nhatlinh2000
Well-known member
Sứa đỏ và các món từ sứa từ xưa đã là những món ăn "khoái" khẩu, thanh mát đặc biệt phù hợp dịp hè. Sứa không chỉ là đặc sản mà còn dùng để xuất khẩu, được người dân biển coi là "vàng trắng". Nếu sứa được coi là vàng trắng" thì sứa đỏ có lẽ là kim cương" của vùng biển bởi chúng quý hiếm hơn nhiều, ngon và giàu dinh dưỡng.
Đi săn sứa đỏ vào mùa
Sứa (đông y gọi là hải triết, thạch kính, thuỷ mẫu...) là loài thuỷ sinh ruột khoang, thân hình tán, có nhiều tua, thịt dạng keo trong suốt, chứa nhiều nước, sống trôi nổi trên biển. Sứa biển chỉ có thể vớt được vào dịp cuối năm và hết vào tầm tháng 3 tháng 4 âm lịch năm sau. Ngư dân quen gọi giai đoạn này là "mùa" sứa.
Vào mùa sứa, đến con nước, sứa trôi dạt theo sóng biển được ngư dân vớt bán cho các điểm thu mua. Tại đây, sứa được sơ chế, đóng hộp và xuất sang Trung Quốc, một phần tiêu thụ nội địa. Bởi mang lại nguồn lợi lớn nên mấy năm gần đây, có người ví sứa là "vàng trắng" của biển. Sứa có giá trị lớn, sứa đỏ lại càng quý hơn.
Ngày trước, sứa biển luôn là nỗi lo của ngư dân vì sứa thường làm rách lưới. Từ năm 2010, khi món nộm sứa phổ biến thì nhiều du khách đã biết và yêu thích món ăn này. Loài nhuyễn thể này tuy không có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại chứa một số loại vitamin không thể thay thế và axit nicitinic, giàu khoáng chất Na, Ca, K, Mg
Vào mùa thu hoạch ngư dân trên đảo đổ xô đi vớt sứa kiếm thêm thu nhập. Loài nhuyễn thể này có giá trị dinh dưỡng cao, không chỉ tiêu thụ mạnh trong nước còn chế biến đóng gói xuất khẩu. Cứ khi nào thời tiết đang lạnh mà chuyển sang ấm là sứa sẽ về nhiều. Do sứa vào mùa nổi sát mặt nước và di chuyển chậm chạp nên công cụ ra khơi chỉ cần một chiếc tàu nhỏ, vài cái vợt lưới, thêm đèn pha là đủ.
Tuy dễ đánh bắt nhưng chế biến sứa khá công phu và phải biết nghề. Theo những ngư dân huyện đảo Cô Tô, sứa sau khi được đánh bắt về được đưa về xưởng chế biến, công nhân tập trung phân loại, đưa vào bể máy quay ly tâm để đánh sạch nhớt và làm sứa cứng lại, thải hết tạp chất.
Trong đó, phần chân sứa có giá trị chất dinh dưỡng cao, có thể chế biến nộm sứa ngon hơn các phần còn lại. Sau khi quay 10-12 tiếng đồng hồ, sứa được đưa ra bể nước muối, nồng độ tăng dần, ngâm tới cả tháng; con sứa sẽ cứng, trắng, sáng đẹp, không còn nước.
Sứa thành phẩm đóng thùng loại 7-10kg bán trong nước và xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc. Nếu sứa trắng chỉ có giá từ 250-350 nghìn/ thùng thì sứa đỏ lại có giá hàng triệu đồng/thùng, thậm chí không ai bán bởi chúng rất hiếm và có giá trị dinh dưỡng cao.
Nếu nói sứa là vàng trắng của vùng biển thì sứa đỏ có thể coi là "kim cương" lựa từ số "vàng trắng" đó. Theo những ngư dân địa phương thì trong hàng nghìn con sứa trắng mới tìm được 1-2 con sứa đỏ. Vì thế đi săn sứa đỏ không hề dễ và có khi may mắn mới bắt được.
Sứa đỏ chỉ xuất hiện theo mùa chứ không có quanh năm. Mùa sứa đỏ thường diễn ra từ khoảng cuối tháng Giêng đến tháng 5 âm lịch
Sứa đỏ và món ăn giàu dinh dưỡng
Về hình dáng, cấu tạo, sứa đỏ không khác gì sứa thường. Điểm khác biệt là toàn thân sứa có màu nâu đậm, kích cỡ nhỏ hơn chút so với sứa thường. Thông thường sứa đỏ chỉ đạt từ 5-6kg, con to đạt 10kg nhưng giá bán phải gấp cả chục lần.
Sứa đỏ giá trị nhưng để trở thành món ngon thì người chế biến phải rất cầu kỳ. Sứa đỏ cũng như sứa thường được chế biến bằng cách cắt nhỏ, cho vào quay li tâm rồi ngâm muối để sứa sạch và bảo quản được lâu.
Bên cạnh cách chế biến truyền thống để xuất khẩu, sứa đỏ còn được các ngư dân chế biến sống thành các món ăn ngon. Sứa đỏ có thể chế biến thành nhiều món như gỏi sứa với mắm tôm, trần qua, ninh chân giò lợn hoặc ăn kèm với lẩu...
Một trong những món ăn ngon, phổ biến nhất là nộm sứa đỏ. "Sứa đỏ sau khi đánh bắt về, làm sạch bằng cách ngâm kỹ bằng nước chè đặc, các gia vị khác... cho hết nhớt, ép cho hết nước mặn, vị nồng, tăng độ giòn. Sau đó, sứa được thái lát mỏng và trộn với nước mắm, đường, chanh, nêm thêm rau thơm đủ loại, lạc rang..." - anh Nguyễn Văn Minh (thị trấn Cô Tô), một ngư dân có kinh nghiệm chế biến sứa đỏ chia sẻ bí quyết.
Không chỉ đẹp mắt, sứa đỏ có vị thanh thanh, mát mát, ăn gần giống như... thạch dừa, đậu phụ non. Nộm sứa bóp vừa ăn, có vị ngọt chua cay của gia vị hoà cùng cảm giác nhai giòn giòn, sật sật trong miệng người ăn khiến nhiều thực khách yêu thích.
Theo các nhà y học, trong sứa biển nói chung, sứa đỏ nói riêng có nhiều protein, ít lipid, các chất khoáng P, Ca, Fe và các sinh tố B1, B2, Na; choline, chứa nhiều iod. Với sứa đỏ thì đây là món ăn rất tốt cho cơ thể, có thể giải nhiệt, chữa chóng mặt, nhức đầu, thanh mát cơ thể nhất là trong những ngày nắng. Sứa đỏ ít đạm, giúp giảm mỡ máu, tốt cho người tim mạch. Sứa đỏ ăn thanh mát và nhẹ bụng, rất thích hợp với tiết trời dở oi dở nồng cuối xuân đầu hạ.
Đi săn sứa đỏ vào mùa
Sứa (đông y gọi là hải triết, thạch kính, thuỷ mẫu...) là loài thuỷ sinh ruột khoang, thân hình tán, có nhiều tua, thịt dạng keo trong suốt, chứa nhiều nước, sống trôi nổi trên biển. Sứa biển chỉ có thể vớt được vào dịp cuối năm và hết vào tầm tháng 3 tháng 4 âm lịch năm sau. Ngư dân quen gọi giai đoạn này là "mùa" sứa.
Vào mùa sứa, đến con nước, sứa trôi dạt theo sóng biển được ngư dân vớt bán cho các điểm thu mua. Tại đây, sứa được sơ chế, đóng hộp và xuất sang Trung Quốc, một phần tiêu thụ nội địa. Bởi mang lại nguồn lợi lớn nên mấy năm gần đây, có người ví sứa là "vàng trắng" của biển. Sứa có giá trị lớn, sứa đỏ lại càng quý hơn.
Ngày trước, sứa biển luôn là nỗi lo của ngư dân vì sứa thường làm rách lưới. Từ năm 2010, khi món nộm sứa phổ biến thì nhiều du khách đã biết và yêu thích món ăn này. Loài nhuyễn thể này tuy không có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại chứa một số loại vitamin không thể thay thế và axit nicitinic, giàu khoáng chất Na, Ca, K, Mg
Vào mùa thu hoạch ngư dân trên đảo đổ xô đi vớt sứa kiếm thêm thu nhập. Loài nhuyễn thể này có giá trị dinh dưỡng cao, không chỉ tiêu thụ mạnh trong nước còn chế biến đóng gói xuất khẩu. Cứ khi nào thời tiết đang lạnh mà chuyển sang ấm là sứa sẽ về nhiều. Do sứa vào mùa nổi sát mặt nước và di chuyển chậm chạp nên công cụ ra khơi chỉ cần một chiếc tàu nhỏ, vài cái vợt lưới, thêm đèn pha là đủ.
Tuy dễ đánh bắt nhưng chế biến sứa khá công phu và phải biết nghề. Theo những ngư dân huyện đảo Cô Tô, sứa sau khi được đánh bắt về được đưa về xưởng chế biến, công nhân tập trung phân loại, đưa vào bể máy quay ly tâm để đánh sạch nhớt và làm sứa cứng lại, thải hết tạp chất.
Trong đó, phần chân sứa có giá trị chất dinh dưỡng cao, có thể chế biến nộm sứa ngon hơn các phần còn lại. Sau khi quay 10-12 tiếng đồng hồ, sứa được đưa ra bể nước muối, nồng độ tăng dần, ngâm tới cả tháng; con sứa sẽ cứng, trắng, sáng đẹp, không còn nước.
Sứa thành phẩm đóng thùng loại 7-10kg bán trong nước và xuất khẩu, chủ yếu sang Trung Quốc. Nếu sứa trắng chỉ có giá từ 250-350 nghìn/ thùng thì sứa đỏ lại có giá hàng triệu đồng/thùng, thậm chí không ai bán bởi chúng rất hiếm và có giá trị dinh dưỡng cao.
Nếu nói sứa là vàng trắng của vùng biển thì sứa đỏ có thể coi là "kim cương" lựa từ số "vàng trắng" đó. Theo những ngư dân địa phương thì trong hàng nghìn con sứa trắng mới tìm được 1-2 con sứa đỏ. Vì thế đi săn sứa đỏ không hề dễ và có khi may mắn mới bắt được.
Sứa đỏ chỉ xuất hiện theo mùa chứ không có quanh năm. Mùa sứa đỏ thường diễn ra từ khoảng cuối tháng Giêng đến tháng 5 âm lịch
Sứa đỏ và món ăn giàu dinh dưỡng
Về hình dáng, cấu tạo, sứa đỏ không khác gì sứa thường. Điểm khác biệt là toàn thân sứa có màu nâu đậm, kích cỡ nhỏ hơn chút so với sứa thường. Thông thường sứa đỏ chỉ đạt từ 5-6kg, con to đạt 10kg nhưng giá bán phải gấp cả chục lần.
Sứa đỏ giá trị nhưng để trở thành món ngon thì người chế biến phải rất cầu kỳ. Sứa đỏ cũng như sứa thường được chế biến bằng cách cắt nhỏ, cho vào quay li tâm rồi ngâm muối để sứa sạch và bảo quản được lâu.
Bên cạnh cách chế biến truyền thống để xuất khẩu, sứa đỏ còn được các ngư dân chế biến sống thành các món ăn ngon. Sứa đỏ có thể chế biến thành nhiều món như gỏi sứa với mắm tôm, trần qua, ninh chân giò lợn hoặc ăn kèm với lẩu...
Một trong những món ăn ngon, phổ biến nhất là nộm sứa đỏ. "Sứa đỏ sau khi đánh bắt về, làm sạch bằng cách ngâm kỹ bằng nước chè đặc, các gia vị khác... cho hết nhớt, ép cho hết nước mặn, vị nồng, tăng độ giòn. Sau đó, sứa được thái lát mỏng và trộn với nước mắm, đường, chanh, nêm thêm rau thơm đủ loại, lạc rang..." - anh Nguyễn Văn Minh (thị trấn Cô Tô), một ngư dân có kinh nghiệm chế biến sứa đỏ chia sẻ bí quyết.
Không chỉ đẹp mắt, sứa đỏ có vị thanh thanh, mát mát, ăn gần giống như... thạch dừa, đậu phụ non. Nộm sứa bóp vừa ăn, có vị ngọt chua cay của gia vị hoà cùng cảm giác nhai giòn giòn, sật sật trong miệng người ăn khiến nhiều thực khách yêu thích.
Theo các nhà y học, trong sứa biển nói chung, sứa đỏ nói riêng có nhiều protein, ít lipid, các chất khoáng P, Ca, Fe và các sinh tố B1, B2, Na; choline, chứa nhiều iod. Với sứa đỏ thì đây là món ăn rất tốt cho cơ thể, có thể giải nhiệt, chữa chóng mặt, nhức đầu, thanh mát cơ thể nhất là trong những ngày nắng. Sứa đỏ ít đạm, giúp giảm mỡ máu, tốt cho người tim mạch. Sứa đỏ ăn thanh mát và nhẹ bụng, rất thích hợp với tiết trời dở oi dở nồng cuối xuân đầu hạ.