triệu chứng đầy bụng, khó tiêu thì không nên sử dụng nhiều đậu bắp vì lượng fructose trong đậu bắp dễ khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn.
 
Bên trên