Nguyễn Mai
Well-known member
Hầu hết các hãng hàng không hiện nay đều cung cấp cổng và ổ cắm USB để sạc các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng,… Nhưng có nhiều lý do người dùng nên tránh sử dụng chúng.
Việc sử dụng cổng sạc USB trên máy bay chứa đựng nhiều rủi ro không chỉ cho cá nhân mà có thể cả sự an toàn của toàn chuyến bay. Nếu cần sạc, cách tốt nhất là hãy chờ cho chuyến bay hạ cánh và sử dụng cổng sạc trên đất liền, chẳng hạn tại các nhà ga sân bay.
Sạc di động bằng USB trên máy bay chứa đựng nhiều nguy hiểm.
Nguy hiểm khi máy bay cất cánh và hạ cánh
Luật giao thông hàng không quốc tế nghiêm cấm các hành vi sạc điện thoại trên máy bay khi đang cất cánh hoặc hạ cánh, và người vi phạm sẽ bị phạt nếu làm điều này. Bởi trong quá trình cất cánh, máy bay cần tất cả năng lượng của động cơ. Máy bay lúc cất cánh đã đầy bình xăng, lúc đó nó nặng nhất và nguy hiểm nhất.
Điện để sạc pin đến từ các máy phát điện chạy bằng động cơ. Động cơ phát huy hết công suất nếu không phải cấp điện cho những thứ khác. Rõ ràng, khoản năng lượng sạc rất nhỏ, nhưng nếu tất cả đều sử dụng sạc, tổng năng lượng tiêu hao là vô cùng lớn.
Cổng USB trên máy bay khá chậm
Nhiều máy bay hiện có cổng USB được tích hợp trên lưng ghế. Các cổng này thường được sử dụng để sạc các thiết bị của hành khách. Nhưng nếu người dùng định sạc điện thoại trên máy bay chỉ bằng tùy chọn USB, hãy lưu ý rằng công suất đầu ra cực thấp: chỉ 0,5A.
Điều này là do hầu hết các hãng hàng không không muốn công suất sạc ở mức tối đa, sẽ lấy quá nhiều điện từ hệ thống của máy bay. Để sạc điện thoại trên máy bay bằng cổng USB, người dùng sẽ cần cáp sạc và hơn hết là sự kiên nhẫn.
Mối nguy hiểm juice jacking
Cũng không ngoại trừ khả năng dịch vụ sạc USB miễn phí trên máy bay đã được điều chỉnh, cho phép tin tặc lây nhiễm phần mềm độc hại vào điện thoại và đánh cắp dữ liệu bí mật của người dùng.
Sạc USB trên máy bay cũng có thể đối diện với các hình thức tấn công juice jacking.
Nếu vẫn thấy mình buộc phải sử dụng bộ sạc USB trên máy bay như là phương án cuối cùng, người dùng có thể thực hiện một số biện pháp bảo mật thay thế. Cụ thể, sử dụng một số thiết bị như USB Blocker, USB Condom hay Juice-Jack Defender, nó được đặt giữa cáp và thiết bị, nhờ đó hoạt động như một tấm chắn. Cuối cùng, chúng ta có thể đề phòng mang theo cáp USB chỉ hỗ trợ sạc để ngay cả khi bộ sạc công cộng bị giả mạo, chúng cũng không thể truy cập dữ liệu của chúng ta.
Cẩn thận với sạc dự phòng
Thay vì sử dụng phương thức USB tích hợp trên máy bay, người dùng có thể cắm cáp sạc USB từ pin di động hoặc sạc dự phòng. Các hãng hàng không rất nghiêm ngặt khi nói đến pin, đặc biệt là pin lithium-ion, vì những mối nguy hiểm mà chúng gây ra. Do đó, hành khách chỉ được mang theo sạc di động có dung lượng không quá 100 Wh (20.000 mAh vẫn nằm trong tiêu chí đó).
Ngoài ra, các hãng hàng không chỉ cho phép sạc dự phòng trong hành lý xách tay - một trong những hạn chế chuyến bay ít được biết đến liên quan đến thiết bị. Do đó, người dùng tuyệt đối không để chúng trong hành lý ký gửi vì nó sẽ mang lại rắc rối và khiến người dùng có thể bị lỡ chuyến bay.
Việc sử dụng cổng sạc USB trên máy bay chứa đựng nhiều rủi ro không chỉ cho cá nhân mà có thể cả sự an toàn của toàn chuyến bay. Nếu cần sạc, cách tốt nhất là hãy chờ cho chuyến bay hạ cánh và sử dụng cổng sạc trên đất liền, chẳng hạn tại các nhà ga sân bay.
Sạc di động bằng USB trên máy bay chứa đựng nhiều nguy hiểm.
Nguy hiểm khi máy bay cất cánh và hạ cánh
Luật giao thông hàng không quốc tế nghiêm cấm các hành vi sạc điện thoại trên máy bay khi đang cất cánh hoặc hạ cánh, và người vi phạm sẽ bị phạt nếu làm điều này. Bởi trong quá trình cất cánh, máy bay cần tất cả năng lượng của động cơ. Máy bay lúc cất cánh đã đầy bình xăng, lúc đó nó nặng nhất và nguy hiểm nhất.
Điện để sạc pin đến từ các máy phát điện chạy bằng động cơ. Động cơ phát huy hết công suất nếu không phải cấp điện cho những thứ khác. Rõ ràng, khoản năng lượng sạc rất nhỏ, nhưng nếu tất cả đều sử dụng sạc, tổng năng lượng tiêu hao là vô cùng lớn.
Cổng USB trên máy bay khá chậm
Nhiều máy bay hiện có cổng USB được tích hợp trên lưng ghế. Các cổng này thường được sử dụng để sạc các thiết bị của hành khách. Nhưng nếu người dùng định sạc điện thoại trên máy bay chỉ bằng tùy chọn USB, hãy lưu ý rằng công suất đầu ra cực thấp: chỉ 0,5A.
Điều này là do hầu hết các hãng hàng không không muốn công suất sạc ở mức tối đa, sẽ lấy quá nhiều điện từ hệ thống của máy bay. Để sạc điện thoại trên máy bay bằng cổng USB, người dùng sẽ cần cáp sạc và hơn hết là sự kiên nhẫn.
Mối nguy hiểm juice jacking
Cũng không ngoại trừ khả năng dịch vụ sạc USB miễn phí trên máy bay đã được điều chỉnh, cho phép tin tặc lây nhiễm phần mềm độc hại vào điện thoại và đánh cắp dữ liệu bí mật của người dùng.
Sạc USB trên máy bay cũng có thể đối diện với các hình thức tấn công juice jacking.
Nếu vẫn thấy mình buộc phải sử dụng bộ sạc USB trên máy bay như là phương án cuối cùng, người dùng có thể thực hiện một số biện pháp bảo mật thay thế. Cụ thể, sử dụng một số thiết bị như USB Blocker, USB Condom hay Juice-Jack Defender, nó được đặt giữa cáp và thiết bị, nhờ đó hoạt động như một tấm chắn. Cuối cùng, chúng ta có thể đề phòng mang theo cáp USB chỉ hỗ trợ sạc để ngay cả khi bộ sạc công cộng bị giả mạo, chúng cũng không thể truy cập dữ liệu của chúng ta.
Cẩn thận với sạc dự phòng
Thay vì sử dụng phương thức USB tích hợp trên máy bay, người dùng có thể cắm cáp sạc USB từ pin di động hoặc sạc dự phòng. Các hãng hàng không rất nghiêm ngặt khi nói đến pin, đặc biệt là pin lithium-ion, vì những mối nguy hiểm mà chúng gây ra. Do đó, hành khách chỉ được mang theo sạc di động có dung lượng không quá 100 Wh (20.000 mAh vẫn nằm trong tiêu chí đó).
Ngoài ra, các hãng hàng không chỉ cho phép sạc dự phòng trong hành lý xách tay - một trong những hạn chế chuyến bay ít được biết đến liên quan đến thiết bị. Do đó, người dùng tuyệt đối không để chúng trong hành lý ký gửi vì nó sẽ mang lại rắc rối và khiến người dùng có thể bị lỡ chuyến bay.