Về thăm chùa Côn Sơn giữa non nước hữu tình ở Hải Dương

Võ Xuân Trường

Well-known member
Về thăm chùa Côn Sơn giữa non nước hữu tình ở Hải Dương

Chùa Côn Sơn là một trong những địa điểm du lịch tâm linh có phong cảnh hữu tình nổi tiếng của tỉnh Hải Dương.
Chùa Côn Sơn còn có tên gọi khác là Thiên Tư Phúc Tự tọa lạc ở ngọn núi Côn Sơn thuộc TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ngôi chùa nổi tiếng này là một trong ba trung tâm lớn thuộc thiền phái Trúc Lâm trước đây. Chùa là một trong những di tích đặc biệt thuộc cụm di tích núi Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Toàn cảnh chùa Côn Sơn. Ảnh: BQL

https://liim.net/ADBROCHQ2023
Toàn cảnh chùa Côn Sơn, Hải Dương. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng ngôi chùa này là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng năm 1994. Ảnh: BQL Khu Di Tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cung cấp
Theo ban quản lý Khu Di Tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, ngôi chùa này là một trong những trung tâm Phật giáo của dòng thiền phái Trúc Lâm Đại Việt do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập vào thế kỷ XIII.
Kiến trúc của chùa Côn Sơn được xây dựng theo hình chữ Công bao gồm 3 dãy nhà chính là nhà Tiền đường, nhà Thượng điện và nhà Thiêu hương.
Khu vực lối vào cổng tam quan lát gạch, chạy dưới những hàng cổ thụ lớn. Cổng tam quan có hai tầng với 8 mái, các họa tiết hoa lá và mây cách điệu được chạm khắc tinh xảo.
Khu vực Thượng điện của chùa là nơi thờ Phật, nhiều bức tượng ở khu vực này có chiều cao đến hơn 3 mét. Đa số tượng Phật trong chùa mang dấu ấn của thời nhà Lê.
Điểm nhấn của chùa Côn Sơn còn là khu vực sân chùa có cây đại hơn 600 tuổi; hai tấm bia Bảo vật Quốc gia là Thanh Hư Động và Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi.
Tấm bia Thanh Hư Động tại sân chùa Côn Sơn. Ảnh: Lương Hà
Tấm bia Thanh Hư Động tại sân chùa Côn Sơn. Ảnh: Lương Hà
Trong đó, bia Thanh Hư Động là tấm bia mang ngự bút của Vua Trần Duệ Tông, có niên đại lâu đời và được đặt trong sân chùa Côn Sơn ở vị trí đầu tiên, phía bên phải từ cổng nhìn vào.
Còn bia Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi được tạo tác năm Hoằng Định thứ 8 (1607) trong đợt đại trùng tu chùa Côn Sơn ở thế kỷ XVII, do nhà sư trụ trì chùa Côn Sơn Tư Phúc Mai Trí Bản chủ trì. Bia được Chiêm Đường Nguyễn Đức Minh soạn, Tạ Tuấn viết chữ, Lê Liễu người xã Kính Chủ khắc.
Tương truyền, chùa Côn Sơn cũng là nơi danh nhân Nguyễn Trãi lui về sống những ngày cuối đời. Nơi đây đã chứng kiến chặng đường cuối của vị danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc nổi tiếng. Cảnh sắc tại Côn Sơn là nguồn cảm hứng để Nguyễn Trãi sáng tác rất nhiều bài thơ trong tuyển tập Quốc Âm Thi Tập nổi tiếng.
Suối Côn Sơn
Suối Côn Sơn nước chảy xanh mát. Ảnh: BQL Khu Di Tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cung cấp
Khu vực bên ngoài chùa Côn Sơn. Ảnh: Lương Hà
Khu vực bên ngoài chùa Côn Sơn. Ảnh: Lương Hà
Đến Côn Sơn vào những ngày tháng 7, chị Trần Thị Yến (ở Quảng Ninh) cho biết: "So với 10 năm trước, khi tôi lần đầu về đây, di tích nay đã có nhiều thay đổi nhưng khung cảnh thiên nhiên vẫn tươi mát, trong lành như vậy. Bên cạnh nét cổ kính, trang nghiêm là các vườn hoa, thảm cỏ, cây xanh được chăm sóc cẩn thận, xanh tươi đầy sức sống".
Hiện nay, mỗi năm, di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn thu hút hàng chục vạn lượt du khách thập phương về tham quan, chiêm bái. Ban quản lý di tích đang ngày càng đẩy mạnh công tác bảo tồn để nơi đây trở thành một địa chỉ tâm linh có sức hấp dẫn với nhân dân cả nước.
 
Bên trên