Về 'miền cổ tích' có 7 cây di sản ở vùng cao Sơn La

Võ Xuân Trường

Well-known member
Về 'miền cổ tích' có 7 cây di sản ở vùng cao Sơn La

Sơn La - Ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, mới đây có 7 cây di sản được công nhận cùng nằm trên địa bàn. Đặc biệt, một cây sa mu có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi.
Về 'miền cổ tích' có 7 cây di sản ở vùng cao Sơn La
3 cây đa tía thuộc 7 cây di sản vừa được công nhân tại "miền cổ tích" tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ảnh: Khánh Linh
Đến "miền cổ tích" Ngọc Chiến, du khách không chỉ bị hấp dẫn bởi cảnh sắc thiên nhiên mê đắm lòng người, mà còn bởi những gốc cây cổ thụ có tuổi đời hàng nghìn năm tuổi.
Dẫn phóng viên đi một vòng quanh xã, dừng chân dưới gốc cây sa mu đại thụ có tuổi thọ hơn 1.000 năm tuổi, ông Lò Văn Thoa - Phó chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến cho biết: "Đây là niềm tự hào của người dân Ngọc Chiến chúng tôi, là chỗ dựa tinh thần của người dân bản".
Theo ông Thoa, ngày 18.3 vừa qua, 7 cây cổ thụ tại Ngọc Chiến đã được công nhân là cây di sản Việt Nam. Đây cũng là xã duy nhất của huyện Mường La có nhiều cây di sản được công nhận.
Cây sa mu thân vươn cao, tán rộng, có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi.
Cây sa mu thân vươn cao, tán rộng, có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi.
Theo hồ sơ được Hội đồng cây di sản Việt Nam công nhận, cây di sản số 1 tại Ngọc Chiến là Du sam núi đất ở bản Nà Tâu. Cây còn được người dân trong vùng gọi là “Cây thần”, “Sa mu đại thụ”, “Co mạy pé”... Cây cao trên 35m, đường kính trên 100 cm, lên đến 1.000 năm tuổi.
Tiếp đến là 3 cá thể Đa tía tạo thành 1 quần thể đa tại bản Lướt và cây gạo nằm ở trung tâm bản Phày. Cây thứ 6 và 7 là hai cây sồi được nhân dân trồng để làm ranh giới giữa hai bản. Người dân trong vùng tôn kính coi đây là hình ảnh ông bà, tổ tiên chung của cộng đồng và đặt tên là “Cây đôi tình yêu”.
Đây là những cây còn được giữ lại trong quá trình khai phá mở mang và trở thành cây thiêng của các bản. Những cây thiêng này đều có độ tuổi từ 300 - 400 năm.
Cây gạo nằm ở trung tâm bản Phày trên 300 năm tuổi.
Chỉ lên thân cây sa mu đại thụ đường kính trên 100cm, lớp vỏ nâu sẫm, xù xì, nứt dọc bong từng mảng như nhuốm màu thời gian trên thung lũng cổ tích, ông Tòng Văn Hải, 43 tuổi, người được bà con trong bản Nà Tâu giao trọng trách trông coi cây sa mu giới thiệu với giọng đầy tự hào: "Cũng không biết chính xác cây sa mu này đã có từ bao giờ, chỉ biết rằng bao nhiêu thế hệ những người con Thái Trắng, Thái đen, Mông, Kinh của xã Ngọc Chiến sinh ra, đã thấy bóng cây sừng sững".
Ông kể mình và những người dân làng sinh ra, lớn lên, trưởng thành dưới tán cây. Những ước mong, hi vọng đều được gửi vào lời cầu nguyện dưới gốc cây và khi mất đi, người dân nơi đây tin rằng cũng có thần cây soi đường, chỉ lối.
Lãnh đạo và nhân dân xã Ngọc Chiến đón nhận danh hiệu cây di sản.
Lãnh đạo và nhân dân xã Ngọc Chiến đón nhận danh hiệu cây di sản.
"Trước đây, thời chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ trước khi lên đường tòng quân, hàng chục lớp thanh niên trai tráng trong vùng đều đến đây, thắp hương cầu xin "thần cây" bảo vệ. Thực hư ra sao thì cũng không ai dám khẳng định, nhưng chỉ biết rằng khi chiến tranh kết thúc, ai nấy cũng đều sống sót quay trở về" - ông Hải kể lại.
Ơn phúc "thần cây" ban cho, đã thành thông lệ, mỗi năm, người dân bản Thái này lại tổ chức cúng cho cây 2 lần vào ngày mồng 7 Tết và lễ mừng cơm mới. Lễ vật bao gồm một con lợn nặng gần tạ, một con chó khoảng 10 cân, một cặp gà trống mái màu đen và đỏ.
2 cây sồi quấn vào nhau, được nhân dân trồng để làm ranh giới giữa 2 bản, có tuổi đời trên 300 năm.
2 cây sồi được nhân dân trồng để làm ranh giới giữa 2 bản, có tuổi đời trên 300 năm.
Theo ông Lò Văn Thoa, không chỉ gắn bó lâu đời của miền đất Ngọc Chiến, cây sa mu còn như một chứng nhân lịch sử, chứng kiến bao sự thăng trầm của mảnh đất này. Lâu dần được người dân tôn thành "thần cây".
"Được công nhận 7 cây di sản cùng một lúc là niềm tự hào, cũng gắn với trách nhiệm của chính quyền và nhân dân Ngọc Chiến. Chúng tôi đã giao 7 cây di sản cho mỗi bản để cùng chung tay bảo vệ, cùng với đó là phát huy giá trị để gắn với phát triển du lịch" - vị lãnh đạo nói thêm.
 
Bên trên