Nguyễn May
Well-known member
Nước mía là một trong những thức uống giải khát phổ biến và quen thuộc được nhiều người yêu thích. Vậy uống nước mía có tốt không? Hãy cùng xem giải đáp trong bài viết dưới đây.
Uống nước mía có tốt không?
Nước mía là nước giải khát rất quen thuộc có ở hầu khắp các tỉnh thành. Mùa hè nóng nực, uống cốc nước mía khiến bạn cảm thấy dễ chịu ngay lập tức.
Bài viết của bác sĩ Tiểu Lan trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, mía chứa nhiều đường, chủ yếu là sucrose; các chất nitơ: protein, pepton, amid, nitrat và muối amomi; các chất vô cơ (Fe, Al, Mg, P, Ca, S…); vitamin nhóm B và D; tinh bột; gôm, sáp.
Mía cung cấp nhiều nhiệt lượng, bổ sung nước trong trường hợp mất nước sinh lý (lao động, nắng nóng) và bệnh lý (trúng nắng, sau cơn sốt rét cơn...); tác dụng dự phòng đái tháo đường, ức chế sự phát triển u bướu; là nguyên liệu sản xuất đường cát, đường phèn.
Theo Đông y, mía vị ngọt tính mát; vào phế, vị. Mía tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Trị thử nhiệt làm tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản, ho đau rát họng, tiểu ít tiểu rắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón.
Uống nước mía mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe.© Được VTC cung cấp
Bài viết trên webiste Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra những tác dụng của nước mía.
Cụ thể, nước mía chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, như các thành phần chính trong nước mía chủ yếu là canxi, đường saccaro, kẽm, crôm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), chất chống oxy hóa, phytonutrient, chất xơ hòa tan và protein cần thiết khác.
Các dưỡng chất này đặc biệt có lợi cho dạ dày, thận, tim, mắt và đường ruột. Bên cạnh đó nó còn giúp giảm cân, giảm sốt, ngăn ngừa nguy cơ ung thư, hạ cholesterol xấu và thanh lọc thận.
Mía có công dụng chống táo bón, ngăn ngừa sỏi thận: Với lượng nước dồi dào nước mía giúp phòng ngừa và loại bỏ sỏi thận, hỗ trợ chức năng thận. Ngoài ra nếu bạn đang bị táo bón hoặc mắc bệnh về dạ dày, uống nước mía sẽ cung cấp thêm nhiều kali thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn;
Nước mía giúp điều chỉnh đường huyết: Dù nước mía chứa nhiều đường nhưng nếu bệnh nhân bị tiểu đường dùng thức uống này với mức độ hợp lý thì có thể kiểm soát được lượng đường huyết, ngăn chỉ số đường huyết tăng vọt hoặc hạ thấp quá nhanh;
Mía chống lão hóa: Flavonoid, chất chống oxy hóa và các hợp chất phenolic chứa trong nước mía sẽ giúp đem lại một làn da mềm mại, tươi sáng và ẩm mịn hơn. Những chất này có tác dụng giảm thiểu các nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa sớm trên da;
Mía thải độc gan: Hợp chất phenolic và flavonoid chứa trong nước mía có chức năng chống ung thư, kháng viêm, kháng virus, chống oxy hóa và ngăn ngừa dị ứng. Vì vậy ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan nên uống nước mía thường xuyên để cải thiện tình trạng viêm gan và điều chỉnh sắc tố da.
Những người không nên uống nước mía
Nước mía tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống được. Báo Vietnamnet dẫn lời bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Dược TP.HCM khuyến rằng những người dưới đây không nên uống nước mía:
Uống nước mía có tốt không?
Nước mía là nước giải khát rất quen thuộc có ở hầu khắp các tỉnh thành. Mùa hè nóng nực, uống cốc nước mía khiến bạn cảm thấy dễ chịu ngay lập tức.
Bài viết của bác sĩ Tiểu Lan trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, mía chứa nhiều đường, chủ yếu là sucrose; các chất nitơ: protein, pepton, amid, nitrat và muối amomi; các chất vô cơ (Fe, Al, Mg, P, Ca, S…); vitamin nhóm B và D; tinh bột; gôm, sáp.
Mía cung cấp nhiều nhiệt lượng, bổ sung nước trong trường hợp mất nước sinh lý (lao động, nắng nóng) và bệnh lý (trúng nắng, sau cơn sốt rét cơn...); tác dụng dự phòng đái tháo đường, ức chế sự phát triển u bướu; là nguyên liệu sản xuất đường cát, đường phèn.
Theo Đông y, mía vị ngọt tính mát; vào phế, vị. Mía tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Trị thử nhiệt làm tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản, ho đau rát họng, tiểu ít tiểu rắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón.
Uống nước mía mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe.© Được VTC cung cấp
Bài viết trên webiste Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra những tác dụng của nước mía.
Cụ thể, nước mía chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, như các thành phần chính trong nước mía chủ yếu là canxi, đường saccaro, kẽm, crôm, vitamin (A, B1, B2, B3, B5, B6, C), chất chống oxy hóa, phytonutrient, chất xơ hòa tan và protein cần thiết khác.
Các dưỡng chất này đặc biệt có lợi cho dạ dày, thận, tim, mắt và đường ruột. Bên cạnh đó nó còn giúp giảm cân, giảm sốt, ngăn ngừa nguy cơ ung thư, hạ cholesterol xấu và thanh lọc thận.
Mía có công dụng chống táo bón, ngăn ngừa sỏi thận: Với lượng nước dồi dào nước mía giúp phòng ngừa và loại bỏ sỏi thận, hỗ trợ chức năng thận. Ngoài ra nếu bạn đang bị táo bón hoặc mắc bệnh về dạ dày, uống nước mía sẽ cung cấp thêm nhiều kali thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn;
Nước mía giúp điều chỉnh đường huyết: Dù nước mía chứa nhiều đường nhưng nếu bệnh nhân bị tiểu đường dùng thức uống này với mức độ hợp lý thì có thể kiểm soát được lượng đường huyết, ngăn chỉ số đường huyết tăng vọt hoặc hạ thấp quá nhanh;
Mía chống lão hóa: Flavonoid, chất chống oxy hóa và các hợp chất phenolic chứa trong nước mía sẽ giúp đem lại một làn da mềm mại, tươi sáng và ẩm mịn hơn. Những chất này có tác dụng giảm thiểu các nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa sớm trên da;
Mía thải độc gan: Hợp chất phenolic và flavonoid chứa trong nước mía có chức năng chống ung thư, kháng viêm, kháng virus, chống oxy hóa và ngăn ngừa dị ứng. Vì vậy ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan nên uống nước mía thường xuyên để cải thiện tình trạng viêm gan và điều chỉnh sắc tố da.
Những người không nên uống nước mía
Nước mía tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống được. Báo Vietnamnet dẫn lời bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Dược TP.HCM khuyến rằng những người dưới đây không nên uống nước mía:
- Người có hệ tiêu hóa kém: Do tính hàn lương và hàm lượng đường cao nên những người tỳ vị hư hàn có đường tiêu hóa kém, hay bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, lạnh bụng thì không nên uống nước mía thường xuyên. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.
- Người đang sử dụng thuốc: Không uống nước mía khi đang dùng những loại thuốc bổ hay thuốc chống đông máu để tránh gây tương tác thuốc.
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Người đang ăn kiêng, muốn giảm cân cần uống nước mía có chừng mực vì nước mía nhiều năng lượng. Nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng.
- Phụ nữ mang thai cũng không nên uống quá nhiều nước mía, dễ gây nhiễm trùng hoặc tiểu đường thai kỳ, nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm.