TUVM
Well-known member
Với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, hệ thống hang động kỳ vỹ, Tân Hóa là điểm đến lý tưởng của du khách. Mới đây, Tân Hóa còn được bình chọn là làng du lịch tốt nhất thế giới năm 2023.
Tân Hóa là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, nằm giữa các dãy núi đá vôi, có dòng sông Rào Nan chảy qua, là nơi sinh sống của hơn 3.000 người.
Trước đây, người dân Tân Hóa sống dựa vào rừng, làm nông, chăn nuôi... cuộc sống gặp nhiều khó khăn vì vị trí xa xôi, hẻo lánh. Tân Hóa nằm trong vùng lòng chảo, nơi được xem là "thung lũng đựng nước", vùng "rốn lũ", không ít lần, lũ nhấn chìm hầu hết các căn nhà ở Tân Hóa.
Trước đây, cứ đến mùa lũ, người dân xã Tân Hóa phải chạy lên núi dựng lều, căng bạt tránh trú. Sau trận lũ lịch sử 2010, người dân Tân Hóa đã có sáng kiến làm bè phao để "sống chung với lũ".
Mỗi bè phao có 10-20 thùng phuy rỗng kết lại, khi nước dâng cao, bè sẽ nổi theo nước. Từ kinh nghiệm qua những năm lũ lụt, bà con cải tiến bè nổi lên thành nhà nổi, có mái, vách thưng che mưa nắng, được cố định thông qua 4 cọc ở 4 góc.
Ở trong căn nhà nổi này, người dân có thể sinh hoạt bình thường, sống chung với mưa lũ. Tính đến năm 2023, tại xã Tân Hóa đã có gần 620 căn nhà nổi, đảm bảo 100% các hộ dân có thể thích ứng, an toàn và sống chung với lũ. Toàn bộ 620 căn nhà nổi này được các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân tài trợ 100% kinh phí để xây dựng.
Cuộc sống của người dân Tân Hóa ngày nay đang thích ứng với thời tiết và họ sống chung với lũ một cách yên bình. Khi mùa mưa đến họ dự trữ thực phẩm, nước sạch trên nhà nổi đủ 7-10 ngày. Không còn cảnh chạy lũ hay chờ cứu trợ mỗi khi có lũ về như những năm trước đây.
Dù là vùng rốn lũ nhưng Tân Hóa có phong cảnh sơn thủy hữu tình, với những dãy núi đá vôi trùng trùng điệp điệp ôm lấy thung lũng bao la cùng những cánh đồng cỏ bất tận. Xẻ ngang giữa thung lũng là dòng sông hiền hòa, xanh màu ngọc bích, 2 bên là màu xanh của những nương ngô, ruộng lúa.
Con đường vào Tân Hóa uốn lượn quanh co bên chân núi, ở đó có những ngôi nhà với nét đẹp hoang sơ, bình dị của miền quê yên ả. Cùng với đó là thung lũng Tú Làn với những trảng cỏ dài, được tô điểm bởi con sông Rào Nan mềm mại đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Đến Tân Hóa, du khách không chỉ được ngắm cảnh đẹp hoang sơ của làng quê yên bình mà còn được khám phá hệ thống hang động Tú Làn gồm 10 hang động khác nhau với hệ thống thạch nhũ đẹp lung linh, huyền ảo.
Là vùng đất với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, Tân Hóa đang dần trở thành điểm đến lý tưởng của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.
Ở Tân Hóa, vào năm 2011, khi hệ thống hang động Tú làn được đưa vào khai thác du lịch thử nghiệm và chính thức vận hành vào năm 2014. Người dân trước đây sống dựa vào làm nông, săn bắt thú rừng, nay chuyển dần sang làm du lịch.
Có hàng trăm người tham gia trực tiếp vào phục vụ du khách khám phá hệ thống hang động Tú Làn.
Cũng tại nơi đây, đầu năm 2016, đoàn làm phim đến từ kinh đô điện ảnh thế giới Hollywood đã thực hiện một số cảnh quay quan trọng cho bộ phim bom tấn "Kong: Skull Island". Năm 2018, đạo diễn Victor Vũ cũng đã chọn Tân Hóa cho các cảnh quay của bộ phim "Người bất tử".
Nhằm từng bước đưa Tân Hóa từ vùng "rốn lũ" trở thành trung tâm du lịch trọng điểm phía tây bắc Quảng Bình, những năm qua, chính quyền địa phương và ngành du lịch tỉnh này đã phối hợp xây dựng chiến lược phát triển từng bước vững chắc cho Tân Hóa.
Tân Hóa hiện nay được định hướng phát triển theo mô hình làng du lịch thích ứng với thời tiết, cung cấp các trải nghiệm đa dạng cho du lịch từ homestay, trải nghiệm công việc làm nông, ăn uống tại nhà dân, quầy hàng lưu niệm và các dịch vụ đa dạng khác dành cho khách du lịch.
Từ việc tham gia vào hoạt động du lịch, người dân Tân Hóa từng bước làm chủ các dịch vụ mà họ cung cấp cho khách du lịch. Các sản phẩm du lịch ở Tân Hóa như: khám phá hệ thống hang động Tú Làn, lái xe địa hình khám phá rừng lim, đạp xe khám phá những cánh đồng ngô và nhiều dịch vụ khác cũng dần được đa dạng hóa để thu hút du khách.
Bên cạnh các giá trị về văn hóa, lịch sử, vẻ đẹp thiên nhiên, người dân Tân Hóa còn có văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo như cơm pồi, ốc, cà lào… hứa hẹn mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.
Là làng du lịch thích ứng với thời tiết, nhiều người dân ở Tân Hóa đã phối hợp với công ty du lịch xây dựng các homestay theo mô hình nhà nổi. Khi có lụt xảy ra tại Tân Hóa, homestay sẽ nổi lên để du khách có thể sinh hoạt bình thường.
Đây là cơ hội để du khách trải nghiệm cuộc sống bản địa trên nhà nổi, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt chỉ có thể thấy vào những ngày lũ lụt.
Theo ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, tại Tân Hóa đã sáng tạo ra một loại hình du lịch mới - du lịch thích ứng với thời tiết. Mô hình nhà nổi tránh lũ ở Tân Hóa đang trở thành mô hình lưu trú có một không hai. Đây là cách người dân Tân Hóa biến cái bất lợi thành sinh kế bền vững trên con đường chinh phục thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, với làng quê mộc mạc, yên bình.
Tân Hóa là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, nằm giữa các dãy núi đá vôi, có dòng sông Rào Nan chảy qua, là nơi sinh sống của hơn 3.000 người.
Trước đây, người dân Tân Hóa sống dựa vào rừng, làm nông, chăn nuôi... cuộc sống gặp nhiều khó khăn vì vị trí xa xôi, hẻo lánh. Tân Hóa nằm trong vùng lòng chảo, nơi được xem là "thung lũng đựng nước", vùng "rốn lũ", không ít lần, lũ nhấn chìm hầu hết các căn nhà ở Tân Hóa.
Trước đây, cứ đến mùa lũ, người dân xã Tân Hóa phải chạy lên núi dựng lều, căng bạt tránh trú. Sau trận lũ lịch sử 2010, người dân Tân Hóa đã có sáng kiến làm bè phao để "sống chung với lũ".
Mỗi bè phao có 10-20 thùng phuy rỗng kết lại, khi nước dâng cao, bè sẽ nổi theo nước. Từ kinh nghiệm qua những năm lũ lụt, bà con cải tiến bè nổi lên thành nhà nổi, có mái, vách thưng che mưa nắng, được cố định thông qua 4 cọc ở 4 góc.
Ở trong căn nhà nổi này, người dân có thể sinh hoạt bình thường, sống chung với mưa lũ. Tính đến năm 2023, tại xã Tân Hóa đã có gần 620 căn nhà nổi, đảm bảo 100% các hộ dân có thể thích ứng, an toàn và sống chung với lũ. Toàn bộ 620 căn nhà nổi này được các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân tài trợ 100% kinh phí để xây dựng.
Cuộc sống của người dân Tân Hóa ngày nay đang thích ứng với thời tiết và họ sống chung với lũ một cách yên bình. Khi mùa mưa đến họ dự trữ thực phẩm, nước sạch trên nhà nổi đủ 7-10 ngày. Không còn cảnh chạy lũ hay chờ cứu trợ mỗi khi có lũ về như những năm trước đây.
Dù là vùng rốn lũ nhưng Tân Hóa có phong cảnh sơn thủy hữu tình, với những dãy núi đá vôi trùng trùng điệp điệp ôm lấy thung lũng bao la cùng những cánh đồng cỏ bất tận. Xẻ ngang giữa thung lũng là dòng sông hiền hòa, xanh màu ngọc bích, 2 bên là màu xanh của những nương ngô, ruộng lúa.
Con đường vào Tân Hóa uốn lượn quanh co bên chân núi, ở đó có những ngôi nhà với nét đẹp hoang sơ, bình dị của miền quê yên ả. Cùng với đó là thung lũng Tú Làn với những trảng cỏ dài, được tô điểm bởi con sông Rào Nan mềm mại đẹp như một bức tranh thủy mặc.
Đến Tân Hóa, du khách không chỉ được ngắm cảnh đẹp hoang sơ của làng quê yên bình mà còn được khám phá hệ thống hang động Tú Làn gồm 10 hang động khác nhau với hệ thống thạch nhũ đẹp lung linh, huyền ảo.
Là vùng đất với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, Tân Hóa đang dần trở thành điểm đến lý tưởng của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.
Ở Tân Hóa, vào năm 2011, khi hệ thống hang động Tú làn được đưa vào khai thác du lịch thử nghiệm và chính thức vận hành vào năm 2014. Người dân trước đây sống dựa vào làm nông, săn bắt thú rừng, nay chuyển dần sang làm du lịch.
Có hàng trăm người tham gia trực tiếp vào phục vụ du khách khám phá hệ thống hang động Tú Làn.
Cũng tại nơi đây, đầu năm 2016, đoàn làm phim đến từ kinh đô điện ảnh thế giới Hollywood đã thực hiện một số cảnh quay quan trọng cho bộ phim bom tấn "Kong: Skull Island". Năm 2018, đạo diễn Victor Vũ cũng đã chọn Tân Hóa cho các cảnh quay của bộ phim "Người bất tử".
Nhằm từng bước đưa Tân Hóa từ vùng "rốn lũ" trở thành trung tâm du lịch trọng điểm phía tây bắc Quảng Bình, những năm qua, chính quyền địa phương và ngành du lịch tỉnh này đã phối hợp xây dựng chiến lược phát triển từng bước vững chắc cho Tân Hóa.
Tân Hóa hiện nay được định hướng phát triển theo mô hình làng du lịch thích ứng với thời tiết, cung cấp các trải nghiệm đa dạng cho du lịch từ homestay, trải nghiệm công việc làm nông, ăn uống tại nhà dân, quầy hàng lưu niệm và các dịch vụ đa dạng khác dành cho khách du lịch.
Từ việc tham gia vào hoạt động du lịch, người dân Tân Hóa từng bước làm chủ các dịch vụ mà họ cung cấp cho khách du lịch. Các sản phẩm du lịch ở Tân Hóa như: khám phá hệ thống hang động Tú Làn, lái xe địa hình khám phá rừng lim, đạp xe khám phá những cánh đồng ngô và nhiều dịch vụ khác cũng dần được đa dạng hóa để thu hút du khách.
Bên cạnh các giá trị về văn hóa, lịch sử, vẻ đẹp thiên nhiên, người dân Tân Hóa còn có văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo như cơm pồi, ốc, cà lào… hứa hẹn mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.
Là làng du lịch thích ứng với thời tiết, nhiều người dân ở Tân Hóa đã phối hợp với công ty du lịch xây dựng các homestay theo mô hình nhà nổi. Khi có lụt xảy ra tại Tân Hóa, homestay sẽ nổi lên để du khách có thể sinh hoạt bình thường.
Đây là cơ hội để du khách trải nghiệm cuộc sống bản địa trên nhà nổi, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt chỉ có thể thấy vào những ngày lũ lụt.
Theo ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, tại Tân Hóa đã sáng tạo ra một loại hình du lịch mới - du lịch thích ứng với thời tiết. Mô hình nhà nổi tránh lũ ở Tân Hóa đang trở thành mô hình lưu trú có một không hai. Đây là cách người dân Tân Hóa biến cái bất lợi thành sinh kế bền vững trên con đường chinh phục thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, với làng quê mộc mạc, yên bình.