Vai trò của vitamin và khoáng chất

linh_449

Linh Linhh
Vitamin và khoáng chất là hai trong số các loại chất dinh dưỡng chính mà cơ thể bạn cần để tồn tại và khỏe mạnh. Vitamin giúp cơ thể bạn phát triển và hoạt động như bình thường. Có 13 loại vitamin - vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K và vitamin B (thiamine, riboflavin, niacin, axit pantothenic, biotin, vitamin B6, vitamin B12 và folate). Vitamin có những nhiệm vụ khác nhau, vitamin giúp bạn chống lại nhiễm trùng, giữ cho dây thần kinh của bạn khỏe mạnh và giúp cơ thể bạn lấy năng lượng từ thức ăn hoặc máu của bạn để đông máu đúng cách. Khoáng chất cũng giúp cơ thể bạn hoạt động. Một số khoáng chất, như iốt và florua, chỉ cần thiết với số lượng rất nhỏ. Những chất khác, chẳng hạn như canxi, magiê và kali, cần thiết với lượng lớn hơn. Đối với vitamin, nếu bạn ăn một chế độ ăn uống đa dạng, bạn có thể sẽ nhận được đủ hầu hết các khoáng chất. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để người sử dụng hiểu rõ hơn vai trò của vitamin và khoáng chất.

Vitamin và khoáng chất
là vi chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể, chúng có nhiệm vụ tham gia vào nhiều hoạt động như cấu tạo tế bào, chuyển hóa cung cấp năng lượng cũng như tất cả các hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên những chất dinh dưỡng này không được tạo ra trong cơ thể mỗi người mà phải được bổ sung từ những thực phẩm bên ngoài như hoa quả, rau và từ những thức ăn khác mà hằng ngày con người đưa vào trong cơ thể.
4 nhóm chất là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng cho cơ thể
1. Vitamin là gì?

Vitamin là các chất hữu cơ thường tan được trong chất béo hoặc tan trong nước. Vitamin được chia làm 2 nhóm bao gồm vitamin tan trong chất béo và vitamin tan trong nước. Các vitamin tan trong chất béo điển hình như: Vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin K), các loại vitamin này hòa tan trong chất béo và có xu hướng tích tụ trong cơ thể. Còn các loại vitamin tan trong nước như vitamin C và vitamin B phức hợp (vitamin B6, vitamin B12folate) thì cần phải hòa tan trong nước trước khi chúng được cơ thể hấp thụ, đó cũng là lý do mà chúng không thể được tích trữ trong cơ thể. Bất kỳ loại vitamin hòa tan trong nước nào mà cơ thể không thể sử dụng hết sẽ mất dần qua đường nước tiểu.
Vitamin có nhiều loại khác nhau mang những chức năng riêng biệt như:
  • Vitamin B: kích thích ăn uống, giúp da tóc bóng mượt, đặc biệt góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.
  • Vitamin A: giúp làm sáng mắt, chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.
  • Vitamin C: làm chậm sự oxy hóa, ứng dụng nhiều trong da liễu, có khả năng làm tăng sức bền của thành mạch, ứng dụng trong điều trị các bệnh lý xuất huyết.
  • Vitamin D: cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương. Thiếu vitamin D sẽ gây nên các tình trạng bệnh lý về xương khớp như còi xương, xương sống cong, chậm mọc răng...
  • Vitamin E: liên quan đến các bệnh lý về da và tế bào máu.
  • Vitamin K: là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến sự đông máu. Thiếu vitamin K khiến máu bị khó đông, các vết thương sẽ bị chảy máu liên tục.
Bổ sung vitamin D

Vitamin D có lợi cho hệ xương khớp của trẻ
2. Chất khoáng là gì

Chất khoáng là những yếu tố vô cơ có trong đất và nước, chúng được các loại thực vật hấp thụ hoặc những loại động vật tiêu thụ sau đó tồn tại trong những loại động, thực vật đó. Bên cạnh các chất khoáng thường được mọi người nhắc tới trong cuộc sống hằng ngày như canxi, natri và kali thì vẫn tồn tại những loại chất khoáng khác, bao gồm cả chất khoáng vi chất như đồng, i-ốt và kẽm với hàm lượng rất nhỏ nhưng cần thiết cho cuộc sống của con người.
Một số khoáng chất điển hình như:
  • Magie: cần thiết cho chức năng của hệ tiêu hóa nhất là các cơ co thắt và xung thần kinh. Đồng thời Magie còn tham gia kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp, duy trì sự chắc khỏe của xương.
  • Selen: là cấu thành của men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, tác động đến sự phát triển của bạch cầu. Thiếu hụt selen gây ức chế miễn dịch, suy giảm chức năng bạch cầu, ngăn chặn rối loạn chuyển hóa trong hệ tiêu hóa.
  • Sắt: cần thiết cho quá trình tạo các tế bào máu. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, rụng tóc, đau đầu chóng mặt.
  • Kẽm: kích thích hoạt động của các enzyme, hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ vị giác, khứu giác, liên quan đến sự tổng hợp DNA.
  • Clorua: là một khoáng chất đặc biệt trong cơ thể, là thành phần của dịch dạ dày. Clorua cùng với Natri giúp cơ thể cân bằng hệ chất lỏng trong cơ thể.
  • Kali: cần thiết cho hệ thần kinh trung ương, cũng tham gia vào cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi nồng độ Kali bị rối loạn có thể gây rối loạn nhịp tim.
  • Natri: kết hợp với Clorua sẽ giúp cân bằng dịch ngoại bào, điều chỉnh huyết áp
Tại Hoa Kỳ, Học viện Y khoa Quốc gia (trước đây là Viện Y học) đã phát triển các giá trị tham chiếu chất dinh dưỡng được gọi là “Lượng tham chiếu Chế độ ăn uống (DRIs)” cho các vitamin và khoáng chất. Từ những giá trị tham chiếu này sẽ giúp mỗi người có thể tự đánh giá chế độ dinh dưỡng của bản thân và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để cải thiện, giữ vững sức khỏe của họ. Đây cũng được coi là cơ sở khoa học cho việc phát triển các hướng dẫn về thực phẩm ở cả Hoa Kỳ và Canada.
Kết quả xét nghiệm ion hóa đồ giúp xác định nồng độ Kali trong máu

Kali giúp đảm bảo sự ổn định cho nhịp tim


3. Vai trò của vitamin và khoáng chất.


Mỗi ngày cơ thể của con người đều cần sản xuất các tế bào cho từng bộ phận cho cơ thể để phát triển và duy trì sức khỏe. Máu đỏ giàu dinh dưỡng sẽ mang dinh dưỡng và oxy tới các cơ quan đích của cơ thể và nuôi dưỡng chúng và duy trì cuộc sống. Nhưng để làm được những điều trên thì cơ thể của con người cần một số nguyên liệu thô, trong đó có ít nhất 30 loại vitamin, khoáng chất và các thành phần khác có trong chế độ ăn uống mà cơ thể không thể tự sản xuất đủ lượng. Vitamin và khoáng chất được coi là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, chúng củng cố xương, chữa lành những vết thương và tăng cường hệ thống miễn dịch của mỗi người. Bên cạnh đó, vitamin và khoáng chất cũng giúp cơ thể dễ dàng chuyển đổi thức ăn thành năng lượng và sửa chữa các tổn thương tế bào.
Vitamin và khoáng chất được coi là vi chất dinh dưỡng vì cơ thể mỗi người chỉ cần một lượng rất nhỏ vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, nhiều người không thể có đầy đủ được lượng nhỏ đó, dẫn tới các bệnh lý do thiếu hụt vitamin như bệnh còi xương do thiếu hụt vitamin D, chảy máu chân răng do thiếu hụt vitamin C, mù hoặc thị lực kém do thiếu hụt vitamin A,... Cần phải dung nạp đầy đủ tất cả các vi chất dinh dưỡng do cần sự kết hợp của nhiều loại vi chất mới có thể tạo nên một cơ thể khỏe mạnh. Ví dụ như nếu muốn khỏe xương, người đó cần phải kết hợp canxi, vitamin D, vitamin K, magie, và phốt pho để bảo vệ xương khi có những tác động bên ngoài dẫn tới gãy xương. Hay để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh thì phụ nữ mang thai cần bổ sung acid folic sớm trong quá trình thai kỳ giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh về vào và cột sống cho trẻ.
Để đảm bảo cho bản thân có được một cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống thì việc sử dụng một chế độ ăn thích hợp là vô cùng hợp lý. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng các loại đồ ăn như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, protein tốt và chất béo lành mạnh sẽ cung cấp được đủ các nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng quản lý được chế độ ăn của bản thân mình, điển hình như người dân nhận thức được rằng vitamin tổng hợp đóng một vai trò quan trọng cho cơ thể nhưng chỉ một số ít người đáp ứng được đầy đủ các loại và hàm lượng vitamin cho cơ thể.
Vitamin C giúp cải thiện chức năng tổng thể của não

Thiếu vitamin có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm
4. Sự khác nhau giữa vitamin và khoáng chất

Mặc dù cả vitamin và khoáng chất đều được coi là vi chất dinh dưỡng nhưng trên thực tế, chúng khác nhau hoàn toàn. Vitamin là chất hữu cơ và có thể bị phân hủy bởi nhiệt, không khí hoặc acid còn khoáng chất là chất vô cơ, giữ nguyên cấu trúc hóa học của chúng. Điều này có nghĩa là các khoáng chất trong đất và nước dễ dàng đi vào cơ thể thông qua thực vật, động vật hay cả trong chất lỏng mà mọi người thường sử dụng. Những việc chuyển vitamin từ thực phẩm và các nguồn khác vào cơ thể sẽ khó khăn hơn do trong quá trình chế biến thức ăn, bảo quản đồ ăn hay đơn giản chỉ là tiếp xúc với không khí cũng có thể làm mất đi hoạt tính của hợp chất mỏng manh này.
Tuy nhiên, giữa vitamin và khoáng chất lại có sự tương tác với nhau. Ví dụ như vitamin D cho phép cơ thể lấy canxi từ nguồn thực phẩm qua đường tiêu hóa thay vì lấy canxi từ trong xương, hay vitamin C giúp quá trình hấp thụ sắt được diễn ra nhanh và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đôi khi sự tác động của vi chất dinh dưỡng không phải lúc nào cũng hợp tác. Ví dụ, thực tế là vitamin C ngăn chặn khả năng cơ thể hấp thụ đồng khoáng chất cần thiết. Ngay cả khi lượng khoáng chất mangan nhiều cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu sắc.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
 
Bên trên