Lần cuối cùng bạn khởi động lại điện thoại là khi nào? Điều này không nói đến việc mở khóa điện thoại mà là tắt hoàn toàn rồi bật lại máy.
Khởi động lại điện thoại thường được nhắc đến khi người dùng gặp tình trạng điện thoại bị trễ, ứng dụng không hoạt động bình thường và các sự cố khác. Đây có thể là lỗi phần mềm nhưng cũng là một biện pháp lành mạnh ngay cả khi điện thoại hoạt động bình thường hoặc là điện thoại tốt nhất trên thị trường.
Khởi động lại sẽ thổi sức sống cho hiệu suất của điện thoại.
Chúng ta có thể so sánh việc này với việc thay dầu cho xe ô tô: không bắt buộc, nhưng sau mỗi vài ngàn kilomet lái xe, việc thay dầu có thể tạo nên sự khác biệt lớn về hiệu suất. Trong trường hợp điện thoại khởi động lại, nó sẽ xóa mọi ứng dụng chạy ngầm, vấn đề quá nhiệt, vấn đề về bộ nhớ và khó khăn với tín hiệu cuộc gọi ngay cả khi chỉ xảy ra trong thời gian ngắn.
Điều quan trọng nhất là người dùng đang mang đến cho thiết bị một khởi đầu mới, mang lại hiệu suất mượt mà hơn và tuổi thọ pin giảm chậm hơn. Để thực hiện, tùy theo điện thoại mà công việc khởi động sẽ thực hiện khác nhau.
Trong trường hợp của iPhone, người dùng cần nhấn giữ cả phím nguồn và phím tăng hoặc giảm âm lượng ở hai bên. Sau 3 giây, thanh trượt tắt nguồn sẽ xuất hiện trên màn hình, sau đó vuốt vào phần “Trượt để tắt nguồn” nhằm xác nhận hành động.
Đối với Android, người dùng có thể nhấn giữ nút nguồn cho đến khi màn hình hiện thông báo, sau đó chạm vào tùy chọn Khởi động lại (Restart) để khởi động điện thoại Android.
Tùy thuộc sản phẩm mà cách khởi động lại với điện thoại Android có thể khác.
Câu hỏi đặt ra là tần suất khởi động lại điện thoại nên thực hiện bao nhiêu? Theo các chuyên gia khuyến cáo, người dùng nên thực hiện điều này hàng tuần, có thể chọn một ngày nhất định như cuối tuần, thời điểm cuộc gọi điện thoại có thể không bận bằng các ngày thông thường. Hoặc cũng có thể chọn khởi động vào ban đêm, nơi các liên lạc ít thường xuyên hơn.
Nhìn chung, khởi động lại điện thoại thường xuyên không chỉ là giải pháp cho các vấn đề tức thời mà còn là biện pháp phòng ngừa để duy trì hiệu suất của điện thoại theo thời gian. Vì vậy, khi cảm thấy điện thoại của mình hơi chậm vào lần tới, hãy khởi động lại và tận hưởng một thiết bị mát hơn và hiệu quả hơn. Điện thoại giống như ô tô, nó cần được bảo dưỡng thường xuyên để có hiệu suất tối ưu lâu dài. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của việc khởi động lại đúng cách.
Khởi động lại điện thoại thường được nhắc đến khi người dùng gặp tình trạng điện thoại bị trễ, ứng dụng không hoạt động bình thường và các sự cố khác. Đây có thể là lỗi phần mềm nhưng cũng là một biện pháp lành mạnh ngay cả khi điện thoại hoạt động bình thường hoặc là điện thoại tốt nhất trên thị trường.
Khởi động lại sẽ thổi sức sống cho hiệu suất của điện thoại.
Chúng ta có thể so sánh việc này với việc thay dầu cho xe ô tô: không bắt buộc, nhưng sau mỗi vài ngàn kilomet lái xe, việc thay dầu có thể tạo nên sự khác biệt lớn về hiệu suất. Trong trường hợp điện thoại khởi động lại, nó sẽ xóa mọi ứng dụng chạy ngầm, vấn đề quá nhiệt, vấn đề về bộ nhớ và khó khăn với tín hiệu cuộc gọi ngay cả khi chỉ xảy ra trong thời gian ngắn.
Điều quan trọng nhất là người dùng đang mang đến cho thiết bị một khởi đầu mới, mang lại hiệu suất mượt mà hơn và tuổi thọ pin giảm chậm hơn. Để thực hiện, tùy theo điện thoại mà công việc khởi động sẽ thực hiện khác nhau.
Trong trường hợp của iPhone, người dùng cần nhấn giữ cả phím nguồn và phím tăng hoặc giảm âm lượng ở hai bên. Sau 3 giây, thanh trượt tắt nguồn sẽ xuất hiện trên màn hình, sau đó vuốt vào phần “Trượt để tắt nguồn” nhằm xác nhận hành động.
Đối với Android, người dùng có thể nhấn giữ nút nguồn cho đến khi màn hình hiện thông báo, sau đó chạm vào tùy chọn Khởi động lại (Restart) để khởi động điện thoại Android.
Tùy thuộc sản phẩm mà cách khởi động lại với điện thoại Android có thể khác.
Câu hỏi đặt ra là tần suất khởi động lại điện thoại nên thực hiện bao nhiêu? Theo các chuyên gia khuyến cáo, người dùng nên thực hiện điều này hàng tuần, có thể chọn một ngày nhất định như cuối tuần, thời điểm cuộc gọi điện thoại có thể không bận bằng các ngày thông thường. Hoặc cũng có thể chọn khởi động vào ban đêm, nơi các liên lạc ít thường xuyên hơn.
Nhìn chung, khởi động lại điện thoại thường xuyên không chỉ là giải pháp cho các vấn đề tức thời mà còn là biện pháp phòng ngừa để duy trì hiệu suất của điện thoại theo thời gian. Vì vậy, khi cảm thấy điện thoại của mình hơi chậm vào lần tới, hãy khởi động lại và tận hưởng một thiết bị mát hơn và hiệu quả hơn. Điện thoại giống như ô tô, nó cần được bảo dưỡng thường xuyên để có hiệu suất tối ưu lâu dài. Đừng đánh giá thấp sức mạnh của việc khởi động lại đúng cách.