TRUONGTRINH
Well-known member
Khảo sát từ Đại học Stanford cho thấy cứ 10 kỹ sư công nghệ tại Thung lũng Silicon có một người gần như không làm việc, còn gọi là "kỹ sư ma".
Tình trạng lập trình viên được tuyển vào các công ty tại Thung lũng Silicon nhưng hầu như không làm gì đã tồn tại từ lâu, nhưng hiện mới có nghiên cứu cụ thể.
Yegor Denisov-Blanch, chuyên gia tại Đại học Stanford, đã tạo công cụ đánh giá chất lượng và số lượng kho lưu trữ mã code của nhân viên trên GitHub, dựa trên công việc của hơn 50.000 nhân viên tại hàng trăm công ty ở Thung lũng Silicon. Kết quả, ông phát hiện khoảng 9,5% nhân viên là "kỹ sư ma" - những người chỉ đạt năng suất dưới 10% so với mức trung bình của đồng nghiệp.
Minh họa về "nhân viên ma". Ảnh: Papaya Global
"Kỹ sư phần mềm là một hộp đen", Denisov-Blanch nói với Business Insider. "Không ai biết cách đo hiệu suất của họ. Sẽ không công bằng khi ai đó thực hiện một thay đổi rất phức tạp chỉ với một dòng code lại bị xem thường, còn người làm tính năng đơn giản với 1.000 dòng code lại được ca ngợi".
Denisov-Blanch cho biết thuật toán của ông cố gắng giải quyết vấn đề đó bằng cách xếp hạng cao cho những kỹ sư viết nhiều code nếu đáp ứng các yêu cầu gồm: có thể bảo trì, giải quyết vấn đề phức tạp và dễ triển khai.
Theo Business Insider, nghiên cứu của Denisov-Blanch có thể tạo sự tin tưởng ở mức nhất định. Tuy nhiên, xét trong toàn ngành, tỷ lệ 9,5% có thể bị phóng đại vì công cụ chỉ chạy thuật toán đối với các công ty tự nguyện tham gia nghiên cứu, nên có thể không đủ bao quát. Ngược lại, có những nhân viên đạt sản lượng 11% hoặc 12%, nhưng không được xếp là "kỹ sư ma", nên mức 9,5% bị đánh giá thấp hơn thực tế.
Nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng Keith Rabois nhận định trên Business Insider giữa năm 2023 rằng hàng nghìn nhân viên đang làm công việc "ảo", "hữu danh vô thực" khi các công ty công nghệ tuyển dụng một cách điên cuồng trong đại dịch.
"Các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm về việc tuyển quá nhiều rồi lại sa thải hàng loạt. Họ lôi kéo người mới cho những vị trí ảo chỉ để đáp ứng thước đo phù phiếm về tuyển dụng", ông nói. Bên cạnh đó, nhiều công ty ở Thung lũng Silicon cố tình lôi kéo kỹ sư và tài năng công nghệ chỉ với mục đích ngăn họ đầu quân cho công ty đối thủ.
Việc loại bỏ những người làm việc kém hiệu quả đang được một số công ty tại Thung lũng Silicon chú trọng. Năm 2022, Elon Musk đã tiếp nhận Twitter và đổi thành X, sau đó sa thải 80% nhân sự mà không gặp phải những sự cố lớn hay bị gián đoạn dịch vụ do thiếu người.
Musk thậm chí đang nhắm đến việc áp dụng giải pháp mạnh tay như ở X cho Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) mới thành lập. Nói với WSJ ngày 20/11, tỷ phú Mỹ cho biết sẽ cắt giảm nhân viên liên bang, gồm cả việc chấm dứt làm việc từ xa. "Nếu nhân viên không muốn xuất hiện tại văn phòng, những người đóng thuế ở Mỹ không có lý do gì phải trả tiền cho họ", Musk nói.
Bảo Lâm
Tình trạng lập trình viên được tuyển vào các công ty tại Thung lũng Silicon nhưng hầu như không làm gì đã tồn tại từ lâu, nhưng hiện mới có nghiên cứu cụ thể.
Yegor Denisov-Blanch, chuyên gia tại Đại học Stanford, đã tạo công cụ đánh giá chất lượng và số lượng kho lưu trữ mã code của nhân viên trên GitHub, dựa trên công việc của hơn 50.000 nhân viên tại hàng trăm công ty ở Thung lũng Silicon. Kết quả, ông phát hiện khoảng 9,5% nhân viên là "kỹ sư ma" - những người chỉ đạt năng suất dưới 10% so với mức trung bình của đồng nghiệp.
Minh họa về "nhân viên ma". Ảnh: Papaya Global
"Kỹ sư phần mềm là một hộp đen", Denisov-Blanch nói với Business Insider. "Không ai biết cách đo hiệu suất của họ. Sẽ không công bằng khi ai đó thực hiện một thay đổi rất phức tạp chỉ với một dòng code lại bị xem thường, còn người làm tính năng đơn giản với 1.000 dòng code lại được ca ngợi".
Denisov-Blanch cho biết thuật toán của ông cố gắng giải quyết vấn đề đó bằng cách xếp hạng cao cho những kỹ sư viết nhiều code nếu đáp ứng các yêu cầu gồm: có thể bảo trì, giải quyết vấn đề phức tạp và dễ triển khai.
Theo Business Insider, nghiên cứu của Denisov-Blanch có thể tạo sự tin tưởng ở mức nhất định. Tuy nhiên, xét trong toàn ngành, tỷ lệ 9,5% có thể bị phóng đại vì công cụ chỉ chạy thuật toán đối với các công ty tự nguyện tham gia nghiên cứu, nên có thể không đủ bao quát. Ngược lại, có những nhân viên đạt sản lượng 11% hoặc 12%, nhưng không được xếp là "kỹ sư ma", nên mức 9,5% bị đánh giá thấp hơn thực tế.
Nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng Keith Rabois nhận định trên Business Insider giữa năm 2023 rằng hàng nghìn nhân viên đang làm công việc "ảo", "hữu danh vô thực" khi các công ty công nghệ tuyển dụng một cách điên cuồng trong đại dịch.
"Các công ty công nghệ phải chịu trách nhiệm về việc tuyển quá nhiều rồi lại sa thải hàng loạt. Họ lôi kéo người mới cho những vị trí ảo chỉ để đáp ứng thước đo phù phiếm về tuyển dụng", ông nói. Bên cạnh đó, nhiều công ty ở Thung lũng Silicon cố tình lôi kéo kỹ sư và tài năng công nghệ chỉ với mục đích ngăn họ đầu quân cho công ty đối thủ.
Việc loại bỏ những người làm việc kém hiệu quả đang được một số công ty tại Thung lũng Silicon chú trọng. Năm 2022, Elon Musk đã tiếp nhận Twitter và đổi thành X, sau đó sa thải 80% nhân sự mà không gặp phải những sự cố lớn hay bị gián đoạn dịch vụ do thiếu người.
Musk thậm chí đang nhắm đến việc áp dụng giải pháp mạnh tay như ở X cho Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) mới thành lập. Nói với WSJ ngày 20/11, tỷ phú Mỹ cho biết sẽ cắt giảm nhân viên liên bang, gồm cả việc chấm dứt làm việc từ xa. "Nếu nhân viên không muốn xuất hiện tại văn phòng, những người đóng thuế ở Mỹ không có lý do gì phải trả tiền cho họ", Musk nói.
Bảo Lâm