Nguyễn Thị Thúy Hằng
Moderator
Cơ chế của sự thay đổi
Làm thế nào để bạn có thể khiến tất cả mọi người thay đổi, bạn không bị cô lập? Một yếu tố quan trọng chính là mọi thứ bắt đầu từ cá nhân bạn. Mỗi cá nhân lại có suy nghĩ và tư duy riêng nên muốn thay đổi từ cộng đồng, công ty, nhóm đến cá nhân, cần có sự chuyển đổi và sự chuyển đổi này phải xuất phát từ tư duy, chứ không phải từ thay đổi trong văn hóa công ty. Đó chính là sự thay đổi tư duy của con người.
Điều gì khiến bạn thay đổi? Có 2 điều khác biệt ở đây, một là điều tôi muốn thay đổi, hai là điều bạn muốn thay đổi. Bạn sẽ thay đổi như thế nào và tôi sẽ thay đổi như thế nào. Hãy cùng khám phá xem cơ chế thay đổi là như thế nào.
Ai mong muốn thay đổi?
Vì sao thay đổi lại khó khăn? Tại sao thay đổi lại là một điều khó thực hiện?
Tôi từng tham gia hội thảo của một diễn giả, ông ấy nói rằng chỉ có một người trong thế giới này thực sự muốn thay đổi. Người duy nhất muốn thay đổi chính là đứa trẻ đang mặc tã này vì cái tã bẩn rồi, đó chính là nhu cầu cần thay đổi. Nếu nhu cầu đó không xuất hiện, thì bạn sẽ không muốn thay đổi, vì một cách tự nhiên, thay tã sẽ khiến đứa bé thoải mái. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Điều gì sẽ khiến bạn thay đổi?”
Điều gì sẽ khiến bạn thay đổi?
Nỗi sợ hãi
Điều đầu tiên chính là Nỗi sợ hãi. Nếu bạn muốn thay đổi mà bị ai đó buộc bạn phải làm điều này, thì bên trong bạn sẽ có suy nghĩ tiềm ẩn về sự sợ hãi. Chính sự sợ hãi bên trong sẽ buộc bạn phải thay đổi. Đấy chính là động lực thôi thúc sự thay đổi.
Sự đau khổ
Động lực thứ hai để bạn thay đổi chính là Sự đau khổ. Nếu bạn từng trải qua một nỗi đau nào đó hay những trải nghiệm khiến bạn đau đớn khôn nguôi, khi đó nỗi đau trở thành động lực cho sự thay đổi.
Niềm vui
Điều thứ ba chính là Niềm vui. Ví như bạn có một chiếc xe xịn, một ngôi nhà đẹp, bạn vui vẻ với điều đó và bạn muốn duy trì cảm giác này. Nếu bạn muốn gìn giữ những mối quan hệ của bản thân, bạn đang yêu thì bạn cần sáng tạo mỗi ngày để gìn giữ tình yêu đó. Niềm vui chính là động lực để thay đổi.
Mong muốn thay đổi
Ai cũng có nhiều trải nghiệm trong đời. Nếu các bạn muốn có nhiều trải nghiệm thì có nghĩa là bạn muốn thay đổi. Điều tiếp theo chính là Mong muốn thay đổi. Nếu như tôi mong muốn ở bạn một điều gì đó, bạn sẽ cảm thấy áp lực của mong muốn đó, và bạn sẽ muốn thay đổi. Đó chính là cơ chế vận hành của sự ảnh hưởng. Nếu như sếp của bạn mong muốn bạn thay đổi đúng đắn, vì sự ràng buộc với sếp, bạn sẽ thay đổi theo những mong muốn đó, đó là động lực để thay đổi.
Nếu bạn có tầm nhìn, có ước mơ, bạn sẽ muốn thay đổi. Đó chính là những động cơ của sự thay đổi. Đó cũng chính là cơ chế của sự thay đổi xảy ra với mỗi chúng ta.
Hành vi
Một nhân tố tiếp theo chính là Hành vi. Hành vi là điều chúng ta luôn tập trung vào nó. Tiếp đến là Tinh thần, sau cùng là Niềm tin và Giá trị. Thường chúng ta chỉ tập trung vào hành vi. Nhưng hành vi được điều gì đó dẫn dắt, chúng ta gọi đó là động lực dẫn dắt hành vi. Động lực này chính là Giá trị và Niềm tin.
Ví dụ như tôi muốn là người trung thực. Tại sao tôi muốn là người trung thực? Tôi luôn thể hiện sự trung thực bởi vì đó là nguyên tắc sống của tôi hay giá trị mà cha mẹ truyền cho tôi chính là sự trung thực và họ đã dạy tôi rằng trung thực là đức tính tốt nhất. Có thể bạn sẽ thấy hành vi của tôi, và thấy rằng tôi là một người trung thực, nhưng bạn không thấy được những giá trị ẩn sâu trong con người tôi, bạn chỉ nhìn thấy thứ nổi lên thông qua hành vi của tôi. Vì vậy, nếu bạn chưa thấy giá trị tiềm ẩn, nhưng bạn vẫn muốn thay đổi, hãy tìm kiếm những giá trị mình mong muốn để làm động lực thay đổi.
Peter Drucker từng nói nếu giá trị của bạn và giá trị của công ty chưa tương thích thì chưa có hiệu quả. Bạn cần phải biết giá trị của công ty bạn như thế nào, cũng như giá trị của bản thân bạn là gì, để từ đó tìm kiếm sự tương thích, đó chính là khi sự chuyển đổi diễn ra. Vậy sự thay đổi không bắt đầu từ hành vi, nó bắt đầu từ chính Niềm tin và Giá trị bạn mong muốn.
Sự thay đổi từ ngoại cảnh
Vấn đề ở đây là khi xảy ra sự thay đổi từ môi trường bên ngoài. Khi đại dịch Covid diễn ra, chúng ta buộc phải thay đổi. Sự thay đổi này chính là do dịch Covid đưa đến. Bạn có thể thấy hơn một năm rưỡi nay, chúng ta không còn phải đeo khẩu trang. Điều gì đã xảy ra vậy? Khi chúng ta không còn đeo khẩu trang nữa, thì sự thay đổi cũng đã được hoàn thành, bởi vì sự sợ hãi cũng đã biến mất. Chúng ta đã thay đổi. Chính là do động cơ thay đổi đến từ ngoại cảnh. Vì vậy nếu động cơ từ ngoại cảnh không còn nữa thì sự thay đổi của bạn cũng không tồn tại, bạn sẽ không duy trì được sự thay đổi.
Nếu mọi thứ của bạn đang thay đổi bởi vì bạn yêu cầu chúng thay đổi thì khi các giá trị bạn mong muốn không còn nữa, sự thay đổi cần phải dừng lại hoặc nó sẽ dừng lại khi không còn tính bền vững trong điều kiện tiếp theo.
Sự thay đổi từ bên trong
Sự thay đổi không chỉ đến từ bên ngoài mà còn đến từ bên trong con người bạn. Nếu có sự cân bằng giữa mong muốn thay đổi xuất phát từ con tim và lý trí của bạn, thì khi đó sự thay đổi sẽ tồn tại và được duy trì. Vì vậy, khi chúng ta nói về sự chuyển đổi của mỗi người, bạn cần phải chạm đến trái tim, giá trị, niềm tin của họ, chỉ khi ấy sự chuyển đổi từ bên ngoài mới diễn ra. Nếu không làm được vậy, sự thay đổi chỉ diễn ra rất ngắn hoặc trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ như, nếu bạn có một mục tiêu, như doanh thu của công ty sẽ đạt được mức hai triệu đô la vào năm 2023, mọi người sẽ không cố gắng vì mục tiêu này. Mọi người sẽ nghĩ rằng nếu bạn có tiền thì họ sẽ nhận được gì từ bạn? Khi có tiền bạn sẽ tận hưởng nó, bạn sẽ thu về rất nhiều từ số tiền mà bạn kiếm được. Đó chính là những gì bạn cần. Nhưng nếu bạn nói rằng, chúng ta sẽ thay đổi cuộc sống của một triệu người khác, thì khi đó họ sẽ động lòng. Giờ đây, bạn sẽ cảm thấy mình là một phần của sứ mệnh lớn lao trong việc biến đổi cuộc sống, khi đó cơ chế của sự thay đổi sẽ diễn ra. Và rồi bạn sẽ thấy mọi người đang thay đổi vì đó là bản năng tự nhiên xuất hiện khi có sự thay đổi.
Sự kết nối
Hãy tưởng tượng bạn gặp lại người bạn thân nhất của mình tại một sân bay sau 10 năm không gặp, bạn sẽ hành động như thế nào? Bạn phải thể hiện là mình đang rất vui vẻ khi gặp lại một người bạn thân sau 10 năm xa cách. Đầu tiên, bạn gọi tên bạn mình, nhìn vào mắt họ, sau đó bạn chẳng làm gì cả. Rồi sau đó bạn cố gắng bắt tay, cố gắng nở một nụ cười vì bạn đang gặp họ, rồi bạn cố gắng thể hiện là mình đang vui mừng bằng cách giao lưu với họ. Những gì vừa xảy ra giải thích cho bạn vì sao thay đổi là điều quan trọng. Bởi nó sẽ dẫn đến một điều rất quan trọng, đó chính là Sự kết nối.
Loài người từ khi được sinh ra đã có mối liên kết với nhau. Nếu chúng ta không được kết nối, chúng ta không thể thay đổi. Điều này cho chúng ta một niềm tin rằng thay đổi đem đến cho chúng ta sự phấn khích. Khi những điều này xảy ra thường xuyên, cơ thể sẽ tiết ra các hormone khiến chúng ta cảm thấy thoải mái khi liên kết với những người khác. Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi thì điều đầu tiên cần làm khi ở trong công ty chính là kết nối với mục tiêu của công ty, với người lãnh đạo, với mọi người và bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để nói chuyện với đồng nghiệp. Họ sẵn sàng nói chuyện với bạn nếu bạn thay đổi và nói chuyện với họ.
Bởi nếu bạn không kết nối với mục tiêu của công ty, bạn sẽ chỉ thấy những điều mà công ty muốn bạn thay đổi để đạt được mục tiêu mà không nhìn thấy nguyên nhân vì sao mình cần thay đổi để đưa sự thay đổi đó vào chính tổ chức của mình. Vì bạn là một phần quan trọng trong công ty. Người lãnh đạo công ty không thể thay đổi mọi người nếu chính bản thân họ không muốn thay đổi. Vì nhân tố của sự thay đổi chính là sự liên kết, bạn cần phải liên kết với mọi người.
Trở lại với mục tiêu của công ty, khi bước đầu bạn chưa biết mục tiêu của công ty là gì, hãy tìm hiểu về nó và xem bạn đã liên kết với nó như thế nào. Bạn cảm thấy thế nào về công ty hoặc người quản lý, người lãnh đạo của mình hoặc bất kỳ ai đang yêu cầu bạn thể hiện năng lực bản thân. Bạn có thể kết nối với điều này như thế nào? Bạn có cảm thấy đó là gánh nặng không? Bạn có cảm thấy đó là công việc không? Bạn có cảm thấy đây là điều bạn muốn làm không? Vì thế bạn thức dậy vào buổi sáng và tự nhủ rằng hôm nay tôi sẽ làm một điều gì đó không phải cho công ty, mà là cho bản thân. Và rồi bạn sẽ thấy sự thay đổi diễn ra, mọi người xung quanh bạn sẽ thay đổi.
Năng lực
Điều thứ hai cũng rất quan trọng đó là Năng lực. Nếu bây giờ tôi phát một điệu nhạc Ấn Độ, các bạn sẽ cảm thấy không thoải mái. Nhưng khi bạn đã kết nối với điệu nhạc, khi bạn biết rằng có thể học nhảy theo điệu nhạc này, bạn đã học được. Làm sao chúng ta học được điều này? Chúng ta học nhảy bằng chính năng lực của bản thân. Đó chính là kỹ năng.
Đầu tiên bạn kết nối, sau đó bạn xây dựng năng lực bản thân. Nếu bạn xây dựng được năng lực bản thân thì bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn. Nếu bạn đang làm việc trong một nhóm mà bạn không cảm thấy tự tin, không cảm thấy chắc chắn thì bạn cần phải tạo dựng năng lực để bản thân cảm thấy tự tin hơn. Bạn nghĩ rằng “Tôi có thể làm được, nếu người khác làm được, tôi cũng làm được” và cam kết này đã được thực hiện. Điều cơ bản là chính sự tự tin, năng lực của bạn đã đưa đến một cam kết giữa bạn với lãnh đạo công ty, với công việc hay với mục đích sống và làm việc của bạn.
Sự tự chủ
Tại sao Sự tự chủ lại là một nhân tố quan trọng? Nếu bạn nhìn thấy đứa trẻ từ 0 đến 3 tuổi, nó sẽ tập bò, sẽ khám phá thế giới. Vì trẻ con không biết gì nên chúng sẽ cho tay vào ổ điện, chạm vào lửa. Chúng phá mọi thứ bởi vì chúng muốn tự định hướng.
Nếu bạn là người lãnh đạo và cho phép nhóm của mình tự chủ, cho họ tham gia vào việc ra quyết định, bạn không thể đến trước mặt họ và nói “Ok, chúng ta sẽ thực hiện điều này, chúng ta sẽ làm như thế này”. Không, bạn không thể làm như thế bởi vì họ cần quyền tự quyết để thực hiện công việc, họ sẽ cảm thấy được tự chủ trong công việc, họ cảm thấy được kết nối với mục tiêu chung, được tự lãnh đạo bản thân.
Trước khi bạn mong muốn lãnh đạo của mình là nhà lãnh đạo toàn cầu, thì tôi có thể nói rằng chính lãnh đạo là người dẫn dắt văn hóa công ty. Nếu văn hóa công ty bạn không hỗ trợ, không hiệu quả nhưng bạn có khả năng tự lãnh đạo bản thân thì điều đầu tiên bạn cần làm chính là nắm quyền sở hữu, trở nên tự tin, bạn cần phải cảm thấy được kết nối và khi đó nó sẽ có tác dụng. Vì vậy, khả năng lãnh đạo bản thân là yếu tố quan trọng.
Ý thức tập thể
Hãy quan sát một đàn chim, có thể là hàng triệu con chim, chúng bay lượn cùng nhau. Điều thú vị là trông chúng như đang trôi cùng nhau. Một ví dụ khác về đàn cừu. Hãy nhìn cách chúng di chuyển cùng nhau, tất cả đều di chuyển theo một hướng, chúng không có cảm giác bị mất kết nối với những con khác trong đàn. Chúng chỉ đơn giản là di chuyển. Nếu chúng ta tụt lại phía sau, trong trường hợp khẩn cấp, bạn biết điều gì sẽ xảy ra rồi đấy. Nhưng hãy nhìn cách chúng di chuyển, nếu một con có tách ra khỏi đàn, chúng lại nhập ngay vào đàn. Hãy nhìn đàn cá đang bơi. Đó chính là Ý thức tập thể.
Nếu bạn là một đường kẻ, bạn sẽ có định hướng riêng của mình, nhưng bạn cũng có sự kết nối với những cá nhân khác, dù bạn có hướng riêng nhưng vẫn có sự giao thoa nhịp nhàng. Thực tế là chúng ta đã quá ăn sâu vào những thứ khác, những thứ chúng ta sở hữu trong cuộc sống cá nhân, trong tình yêu và chúng ta không có ý thức chung về tương lai mà có ý thức chung về những điều đó. Nhưng điều quan trọng là, nếu các bạn có liên kết với nhau thì sự chuyển đổi hay chuyển tiếp sẽ phù hợp nhưng bạn cũng cần phải cảm thấy được kết nối trong năng lực bản thân.
Hồi tưởng
Hãy thử nhắm mắt lại. Các bạn có cảm thấy thoải mái không? Tôi biết các bạn rất bận rộn nhưng hãy hồi tưởng. Hít thở sâu. Vì tất cả điều này là về chính bản thân bạn, nếu bạn không thể đi sâu vào tâm trí thì đây chính là bước đầu tiên để bạn thực hiện điều này, hãy cố gắng đi vào sâu trong tâm trí.
Hãy hồi tưởng lại đoạn phim mà bạn vừa xem, bạn cảm thấy thế nào? Nhân vật nào trong phim mà bạn cảm thấy được kết nối nhất? Có phải đó là nhân vật không thể kết nối được với ai vì có những đặc điểm cụ thể cần phải thay đổi? Hay là những người bạn cần phải thay đổi? Hoặc bạn là người đang chờ đợi được tặng một món quà để bạn thay đổi? Món quà đó là gì? Đôi khi món quà đó chính là sự đáp lại những điều mà bạn đang kết nối với mọi người.
Nếu bạn không có món quà ấy, bạn có đang đợi nó không hay là bạn đang tiến thêm một bước. Tôi muốn bạn biết điều đó, và bạn hãy tự hỏi bản thân xem đâu là những gì mình cần để thay đổi. Và hãy nghĩ về điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí bạn, điều khiến bạn ngừng thay đổi. Nó sẽ mang lại điều tốt nhất. Bạn đã có câu trả lời cho chính mình chưa? Hãy mở mắt ra và để kết lại tôi xin gửi đến bạn câu nói nổi tiếng của diễn giả Nido Qubein:
“Nếu bạn là người rụt rè, thay đổi sẽ là sự sợ hãi
Nếu bạn là người thích sự thoải mái, thay đổi sẽ là mối đe dọa
Nếu bạn là người tự tin, thay đổi sẽ là cơ hội”.
Làm thế nào để bạn có thể khiến tất cả mọi người thay đổi, bạn không bị cô lập? Một yếu tố quan trọng chính là mọi thứ bắt đầu từ cá nhân bạn. Mỗi cá nhân lại có suy nghĩ và tư duy riêng nên muốn thay đổi từ cộng đồng, công ty, nhóm đến cá nhân, cần có sự chuyển đổi và sự chuyển đổi này phải xuất phát từ tư duy, chứ không phải từ thay đổi trong văn hóa công ty. Đó chính là sự thay đổi tư duy của con người.
Điều gì khiến bạn thay đổi? Có 2 điều khác biệt ở đây, một là điều tôi muốn thay đổi, hai là điều bạn muốn thay đổi. Bạn sẽ thay đổi như thế nào và tôi sẽ thay đổi như thế nào. Hãy cùng khám phá xem cơ chế thay đổi là như thế nào.
Ai mong muốn thay đổi?
Vì sao thay đổi lại khó khăn? Tại sao thay đổi lại là một điều khó thực hiện?
Tôi từng tham gia hội thảo của một diễn giả, ông ấy nói rằng chỉ có một người trong thế giới này thực sự muốn thay đổi. Người duy nhất muốn thay đổi chính là đứa trẻ đang mặc tã này vì cái tã bẩn rồi, đó chính là nhu cầu cần thay đổi. Nếu nhu cầu đó không xuất hiện, thì bạn sẽ không muốn thay đổi, vì một cách tự nhiên, thay tã sẽ khiến đứa bé thoải mái. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Điều gì sẽ khiến bạn thay đổi?”
Điều gì sẽ khiến bạn thay đổi?
Nỗi sợ hãi
Điều đầu tiên chính là Nỗi sợ hãi. Nếu bạn muốn thay đổi mà bị ai đó buộc bạn phải làm điều này, thì bên trong bạn sẽ có suy nghĩ tiềm ẩn về sự sợ hãi. Chính sự sợ hãi bên trong sẽ buộc bạn phải thay đổi. Đấy chính là động lực thôi thúc sự thay đổi.
Sự đau khổ
Động lực thứ hai để bạn thay đổi chính là Sự đau khổ. Nếu bạn từng trải qua một nỗi đau nào đó hay những trải nghiệm khiến bạn đau đớn khôn nguôi, khi đó nỗi đau trở thành động lực cho sự thay đổi.
Niềm vui
Điều thứ ba chính là Niềm vui. Ví như bạn có một chiếc xe xịn, một ngôi nhà đẹp, bạn vui vẻ với điều đó và bạn muốn duy trì cảm giác này. Nếu bạn muốn gìn giữ những mối quan hệ của bản thân, bạn đang yêu thì bạn cần sáng tạo mỗi ngày để gìn giữ tình yêu đó. Niềm vui chính là động lực để thay đổi.
Mong muốn thay đổi
Ai cũng có nhiều trải nghiệm trong đời. Nếu các bạn muốn có nhiều trải nghiệm thì có nghĩa là bạn muốn thay đổi. Điều tiếp theo chính là Mong muốn thay đổi. Nếu như tôi mong muốn ở bạn một điều gì đó, bạn sẽ cảm thấy áp lực của mong muốn đó, và bạn sẽ muốn thay đổi. Đó chính là cơ chế vận hành của sự ảnh hưởng. Nếu như sếp của bạn mong muốn bạn thay đổi đúng đắn, vì sự ràng buộc với sếp, bạn sẽ thay đổi theo những mong muốn đó, đó là động lực để thay đổi.
Nếu bạn có tầm nhìn, có ước mơ, bạn sẽ muốn thay đổi. Đó chính là những động cơ của sự thay đổi. Đó cũng chính là cơ chế của sự thay đổi xảy ra với mỗi chúng ta.
Hành vi
Một nhân tố tiếp theo chính là Hành vi. Hành vi là điều chúng ta luôn tập trung vào nó. Tiếp đến là Tinh thần, sau cùng là Niềm tin và Giá trị. Thường chúng ta chỉ tập trung vào hành vi. Nhưng hành vi được điều gì đó dẫn dắt, chúng ta gọi đó là động lực dẫn dắt hành vi. Động lực này chính là Giá trị và Niềm tin.
Ví dụ như tôi muốn là người trung thực. Tại sao tôi muốn là người trung thực? Tôi luôn thể hiện sự trung thực bởi vì đó là nguyên tắc sống của tôi hay giá trị mà cha mẹ truyền cho tôi chính là sự trung thực và họ đã dạy tôi rằng trung thực là đức tính tốt nhất. Có thể bạn sẽ thấy hành vi của tôi, và thấy rằng tôi là một người trung thực, nhưng bạn không thấy được những giá trị ẩn sâu trong con người tôi, bạn chỉ nhìn thấy thứ nổi lên thông qua hành vi của tôi. Vì vậy, nếu bạn chưa thấy giá trị tiềm ẩn, nhưng bạn vẫn muốn thay đổi, hãy tìm kiếm những giá trị mình mong muốn để làm động lực thay đổi.
Peter Drucker từng nói nếu giá trị của bạn và giá trị của công ty chưa tương thích thì chưa có hiệu quả. Bạn cần phải biết giá trị của công ty bạn như thế nào, cũng như giá trị của bản thân bạn là gì, để từ đó tìm kiếm sự tương thích, đó chính là khi sự chuyển đổi diễn ra. Vậy sự thay đổi không bắt đầu từ hành vi, nó bắt đầu từ chính Niềm tin và Giá trị bạn mong muốn.
Sự thay đổi từ ngoại cảnh
Vấn đề ở đây là khi xảy ra sự thay đổi từ môi trường bên ngoài. Khi đại dịch Covid diễn ra, chúng ta buộc phải thay đổi. Sự thay đổi này chính là do dịch Covid đưa đến. Bạn có thể thấy hơn một năm rưỡi nay, chúng ta không còn phải đeo khẩu trang. Điều gì đã xảy ra vậy? Khi chúng ta không còn đeo khẩu trang nữa, thì sự thay đổi cũng đã được hoàn thành, bởi vì sự sợ hãi cũng đã biến mất. Chúng ta đã thay đổi. Chính là do động cơ thay đổi đến từ ngoại cảnh. Vì vậy nếu động cơ từ ngoại cảnh không còn nữa thì sự thay đổi của bạn cũng không tồn tại, bạn sẽ không duy trì được sự thay đổi.
Nếu mọi thứ của bạn đang thay đổi bởi vì bạn yêu cầu chúng thay đổi thì khi các giá trị bạn mong muốn không còn nữa, sự thay đổi cần phải dừng lại hoặc nó sẽ dừng lại khi không còn tính bền vững trong điều kiện tiếp theo.
Sự thay đổi từ bên trong
Sự thay đổi không chỉ đến từ bên ngoài mà còn đến từ bên trong con người bạn. Nếu có sự cân bằng giữa mong muốn thay đổi xuất phát từ con tim và lý trí của bạn, thì khi đó sự thay đổi sẽ tồn tại và được duy trì. Vì vậy, khi chúng ta nói về sự chuyển đổi của mỗi người, bạn cần phải chạm đến trái tim, giá trị, niềm tin của họ, chỉ khi ấy sự chuyển đổi từ bên ngoài mới diễn ra. Nếu không làm được vậy, sự thay đổi chỉ diễn ra rất ngắn hoặc trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ như, nếu bạn có một mục tiêu, như doanh thu của công ty sẽ đạt được mức hai triệu đô la vào năm 2023, mọi người sẽ không cố gắng vì mục tiêu này. Mọi người sẽ nghĩ rằng nếu bạn có tiền thì họ sẽ nhận được gì từ bạn? Khi có tiền bạn sẽ tận hưởng nó, bạn sẽ thu về rất nhiều từ số tiền mà bạn kiếm được. Đó chính là những gì bạn cần. Nhưng nếu bạn nói rằng, chúng ta sẽ thay đổi cuộc sống của một triệu người khác, thì khi đó họ sẽ động lòng. Giờ đây, bạn sẽ cảm thấy mình là một phần của sứ mệnh lớn lao trong việc biến đổi cuộc sống, khi đó cơ chế của sự thay đổi sẽ diễn ra. Và rồi bạn sẽ thấy mọi người đang thay đổi vì đó là bản năng tự nhiên xuất hiện khi có sự thay đổi.
Sự kết nối
Hãy tưởng tượng bạn gặp lại người bạn thân nhất của mình tại một sân bay sau 10 năm không gặp, bạn sẽ hành động như thế nào? Bạn phải thể hiện là mình đang rất vui vẻ khi gặp lại một người bạn thân sau 10 năm xa cách. Đầu tiên, bạn gọi tên bạn mình, nhìn vào mắt họ, sau đó bạn chẳng làm gì cả. Rồi sau đó bạn cố gắng bắt tay, cố gắng nở một nụ cười vì bạn đang gặp họ, rồi bạn cố gắng thể hiện là mình đang vui mừng bằng cách giao lưu với họ. Những gì vừa xảy ra giải thích cho bạn vì sao thay đổi là điều quan trọng. Bởi nó sẽ dẫn đến một điều rất quan trọng, đó chính là Sự kết nối.
Loài người từ khi được sinh ra đã có mối liên kết với nhau. Nếu chúng ta không được kết nối, chúng ta không thể thay đổi. Điều này cho chúng ta một niềm tin rằng thay đổi đem đến cho chúng ta sự phấn khích. Khi những điều này xảy ra thường xuyên, cơ thể sẽ tiết ra các hormone khiến chúng ta cảm thấy thoải mái khi liên kết với những người khác. Vì vậy, nếu bạn muốn thay đổi thì điều đầu tiên cần làm khi ở trong công ty chính là kết nối với mục tiêu của công ty, với người lãnh đạo, với mọi người và bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để nói chuyện với đồng nghiệp. Họ sẵn sàng nói chuyện với bạn nếu bạn thay đổi và nói chuyện với họ.
Bởi nếu bạn không kết nối với mục tiêu của công ty, bạn sẽ chỉ thấy những điều mà công ty muốn bạn thay đổi để đạt được mục tiêu mà không nhìn thấy nguyên nhân vì sao mình cần thay đổi để đưa sự thay đổi đó vào chính tổ chức của mình. Vì bạn là một phần quan trọng trong công ty. Người lãnh đạo công ty không thể thay đổi mọi người nếu chính bản thân họ không muốn thay đổi. Vì nhân tố của sự thay đổi chính là sự liên kết, bạn cần phải liên kết với mọi người.
Trở lại với mục tiêu của công ty, khi bước đầu bạn chưa biết mục tiêu của công ty là gì, hãy tìm hiểu về nó và xem bạn đã liên kết với nó như thế nào. Bạn cảm thấy thế nào về công ty hoặc người quản lý, người lãnh đạo của mình hoặc bất kỳ ai đang yêu cầu bạn thể hiện năng lực bản thân. Bạn có thể kết nối với điều này như thế nào? Bạn có cảm thấy đó là gánh nặng không? Bạn có cảm thấy đó là công việc không? Bạn có cảm thấy đây là điều bạn muốn làm không? Vì thế bạn thức dậy vào buổi sáng và tự nhủ rằng hôm nay tôi sẽ làm một điều gì đó không phải cho công ty, mà là cho bản thân. Và rồi bạn sẽ thấy sự thay đổi diễn ra, mọi người xung quanh bạn sẽ thay đổi.
Năng lực
Điều thứ hai cũng rất quan trọng đó là Năng lực. Nếu bây giờ tôi phát một điệu nhạc Ấn Độ, các bạn sẽ cảm thấy không thoải mái. Nhưng khi bạn đã kết nối với điệu nhạc, khi bạn biết rằng có thể học nhảy theo điệu nhạc này, bạn đã học được. Làm sao chúng ta học được điều này? Chúng ta học nhảy bằng chính năng lực của bản thân. Đó chính là kỹ năng.
Đầu tiên bạn kết nối, sau đó bạn xây dựng năng lực bản thân. Nếu bạn xây dựng được năng lực bản thân thì bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn. Nếu bạn đang làm việc trong một nhóm mà bạn không cảm thấy tự tin, không cảm thấy chắc chắn thì bạn cần phải tạo dựng năng lực để bản thân cảm thấy tự tin hơn. Bạn nghĩ rằng “Tôi có thể làm được, nếu người khác làm được, tôi cũng làm được” và cam kết này đã được thực hiện. Điều cơ bản là chính sự tự tin, năng lực của bạn đã đưa đến một cam kết giữa bạn với lãnh đạo công ty, với công việc hay với mục đích sống và làm việc của bạn.
Sự tự chủ
Tại sao Sự tự chủ lại là một nhân tố quan trọng? Nếu bạn nhìn thấy đứa trẻ từ 0 đến 3 tuổi, nó sẽ tập bò, sẽ khám phá thế giới. Vì trẻ con không biết gì nên chúng sẽ cho tay vào ổ điện, chạm vào lửa. Chúng phá mọi thứ bởi vì chúng muốn tự định hướng.
Nếu bạn là người lãnh đạo và cho phép nhóm của mình tự chủ, cho họ tham gia vào việc ra quyết định, bạn không thể đến trước mặt họ và nói “Ok, chúng ta sẽ thực hiện điều này, chúng ta sẽ làm như thế này”. Không, bạn không thể làm như thế bởi vì họ cần quyền tự quyết để thực hiện công việc, họ sẽ cảm thấy được tự chủ trong công việc, họ cảm thấy được kết nối với mục tiêu chung, được tự lãnh đạo bản thân.
Trước khi bạn mong muốn lãnh đạo của mình là nhà lãnh đạo toàn cầu, thì tôi có thể nói rằng chính lãnh đạo là người dẫn dắt văn hóa công ty. Nếu văn hóa công ty bạn không hỗ trợ, không hiệu quả nhưng bạn có khả năng tự lãnh đạo bản thân thì điều đầu tiên bạn cần làm chính là nắm quyền sở hữu, trở nên tự tin, bạn cần phải cảm thấy được kết nối và khi đó nó sẽ có tác dụng. Vì vậy, khả năng lãnh đạo bản thân là yếu tố quan trọng.
Ý thức tập thể
Hãy quan sát một đàn chim, có thể là hàng triệu con chim, chúng bay lượn cùng nhau. Điều thú vị là trông chúng như đang trôi cùng nhau. Một ví dụ khác về đàn cừu. Hãy nhìn cách chúng di chuyển cùng nhau, tất cả đều di chuyển theo một hướng, chúng không có cảm giác bị mất kết nối với những con khác trong đàn. Chúng chỉ đơn giản là di chuyển. Nếu chúng ta tụt lại phía sau, trong trường hợp khẩn cấp, bạn biết điều gì sẽ xảy ra rồi đấy. Nhưng hãy nhìn cách chúng di chuyển, nếu một con có tách ra khỏi đàn, chúng lại nhập ngay vào đàn. Hãy nhìn đàn cá đang bơi. Đó chính là Ý thức tập thể.
Nếu bạn là một đường kẻ, bạn sẽ có định hướng riêng của mình, nhưng bạn cũng có sự kết nối với những cá nhân khác, dù bạn có hướng riêng nhưng vẫn có sự giao thoa nhịp nhàng. Thực tế là chúng ta đã quá ăn sâu vào những thứ khác, những thứ chúng ta sở hữu trong cuộc sống cá nhân, trong tình yêu và chúng ta không có ý thức chung về tương lai mà có ý thức chung về những điều đó. Nhưng điều quan trọng là, nếu các bạn có liên kết với nhau thì sự chuyển đổi hay chuyển tiếp sẽ phù hợp nhưng bạn cũng cần phải cảm thấy được kết nối trong năng lực bản thân.
Hồi tưởng
Hãy thử nhắm mắt lại. Các bạn có cảm thấy thoải mái không? Tôi biết các bạn rất bận rộn nhưng hãy hồi tưởng. Hít thở sâu. Vì tất cả điều này là về chính bản thân bạn, nếu bạn không thể đi sâu vào tâm trí thì đây chính là bước đầu tiên để bạn thực hiện điều này, hãy cố gắng đi vào sâu trong tâm trí.
Hãy hồi tưởng lại đoạn phim mà bạn vừa xem, bạn cảm thấy thế nào? Nhân vật nào trong phim mà bạn cảm thấy được kết nối nhất? Có phải đó là nhân vật không thể kết nối được với ai vì có những đặc điểm cụ thể cần phải thay đổi? Hay là những người bạn cần phải thay đổi? Hoặc bạn là người đang chờ đợi được tặng một món quà để bạn thay đổi? Món quà đó là gì? Đôi khi món quà đó chính là sự đáp lại những điều mà bạn đang kết nối với mọi người.
Nếu bạn không có món quà ấy, bạn có đang đợi nó không hay là bạn đang tiến thêm một bước. Tôi muốn bạn biết điều đó, và bạn hãy tự hỏi bản thân xem đâu là những gì mình cần để thay đổi. Và hãy nghĩ về điều đầu tiên xuất hiện trong tâm trí bạn, điều khiến bạn ngừng thay đổi. Nó sẽ mang lại điều tốt nhất. Bạn đã có câu trả lời cho chính mình chưa? Hãy mở mắt ra và để kết lại tôi xin gửi đến bạn câu nói nổi tiếng của diễn giả Nido Qubein:
“Nếu bạn là người rụt rè, thay đổi sẽ là sự sợ hãi
Nếu bạn là người thích sự thoải mái, thay đổi sẽ là mối đe dọa
Nếu bạn là người tự tin, thay đổi sẽ là cơ hội”.
Diễn giả Ankur Nag