Về thăm bảo tàng Biệt động Sài Gòn duy nhất ở Việt Nam dịp 2.9

Võ Xuân Trường

Well-known member
Về thăm bảo tàng Biệt động Sài Gòn duy nhất ở Việt Nam dịp 2.9

Du khách sẽ trải nghiệm cảm giác quay ngược thời gian, về thăm lại những dấu tích của chiến sĩ Biệt động Sài Gòn - Gia Định bên trong căn nhà 60 tuổi.
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định mở cửa vào cuối tháng 8, trở thành điểm tham quan thú vị trong dịp lễ Quốc khánh 2.9. Thông thường, du khách dành khoảng 2 giờ tại bảo tàng.
Không gian bên ngoài bảo tàng ngập tràn màu xanh của cây cỏ, hoa lá.
Bên trong bảo tàng khá yên tĩnh, máy lạnh bật liên tục tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Khu vực trưng bày nằm tại tầng 1 của căn nhà. Không gian không quá rộng với số lượng khoảng 300 hiện vật, từ bom đạn, vũ khí, vật dụng sinh hoạt đến thiết bị thông tin liên lạc… được sưu tầm và gìn giữ qua hàng chục năm.
Một góc trang trọng của bảo tàng dành để tưởng niệm các chiến sĩ lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định. Dịp lễ 2.9, một số bạn trẻ mặc trang phục áo dài đến thăm bảo tàng, tạo hình ảnh đẹp trong ngày lễ đặc biệt của đất nước. Ảnh: Fanpage Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Một góc trang trọng của bảo tàng dành để tưởng niệm các chiến sĩ lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định. Dịp lễ 2.9, một số bạn trẻ mặc áo dài đến thăm bảo tàng, tạo hình ảnh đẹp trong ngày lễ đặc biệt của đất nước. Ảnh: Fanpage Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định
Ở góc khác, bức tường lớn trong căn phòng được dùng làm bản đồ vẽ các mũi tiến công của Biệt động Sài Gòn - Gia Định trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.
Bảo tàng có nhiều nhất là các hiện vật về vũ khí, bom mìn, súng đạn được lực lượng Biệt động Sài Gòn sử dụng trong hai thời chống Pháp và chống Mỹ.
Phương thức vận chuyển vũ khí của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn xưa. Lựu đạn được cất giấu trong khúc gỗ khoét rỗng để địch không phát hiện.
Đây là chiếc xe máy điện Velo Solex giá trị cao mà ông Trần Văn Lai đưa cho nữ giao liên Nguyễn Ngọc Huệ làm công tác, vận chuyển thư từ, tài liệu, tiền vàng từ năm 1964 đến năm 1967.
Những dụng cụ đục đẽo, gia công làm đồ nội thất cho Dinh Độc lập của nghiệp đoàn khi xưa hiện vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn tại bảo tàng.
Một góc phòng lưu niệm còn giữ nguyên những vật dụng sinh hoạt của gia đình Anh hùng LLVTND Trần Văn Lai. Tại đây có thuyết minh viên thân thiện, dù là khách lẻ hay khách đoàn đều được giới thiệu chi tiết về câu chuyện của Biệt động Sài Gòn.
Thuyết minh viên tại bảo tàng cho biết căn nhà được xây dựng từ năm 1963, từng là cơ sở đóng mới xích lô và gia công đồ nội thất cho Dinh Độc Lập với tên gọi Nghiệp đoàn Ngọc Quế, do Anh hùng LLVTND Trần Văn Lai quản lý. Thực chất là cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng Biệt động Sài Gòn.
Bảo tàng tọa lạc tại số 145 Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1, TP.HCM trong một căn nhà 3 tầng kiểu dáng cổ kính. Tại cửa ra vào, du khách sẽ được hướng dẫn đi lên tầng 2 để mua vé tham quan với giá 50.000 đồng/lượt. Bảo tàng mở cửa từ 7h đến 21h30 mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
 
Bên trên