0707171758
NGUYỄN THANH VÂN
Những loại rau mọc dại ở khắp vùng quê ở Việt Nam, được thế giới săn lùng gọi là ''rau trường thọ''.
Rau tầm bóp - loại rau ''trường thọ''
Chắc hẳn ở các vùng quê loại rau tầm bóp này quá quen thuộc, bởi chúng mọc hoang dại ở ngay trong vườn nhà, tường rào, hoặc ngay gần đồng ruộng. Ở một số nước lớn người ta ca ngợi rau tầm bóp với công dụng phòng chống ung thư và chữa bệnh tiểu đường rất tốt cho sức khỏe. Còn ở nước ta nhiều người cho rằng đây là loại cỏ dại nên đã loại bỏ nó, không có tác dụng gì.
Trên tác dụng của y học cổ truyền người ta coi đây là loại cây thuốc nam quý giá, mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng. Rau tầm bóp vị hơi đắng, ăn loại rau này thường xuyên giúp tán sỏi, thanh nhiệt, thông đàm, lợi tiểu. Tại một số nơi ở Việt Nam người ta sử dụng rau tầm bóp để ăn hằng ngày. Tuy nhiên họ vẫn không biết tác dụng thực sự của cây rau tầm bóp.
Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ở Mỹ, trong rau tầm bóp có chứa chất chống ung thư và khả năng kháng viêm tiêu diệt các siêu vi khuẩn trong cơ thể cực kỳ mạnh mẻ.
Rau càng cua
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, rau càng cua là một loài rau thuộc họ hồ tiêu Piperaceae, còn được gọi với những cái tên khác như rau tiêu, quỷ châm thảo, thích châm thảo, đơn kim.
Thành phần dinh dưỡng của rau càng cua với 92% nước cùng 8% là các vitamin, khoáng chất như beta caroten (tiền vitamin A), sắt, kali, magiê, vitamin C,…
Cụ thể, 100gram rau càng cua cung cấp 24 calo cho cơ thể, gồm: 277mg kali; 224mg canxi; 62mg magiê; 5.2 mg vitamin C.
Đây là những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người và cần thiết bổ sung cho cơ thể.
Rau càng cua có tác dụng chống viêm, giảm đau nhờ chất prostaglandin tổng hợp, được dùng để trị sốt, ho, đau đầu, cảm lạnh, viêm khớp. Trong đó, loại rau này có tác dụng hạ sốt được so sánh tương đương với thuốc aspirin.
Rau càng cua có khả năng thu gom cũng như hoạt động tiêu diệt các gốc tự do gây hại đến cơ thể.
Loại rau này tác dụng chống oxy hóa, làm quá trình lão hóa của các tế bào chậm lại một cách hiệu quả với sự xuất hiện của chất beta carotene có trong nó.
Loại rau này cũng có công dụng khác, đó là ngừa ung thư.
Cụ thể, rau càng cua ngăn chặn một số tế bào ung thư phát triển. Từ đó, có thể dùng nó để bổ sung cho cơ thể với mục đích phòng ngừa, hỗ trợ chống lại căn bệnh này.
Khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ cũng là một tác dụng khác của rau càng cua.
Theo đó, các chất patuloside A và xanthone glycoside có trong loại rau này có khả năng kháng khuẩn, chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Rau sam
Thời gian gần đây, nhiều người bất ngờ vì biết giá bán của một khay quả tầm bóp tại Nhật Bản - loại quả hoang dại ở Việt Nam là 700.000 đồng/kg, thì chắc chắn khi biết rằng loại rau dại nữa mà người Việt đang "lãng quên" được người dân ở rất nhiều nước săn lùng. Loại rau dại mọc như cỏ đó chính là cây sam. Đây là loại rau dân dã đồng quê được mệnh danh là "nông dân" vì rất dễ sống, mọc đầy ở trong vườn, ven đường, bờ ruộng và cả những nơi khô cằn nhất.
Cây sam bề ngoài mọng nước, thân bò sát mặt đất với màu hơi hồng đỏ, trơn nhẵn với các lá mọc đối thành cụm tại các đốt hay đầu ngọn, hoa sam màu vàng hoặc đỏ rất đẹp.
Rau sam có vị đặc trưng, thanh và hơi chua. Dù được gọi là rau, nhưng ở Việt Nam, người ta thường chỉ coi cây sam như là cây dại và chỉ dùng như một loại rau ăn lá rất hạn chế, thậm chí ở nhiều nơi còn dùng làm thức ăn cho bò.
Thông tin trên Dân Việt, ở nhiều nước châu Âu, rau sam rất được yêu thích. Họ dùng trong các món ăn khá phổ biến, người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua, người Pháp cũng rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn ngon, hoặc ở Mỹ có món rau sam trộn dầu giấm...
Đặc biệt, trong Y học cổ truyền Trung Quốc xem cây rau này là "vị thuốc trường thọ" và được sử dụng để chữa nhiều bệnh.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Úc, trong rau sam có chứa nhiều axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Nó là một trong số rất ít các loài cây có chứa EPA omega-3 chuỗi dài, có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Đây cũng là loại rau chứa nhiều loại vitamin (chủ yếu là vitamin A, C và một số vitamin B cùng các carotenoit), cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt...
Lục bình
Lục bình mọc đầy ao hồ, kênh rạch, tại khắp các vùng miền ở Việt Nam. Đa phần lục bình được dùng để làm thức ăn cho gà, vịt, lợn.
Ở Nhật Bản, lục bình được bán với giá tương đương gần 20.000 đồng cho một nhánh nhỏ. Người dân mua lục bình trong siêu thị về ăn, làm gỏi, chữa bệnh hoặc dùng để lọc nước.
Báo Dân trí dẫn nguồn bác sĩ y học cổ truyền Lê Thị Thảo Quyên cho biết, hoa lục bình có tác dụng lợi niệu, sơ phong, chữa sưng tấy, giải độc và viêm đau như viêm tinh hoàn, viêm hạch bạch huyết, viêm khớp ngón tay, sưng nách, tiêm bị áp xe,…
Trong khi đó, thân và lá lục bình có công dụng tiêu viêm và giải độc da, giúp chữa ung nhọt và làm giảm sưng.
Theo nghiên cứu của El-Shemy và các cộng sự, chiết xuất từ cây lục bình có đặc tính kháng khuẩn, giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gram âm và gram dương.
Rau tầm bóp - loại rau ''trường thọ''
Chắc hẳn ở các vùng quê loại rau tầm bóp này quá quen thuộc, bởi chúng mọc hoang dại ở ngay trong vườn nhà, tường rào, hoặc ngay gần đồng ruộng. Ở một số nước lớn người ta ca ngợi rau tầm bóp với công dụng phòng chống ung thư và chữa bệnh tiểu đường rất tốt cho sức khỏe. Còn ở nước ta nhiều người cho rằng đây là loại cỏ dại nên đã loại bỏ nó, không có tác dụng gì.
Trên tác dụng của y học cổ truyền người ta coi đây là loại cây thuốc nam quý giá, mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng. Rau tầm bóp vị hơi đắng, ăn loại rau này thường xuyên giúp tán sỏi, thanh nhiệt, thông đàm, lợi tiểu. Tại một số nơi ở Việt Nam người ta sử dụng rau tầm bóp để ăn hằng ngày. Tuy nhiên họ vẫn không biết tác dụng thực sự của cây rau tầm bóp.
Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học ở Mỹ, trong rau tầm bóp có chứa chất chống ung thư và khả năng kháng viêm tiêu diệt các siêu vi khuẩn trong cơ thể cực kỳ mạnh mẻ.
Rau càng cua
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, rau càng cua là một loài rau thuộc họ hồ tiêu Piperaceae, còn được gọi với những cái tên khác như rau tiêu, quỷ châm thảo, thích châm thảo, đơn kim.
Thành phần dinh dưỡng của rau càng cua với 92% nước cùng 8% là các vitamin, khoáng chất như beta caroten (tiền vitamin A), sắt, kali, magiê, vitamin C,…
Cụ thể, 100gram rau càng cua cung cấp 24 calo cho cơ thể, gồm: 277mg kali; 224mg canxi; 62mg magiê; 5.2 mg vitamin C.
Đây là những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người và cần thiết bổ sung cho cơ thể.
Rau càng cua có tác dụng chống viêm, giảm đau nhờ chất prostaglandin tổng hợp, được dùng để trị sốt, ho, đau đầu, cảm lạnh, viêm khớp. Trong đó, loại rau này có tác dụng hạ sốt được so sánh tương đương với thuốc aspirin.
Rau càng cua có khả năng thu gom cũng như hoạt động tiêu diệt các gốc tự do gây hại đến cơ thể.
Loại rau này tác dụng chống oxy hóa, làm quá trình lão hóa của các tế bào chậm lại một cách hiệu quả với sự xuất hiện của chất beta carotene có trong nó.
Loại rau này cũng có công dụng khác, đó là ngừa ung thư.
Cụ thể, rau càng cua ngăn chặn một số tế bào ung thư phát triển. Từ đó, có thể dùng nó để bổ sung cho cơ thể với mục đích phòng ngừa, hỗ trợ chống lại căn bệnh này.
Khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ cũng là một tác dụng khác của rau càng cua.
Theo đó, các chất patuloside A và xanthone glycoside có trong loại rau này có khả năng kháng khuẩn, chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Rau sam
Thời gian gần đây, nhiều người bất ngờ vì biết giá bán của một khay quả tầm bóp tại Nhật Bản - loại quả hoang dại ở Việt Nam là 700.000 đồng/kg, thì chắc chắn khi biết rằng loại rau dại nữa mà người Việt đang "lãng quên" được người dân ở rất nhiều nước săn lùng. Loại rau dại mọc như cỏ đó chính là cây sam. Đây là loại rau dân dã đồng quê được mệnh danh là "nông dân" vì rất dễ sống, mọc đầy ở trong vườn, ven đường, bờ ruộng và cả những nơi khô cằn nhất.
Cây sam bề ngoài mọng nước, thân bò sát mặt đất với màu hơi hồng đỏ, trơn nhẵn với các lá mọc đối thành cụm tại các đốt hay đầu ngọn, hoa sam màu vàng hoặc đỏ rất đẹp.
Rau sam có vị đặc trưng, thanh và hơi chua. Dù được gọi là rau, nhưng ở Việt Nam, người ta thường chỉ coi cây sam như là cây dại và chỉ dùng như một loại rau ăn lá rất hạn chế, thậm chí ở nhiều nơi còn dùng làm thức ăn cho bò.
Thông tin trên Dân Việt, ở nhiều nước châu Âu, rau sam rất được yêu thích. Họ dùng trong các món ăn khá phổ biến, người Hà Lan dùng rau sam làm dưa chua, người Pháp cũng rất thích rau sam và chế biến thành nhiều món ăn ngon, hoặc ở Mỹ có món rau sam trộn dầu giấm...
Đặc biệt, trong Y học cổ truyền Trung Quốc xem cây rau này là "vị thuốc trường thọ" và được sử dụng để chữa nhiều bệnh.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Úc, trong rau sam có chứa nhiều axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Nó là một trong số rất ít các loài cây có chứa EPA omega-3 chuỗi dài, có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể. Đây cũng là loại rau chứa nhiều loại vitamin (chủ yếu là vitamin A, C và một số vitamin B cùng các carotenoit), cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kali và sắt...
Lục bình
Lục bình mọc đầy ao hồ, kênh rạch, tại khắp các vùng miền ở Việt Nam. Đa phần lục bình được dùng để làm thức ăn cho gà, vịt, lợn.
Ở Nhật Bản, lục bình được bán với giá tương đương gần 20.000 đồng cho một nhánh nhỏ. Người dân mua lục bình trong siêu thị về ăn, làm gỏi, chữa bệnh hoặc dùng để lọc nước.
Báo Dân trí dẫn nguồn bác sĩ y học cổ truyền Lê Thị Thảo Quyên cho biết, hoa lục bình có tác dụng lợi niệu, sơ phong, chữa sưng tấy, giải độc và viêm đau như viêm tinh hoàn, viêm hạch bạch huyết, viêm khớp ngón tay, sưng nách, tiêm bị áp xe,…
Trong khi đó, thân và lá lục bình có công dụng tiêu viêm và giải độc da, giúp chữa ung nhọt và làm giảm sưng.
Theo nghiên cứu của El-Shemy và các cộng sự, chiết xuất từ cây lục bình có đặc tính kháng khuẩn, giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gram âm và gram dương.