Thịnh Lê
Well-known member
Khác với những điện thoại phổ biến trên thị trường, bên trong iPhone là khối linh kiện không ai có thể thay thế ngoại trừ kỹ thuật viên được ủy quyền.
Bí mật bên trong iPhone
Mỗi khi một mẫu iPhone mới ra mắt, một nhóm kỹ thuật viên ở thành phố Toulouse của Pháp lại tiến hành tháo rời thiết bị. Trong ba năm làm việc này, họ phát hiện ta iPhone đang dần trở thành một "pháo đài".
Những chiếc iPhone ngày nay chứa đầy những bộ phận không thể sửa chữa hoặc thay thế bởi bất kỳ ai khác ngoài cửa hàng sửa chữa đắt tiền được Apple công nhận.
Alexandre Isaac, Giám đốc điều hành của The Repair Academy (Học viện sửa chữa), nhóm nghiên cứu và đào tạo sửa chữa nổi tiếng ở Toulouse, Pháp, cho biết đó là một vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Mỗi khi một chiếc iPhone mới được phát hành, nhóm của Isaac lại tìm thấy một bộ phận bị khóa, chỉ hoạt động với thiết bị được phép của Apple.
Đầu tiên chỉ là con chip trên bo mạch chủ. Sau đó, danh sách các bộ phận bị hạn chế sửa chữa kéo dài đến Touch ID, Face ID và cuối cùng là pin, màn hình và camera.
Bằng cách buộc người dùng trả tiền cho nhân viên kỹ thuật được chỉ định với mức phí nhiều hơn cả giá một chiếc iPhone cũ, trong khi yêu cầu hoàn toàn đơn giản, Apple đang khuyến khích mọi người vứt bỏ thiết bị thay vì tìm cách sửa chữa.
Học viện sửa chữa ước tính một kỹ thuật viên được Apple công nhận tính phí khách hàng gấp đôi so với một cửa hàng sửa chữa độc lập.
"Rất nhiều người nghĩ Apple là công ty siêu xanh (rất chú trọng bảo vệ môi trường), Isaac nói, đề cập đến các tấm pin mặt trời tại trụ sở công ty ở California và nhôm tái chế được sử dụng để chế tạo MacBook.
Học viện đã thu thập bằng chứng và chứng minh rằng không phải vậy. Thay vào đó, các kỹ sư của Apple đang cố tình làm cho iPhone khó sửa chữa hơn, trong khi gián tiếp mang lại lợi nhuận lớn cho công ty.
Đó là vấn đề mà Isaac đã theo đuổi trong nhiều năm. Và bây giờ một công tố viên Paris đã quyết định hành động. Vào ngày 15/5, công tố viên thông báo sẽ có một cuộc điều tra chính thức về những cáo buộc Apple đang theo đuổi mô hình kinh doanh cố tình hạn chế tuổi thọ sản phẩm.
Trong nhiều năm, Pháp đã đi đầu trong phong trào yêu cầu quyền sửa chữa, giới thiệu hệ thống tính điểm khả năng sửa chữa đầu tiên của châu Âu. Với cách làm khiên cưỡng, Apple đã chính thức bị đưa vào tầm ngắm.
Ghép nối bằng số sê ri
Ghép nối các bộ phận, còn được gọi là "đánh số sê ri", hoạt động bằng cách liên kết số sê ri của điện thoại với số sê ri của bộ phận bên trong. Theo đó, mỗi bộ phận sẽ chỉ đi với một điện thoại duy nhất. Nếu bị thay thế bởi màn hình, pin hoặc cảm biến khác, điện thoại sẽ thông báo rằng bộ phận không tương thích.
Việc thay thế hoặc hoán đổi sẽ không hoạt động nếu số sê-ri không khớp hoặc khách hàng sẽ bị làm phiền bởi các cảnh báo từ iPhone về việc màn hình không được xác minh.
Điều này đang khiến các cửa hàng sửa chữa độc lập ngừng hoạt động vì chỉ những kỹ thuật viên được Apple ủy quyền mới có thể vượt qua rào cản số sê ri để hoàn thành việc sửa chữa.
Đây không chỉ là vấn đề của người tiêu dùng mà còn là vấn đề về môi trường. Năm ngoái, 5,3 tỷ điện thoại di động đã bị vứt bỏ, theo ước tính của tổ chức phi lợi nhuận WEEE.
Việc lập số sê ri về mặt lý thuyết là bất hợp pháp ở Pháp theo luật chống lãng phí năm 2021. Nếu không đáp ứng, Apple có thể bị phạt.
Công ty Mỹ từng bị phạt tiền ở Pháp trước đây. Sau khi vụ bê bối pin nổ ra năm 2017, Pháp đã phạt Apple 25 triệu euro vì không nói với người tiêu dùng rằng việc cập nhật hệ điều hành iPhone sẽ làm chậm hiệu suất của các thiết bị cũ hơn.
Khoản tiền phạt đã có tác động lan tỏa trên toàn thế giới. 9 tháng sau, Apple được yêu cầu phải trả 113 triệu USD tại Mỹ vì đã làm giảm hiệu suất pin của những chiếc iPhone cũ, trong một vụ kiện do 34 tiểu bang đưa ra.
Kể từ khi luật chống lãng phí được đưa ra vào năm 2021, các nhà sản xuất điện thoại Pháp đã phải chấm điểm thiết bị theo chỉ số khả năng sửa chữa quốc gia.
Với việc cố tình khiến iPhone trở nên khó sửa chữa, nhiều người hy vọng Paris có thể lặp lại chiến dịch ép buộc Apple thành công như vụ hiệu suất pin trước đây, giúp quá trình thay thế linh kiện dễ dàng hơn.
Bí mật bên trong iPhone
Mỗi khi một mẫu iPhone mới ra mắt, một nhóm kỹ thuật viên ở thành phố Toulouse của Pháp lại tiến hành tháo rời thiết bị. Trong ba năm làm việc này, họ phát hiện ta iPhone đang dần trở thành một "pháo đài".
Những chiếc iPhone ngày nay chứa đầy những bộ phận không thể sửa chữa hoặc thay thế bởi bất kỳ ai khác ngoài cửa hàng sửa chữa đắt tiền được Apple công nhận.
Alexandre Isaac, Giám đốc điều hành của The Repair Academy (Học viện sửa chữa), nhóm nghiên cứu và đào tạo sửa chữa nổi tiếng ở Toulouse, Pháp, cho biết đó là một vấn đề ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Mỗi khi một chiếc iPhone mới được phát hành, nhóm của Isaac lại tìm thấy một bộ phận bị khóa, chỉ hoạt động với thiết bị được phép của Apple.
Đầu tiên chỉ là con chip trên bo mạch chủ. Sau đó, danh sách các bộ phận bị hạn chế sửa chữa kéo dài đến Touch ID, Face ID và cuối cùng là pin, màn hình và camera.
Bằng cách buộc người dùng trả tiền cho nhân viên kỹ thuật được chỉ định với mức phí nhiều hơn cả giá một chiếc iPhone cũ, trong khi yêu cầu hoàn toàn đơn giản, Apple đang khuyến khích mọi người vứt bỏ thiết bị thay vì tìm cách sửa chữa.
Học viện sửa chữa ước tính một kỹ thuật viên được Apple công nhận tính phí khách hàng gấp đôi so với một cửa hàng sửa chữa độc lập.
"Rất nhiều người nghĩ Apple là công ty siêu xanh (rất chú trọng bảo vệ môi trường), Isaac nói, đề cập đến các tấm pin mặt trời tại trụ sở công ty ở California và nhôm tái chế được sử dụng để chế tạo MacBook.
Học viện đã thu thập bằng chứng và chứng minh rằng không phải vậy. Thay vào đó, các kỹ sư của Apple đang cố tình làm cho iPhone khó sửa chữa hơn, trong khi gián tiếp mang lại lợi nhuận lớn cho công ty.
Đó là vấn đề mà Isaac đã theo đuổi trong nhiều năm. Và bây giờ một công tố viên Paris đã quyết định hành động. Vào ngày 15/5, công tố viên thông báo sẽ có một cuộc điều tra chính thức về những cáo buộc Apple đang theo đuổi mô hình kinh doanh cố tình hạn chế tuổi thọ sản phẩm.
Trong nhiều năm, Pháp đã đi đầu trong phong trào yêu cầu quyền sửa chữa, giới thiệu hệ thống tính điểm khả năng sửa chữa đầu tiên của châu Âu. Với cách làm khiên cưỡng, Apple đã chính thức bị đưa vào tầm ngắm.
Ghép nối bằng số sê ri
Ghép nối các bộ phận, còn được gọi là "đánh số sê ri", hoạt động bằng cách liên kết số sê ri của điện thoại với số sê ri của bộ phận bên trong. Theo đó, mỗi bộ phận sẽ chỉ đi với một điện thoại duy nhất. Nếu bị thay thế bởi màn hình, pin hoặc cảm biến khác, điện thoại sẽ thông báo rằng bộ phận không tương thích.
Việc thay thế hoặc hoán đổi sẽ không hoạt động nếu số sê-ri không khớp hoặc khách hàng sẽ bị làm phiền bởi các cảnh báo từ iPhone về việc màn hình không được xác minh.
Điều này đang khiến các cửa hàng sửa chữa độc lập ngừng hoạt động vì chỉ những kỹ thuật viên được Apple ủy quyền mới có thể vượt qua rào cản số sê ri để hoàn thành việc sửa chữa.
Đây không chỉ là vấn đề của người tiêu dùng mà còn là vấn đề về môi trường. Năm ngoái, 5,3 tỷ điện thoại di động đã bị vứt bỏ, theo ước tính của tổ chức phi lợi nhuận WEEE.
Việc lập số sê ri về mặt lý thuyết là bất hợp pháp ở Pháp theo luật chống lãng phí năm 2021. Nếu không đáp ứng, Apple có thể bị phạt.
Công ty Mỹ từng bị phạt tiền ở Pháp trước đây. Sau khi vụ bê bối pin nổ ra năm 2017, Pháp đã phạt Apple 25 triệu euro vì không nói với người tiêu dùng rằng việc cập nhật hệ điều hành iPhone sẽ làm chậm hiệu suất của các thiết bị cũ hơn.
Khoản tiền phạt đã có tác động lan tỏa trên toàn thế giới. 9 tháng sau, Apple được yêu cầu phải trả 113 triệu USD tại Mỹ vì đã làm giảm hiệu suất pin của những chiếc iPhone cũ, trong một vụ kiện do 34 tiểu bang đưa ra.
Kể từ khi luật chống lãng phí được đưa ra vào năm 2021, các nhà sản xuất điện thoại Pháp đã phải chấm điểm thiết bị theo chỉ số khả năng sửa chữa quốc gia.
Với việc cố tình khiến iPhone trở nên khó sửa chữa, nhiều người hy vọng Paris có thể lặp lại chiến dịch ép buộc Apple thành công như vụ hiệu suất pin trước đây, giúp quá trình thay thế linh kiện dễ dàng hơn.