đinhlinh11
Bé Tleoo
Dù giá thành không quá cao, nhưng việc tích hợp hệ thống lái tự động (ADAS) lên các dòng xe xăng lại là bài toán nan giải với nhiều ông lớn trong ngành công nghiệp ô tô.
Thị trường ô tô đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ với tỷ lệ xe điện ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kê, tại Trung Quốc, tỷ lệ ưa chuộng xe điện đã vượt mốc 50%. Điều này cho thấy, thời kỳ hoàng kim của xe xăng có lẽ đang dần khép lại. Vậy đâu là lý do khiến người dùng "quay lưng" với dòng xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống? Câu trả lời nằm ở chính những công nghệ tiên tiến mà xe điện sở hữu. Nổi bật trong số đó là hệ thống lái tự động - thứ mà các hãng xe xăng dù muốn cũng khó lòng trang bị cho "đứa con cưng" của mình, theo phân thích của trang tin 163.com (Trung Quốc)
Trên thực tế, chi phí cho một hệ thống lái tự động không quá đắt đỏ. Các trang bị phần cứng có thể dao động từ vài trăm đến vài nghìn USD. Chẳng hạn, theo ước tính của cộng đồng mạng, mỗi chiếc xe của hãng Seres chỉ phải chi trả cho Huawei khoảng 5.000 USD để được tích hợp hệ thống ADAS, khoang lái thông minh HarmonyOS cùng nhiều công nghệ hiện đại khác.
Điều này đặt ra câu hỏi lớn cho những "ông lớn" như Mercedes, BMW, Audi hay Porsche: Tại sao không mạnh tay đầu tư hệ thống lái tự động cho các dòng xe xăng của mình? Nếu xe xăng được trang bị công nghệ tự lái tiên tiến, chắc chắn sức hút với người dùng sẽ tăng lên đáng kể, nhất là khi tâm lý e ngại về độ an toàn của xe điện vẫn còn tồn tại.
Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Việc tích hợp hệ thống lái tự động lên xe xăng là điều không hề dễ dàng. Lý do đầu tiên đến từ chính cấu trúc của xe xăng. Hệ thống lái tự động ADAS hoạt động dựa trên sự kết nối và điều khiển toàn bộ hệ thống điện của xe, từ phanh, đánh lái, chân ga cho đến khởi động.
Hệ thống sẽ thu thập dữ liệu từ camera, cảm biến LiDAR sau đó phân tích và đưa ra lệnh điều khiển đến các bộ phận của xe, từ đó hiện thực hóa khả năng tự hành. Tuy nhiên, hầu hết các dòng xe xăng hiện nay đều chưa được điện khí hóa hoàn toàn, khiến việc tích hợp ADAS trở nên bất khả thi.
Bên cạnh đó, hệ thống tự lái đòi hỏi bộ xử lý với sức mạnh tính toán cực lớn. Các dòng xe tự hành hiện nay đều được trang bị chip xử lý có hiệu năng lên tới 500 TOPS. Để đáp ứng nhu cầu điện năng khổng lồ cho bộ xử lý, xe điện cần được trang bị khối pin dung lượng lớn. Trong khi đó, xe xăng với ắc quy dung lượng hạn chế sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu này.
Cuối cùng, không thể không kể đến sự thiếu hụt nguồn cung ứng hệ thống tự lái trên thị trường. Hiện tại, chỉ một số ít hãng công nghệ có thể làm chủ công nghệ tự lái, có thể kể đến như Tesla, Huawei, XPeng hay Nio. Điều đáng nói là không một ông lớn nào trong ngành sản xuất xe xăng có thể tự phát triển hệ thống tự lái cho riêng mình.
Việc sử dụng hệ thống tự lái từ các công ty khác có thể là giải pháp tình thế, nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là với các hãng xe lớn. Việc "trao linh hồn" cho một công ty khác là điều không ai mong muốn, nhất là với những "ông lớn" như Mercedes, BMW hay Audi - những cái tên luôn muốn khẳng định vị thế dẫn đầu của mình trong ngành công nghiệp ô tô.
Chính những yếu tố trên đã khiến các hãng xe xăng dù biết rõ tiềm năng của công nghệ tự lái nhưng vẫn "bó tay" trong việc ứng dụng vào sản phẩm của mình.
Thị trường ô tô đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ với tỷ lệ xe điện ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kê, tại Trung Quốc, tỷ lệ ưa chuộng xe điện đã vượt mốc 50%. Điều này cho thấy, thời kỳ hoàng kim của xe xăng có lẽ đang dần khép lại. Vậy đâu là lý do khiến người dùng "quay lưng" với dòng xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống? Câu trả lời nằm ở chính những công nghệ tiên tiến mà xe điện sở hữu. Nổi bật trong số đó là hệ thống lái tự động - thứ mà các hãng xe xăng dù muốn cũng khó lòng trang bị cho "đứa con cưng" của mình, theo phân thích của trang tin 163.com (Trung Quốc)
Trên thực tế, chi phí cho một hệ thống lái tự động không quá đắt đỏ. Các trang bị phần cứng có thể dao động từ vài trăm đến vài nghìn USD. Chẳng hạn, theo ước tính của cộng đồng mạng, mỗi chiếc xe của hãng Seres chỉ phải chi trả cho Huawei khoảng 5.000 USD để được tích hợp hệ thống ADAS, khoang lái thông minh HarmonyOS cùng nhiều công nghệ hiện đại khác.
Điều này đặt ra câu hỏi lớn cho những "ông lớn" như Mercedes, BMW, Audi hay Porsche: Tại sao không mạnh tay đầu tư hệ thống lái tự động cho các dòng xe xăng của mình? Nếu xe xăng được trang bị công nghệ tự lái tiên tiến, chắc chắn sức hút với người dùng sẽ tăng lên đáng kể, nhất là khi tâm lý e ngại về độ an toàn của xe điện vẫn còn tồn tại.
Tuy nhiên, thực tế không đơn giản như vậy. Việc tích hợp hệ thống lái tự động lên xe xăng là điều không hề dễ dàng. Lý do đầu tiên đến từ chính cấu trúc của xe xăng. Hệ thống lái tự động ADAS hoạt động dựa trên sự kết nối và điều khiển toàn bộ hệ thống điện của xe, từ phanh, đánh lái, chân ga cho đến khởi động.
Hệ thống sẽ thu thập dữ liệu từ camera, cảm biến LiDAR sau đó phân tích và đưa ra lệnh điều khiển đến các bộ phận của xe, từ đó hiện thực hóa khả năng tự hành. Tuy nhiên, hầu hết các dòng xe xăng hiện nay đều chưa được điện khí hóa hoàn toàn, khiến việc tích hợp ADAS trở nên bất khả thi.
Bên cạnh đó, hệ thống tự lái đòi hỏi bộ xử lý với sức mạnh tính toán cực lớn. Các dòng xe tự hành hiện nay đều được trang bị chip xử lý có hiệu năng lên tới 500 TOPS. Để đáp ứng nhu cầu điện năng khổng lồ cho bộ xử lý, xe điện cần được trang bị khối pin dung lượng lớn. Trong khi đó, xe xăng với ắc quy dung lượng hạn chế sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu này.
Cuối cùng, không thể không kể đến sự thiếu hụt nguồn cung ứng hệ thống tự lái trên thị trường. Hiện tại, chỉ một số ít hãng công nghệ có thể làm chủ công nghệ tự lái, có thể kể đến như Tesla, Huawei, XPeng hay Nio. Điều đáng nói là không một ông lớn nào trong ngành sản xuất xe xăng có thể tự phát triển hệ thống tự lái cho riêng mình.
Việc sử dụng hệ thống tự lái từ các công ty khác có thể là giải pháp tình thế, nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là với các hãng xe lớn. Việc "trao linh hồn" cho một công ty khác là điều không ai mong muốn, nhất là với những "ông lớn" như Mercedes, BMW hay Audi - những cái tên luôn muốn khẳng định vị thế dẫn đầu của mình trong ngành công nghiệp ô tô.
Chính những yếu tố trên đã khiến các hãng xe xăng dù biết rõ tiềm năng của công nghệ tự lái nhưng vẫn "bó tay" trong việc ứng dụng vào sản phẩm của mình.