Vì sao tĩnh mạch lại có màu xanh dù máu màu đỏ?

Thuptm

Well-known member
Có thể bạn chưa biết: Vì sao tĩnh mạch lại có màu xanh dù máu màu đỏ?

Có thể bạn chưa biết: Vì sao tĩnh mạch lại có màu xanh dù máu màu đỏ?


Anh em khi đi lấy máu thường sẽ thấy bác sĩ dò vein (tĩnh mạch) để đâm kim vào. Họ có thể dò tĩnh mạch một cách tương đối chính xác chỉ nhờ vào việc quan sát các mạch máu màu xanh. Vậy có bao giờ anh em tự hỏi, hoặc nhận được câu hỏi rằng vì sao máu màu đỏ nhưng tĩnh mạch lại có màu xanh không?

Có một vài lý do để giải thích cho vấn đề này, đầu tiên là về chất lượng máu khi chảy trong tĩnh mạch. Máu khi đã chảy về tĩnh mạch là máu chứa nhiều CO2 và nghèo oxy do hồng cầu đã cung cấp hết lượng oxy để nuôi các bộ phận mà nó đi qua. Máu nghèo oxy vẫn có sẽ có màu đỏ, nhưng sắc thái của nó sẫm hơn nhiều so với máu chứa nhiều oxy ở động mạch và mao mạch. Do sẫm hơn, do đó chúng cũng khiến chúng ta dễ nhìn sang sắc xanh hơn.



Bên cạnh đó, sự tương tác của ánh sáng với da chúng ta cũng là một lý do chính yếu khiến tĩnh mạch lại có màu khác biệt đến vậy. Ánh sáng tự nhiên là tập hợp của nhiều với các bước sóng khác nhau. Khi xuyên qua da, mỗi màu sẽ có một mức độ hấp thụ riêng. Các ánh sáng màu nóng như đỏ, cam có bước sóng dài, mang năng lượng thấp và dễ bị hấp thu ở các lớp da, cơ và máu trước khi có thể phản xạ lại tới mắt chúng ta quan sát. Trong khi ánh sáng xanh mang năng lượng mạnh hơn và có thể xuyên qua da đến độ sâu của tĩnh mạch. Do đó chúng ta thấy được tĩnh mạch có màu xanh. Hiện tượng sinh học này được tận dụng khá nhiều trong y học, khi các bác sĩ thường dùng đèn hồng ngoại hoặc có màu đỏ chiếu lên da để dễ nhìn thấy tĩnh mạch. trong khi ngược lại, nhiều hộp đen hay sử dụng đèn màu xanh gắn trong toilet để khiến tĩnh mạch khó nhìn hơn, từ đó ngăn chặn việc sử dụng kim tiêm.

Thực tế thì không phải mọi tĩnh mạch đều có màu xanh. Người ta phát hiện ra rằng các tĩnh mạch nằm gần bề mặt da thường có màu đỏ, và càng sâu vào trong cơ thể, tĩnh mạch càng tối màu. Song, đa số tất cả các tĩnh mạch trong cơ thể đều nằm sâu hơn hơn 0.5mm bên dưới da, do đó chúng ta sẽ thấy tĩnh mạch đa số luôn có màu sẫm. Kích cỡ của tĩnh mạch cũng khiến cho những tĩnh mạch to hơn trông có vẻ sẫm màu hơn.

Một nguyên nhân nhỏ nhưng chúng ta sẽ thấy ít tài liệu nào đề cập tới đó là khi màu đỏ sẫm đặt cạnh màu đỏ có thể khiến mắt người nhìn thấy màu đỏ sẫm trở thành màu tím xanh do sự tương phản màu sắc. Do đó, sự tương phản màu của da và màu đỏ của động mạch cũng khiến tĩnh mạch trông có vẻ xanh hơn.
 
Bên trên