Uống nước lá đinh lăng tươi có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cây đinh lăng được mệnh danh là "nhân sâm" của người nghèo. Nhiều người cũng thường tận dụng lá đinh lăng để nấu nước uống. Vậy, uống nước lá đinh lăng tươi có tác dụng gì?
Tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe
Đinh lăng được đại danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi là “sâm của người nghèo” vì chất dinh dưỡng của nó gần bằng với nhân sâm của Hàn Quốc.
Đinh lăng được sử dụng phổ biến trong Đông y để hỗ trợ chữa mất ngủ, an thần, cảm sốt, chữa đau nhức và bồi bổ cơ thể. Một số công dụng phổ biến của cây đinh lăng phải kể đến như:
- Tăng cường thể lực và giảm stress với khả năng kích thích hoạt động của não bộ, chống mệt mỏi và giảm âu lo, tăng cường miễn dịch.
- Vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1 rất tốt cho hệ tim mạch, thị lực và hệ thần kinh.
- Glucozit hỗ trợ tăng cường khả năng co bóp của tim và giảm thiểu lượng Na có trong tim.
- Alcaloid hỗ trợ giảm đau và gây tê hiệu quả.
- Flavonoid giúp ức chế chống lại các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Uống nước lá đinh lăng tươi có tác dụng gì?
Uống nước lá đinh lăng tươi có tác dụng gì?
Nước lá đinh lăng từ lâu được mọi người sử dụng để đun nước uống hàng ngày. Theo các chuyên gia y tế, nước lá cây đinh lăng chứa một số chất rất tốt cho sức khỏe như lysine, methionine, glucozit, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6 và chữa nhiều bệnh như:
Nước lá cây đinh lăng tuy tốt nhưng khi uống bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Trong lá đinh lăng chứa nhiều saponin, nên nếu lạm dụng sử dụng quá nhiều rất dễ gặp phải một số tác dụng phụ chóng mặt, hoa mắt, khó chịu, mệt mỏi,... Vì thế, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cân nhắc liều lượng sử dụng cho phù hợp, không được uống kéo dài.
- Trẻ em không nên uống nước lá đinh lăng mà chỉ nên dùng ngoài da vì hệ cơ quan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nếu lạm dụng uống nước lá đinh lăng có thể ảnh hưởng xấu tới tổng trạng cũng như hệ tim mạch.
- Tuy là dược liệu thiên nhiên ít độc nhưng khi dùng với liều lượng nhiều vẫn có nguy cơ bị ngộ độc, nhất là ở phổi, gan, dạ dày, tim, ruột.
- Thai phụ trong 3 tháng đầu không nên uống lá đinh lăng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Không thể chắc chắn được việc kết hợp giữa bài thuốc từ lá đinh lăng với loại thuốc mà bạn đang sử dụng với mục đích nào đó có gây ra tương tác thuốc hay không. Vì thế, trước khi dùng dược liệu này bạn cần tham vấn kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Cây đinh lăng được mệnh danh là "nhân sâm" của người nghèo. Nhiều người cũng thường tận dụng lá đinh lăng để nấu nước uống. Vậy, uống nước lá đinh lăng tươi có tác dụng gì?
Tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe
Đinh lăng được đại danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi là “sâm của người nghèo” vì chất dinh dưỡng của nó gần bằng với nhân sâm của Hàn Quốc.
Đinh lăng được sử dụng phổ biến trong Đông y để hỗ trợ chữa mất ngủ, an thần, cảm sốt, chữa đau nhức và bồi bổ cơ thể. Một số công dụng phổ biến của cây đinh lăng phải kể đến như:
- Tăng cường thể lực và giảm stress với khả năng kích thích hoạt động của não bộ, chống mệt mỏi và giảm âu lo, tăng cường miễn dịch.
- Vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1 rất tốt cho hệ tim mạch, thị lực và hệ thần kinh.
- Glucozit hỗ trợ tăng cường khả năng co bóp của tim và giảm thiểu lượng Na có trong tim.
- Alcaloid hỗ trợ giảm đau và gây tê hiệu quả.
- Flavonoid giúp ức chế chống lại các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Uống nước lá đinh lăng tươi có tác dụng gì?
Uống nước lá đinh lăng tươi có tác dụng gì?
Nước lá đinh lăng từ lâu được mọi người sử dụng để đun nước uống hàng ngày. Theo các chuyên gia y tế, nước lá cây đinh lăng chứa một số chất rất tốt cho sức khỏe như lysine, methionine, glucozit, vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6 và chữa nhiều bệnh như:
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng tê chân tay, đau mỏi lưng.
- Giảm ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ, giúp bé ngủ ngon hơn.
- Hỗ trợ chữa trị các tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
- Điều trị ho dai dẳng do thời tiết.
- Giúp lợi sữa và chống tắc ti sữa.
- Giải độc cơ thể, lợi tiểu và giảm các triệu chứng cảm sốt.
- Bồi bổ sức khỏe cho sản phụ trước và sau sinh.
- Chữa dị ứng thời tiết, dị ứng ngoài da, mẩn ngứa, mề đay.
- Trị mụn và làm trắng da.
- Chữa co giật ở trẻ em
Nước lá cây đinh lăng tuy tốt nhưng khi uống bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Trong lá đinh lăng chứa nhiều saponin, nên nếu lạm dụng sử dụng quá nhiều rất dễ gặp phải một số tác dụng phụ chóng mặt, hoa mắt, khó chịu, mệt mỏi,... Vì thế, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cân nhắc liều lượng sử dụng cho phù hợp, không được uống kéo dài.
- Trẻ em không nên uống nước lá đinh lăng mà chỉ nên dùng ngoài da vì hệ cơ quan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nếu lạm dụng uống nước lá đinh lăng có thể ảnh hưởng xấu tới tổng trạng cũng như hệ tim mạch.
- Tuy là dược liệu thiên nhiên ít độc nhưng khi dùng với liều lượng nhiều vẫn có nguy cơ bị ngộ độc, nhất là ở phổi, gan, dạ dày, tim, ruột.
- Thai phụ trong 3 tháng đầu không nên uống lá đinh lăng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Không thể chắc chắn được việc kết hợp giữa bài thuốc từ lá đinh lăng với loại thuốc mà bạn đang sử dụng với mục đích nào đó có gây ra tương tác thuốc hay không. Vì thế, trước khi dùng dược liệu này bạn cần tham vấn kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.