Những kho báu đặc biệt đang tiếp tục được tích cực triển khai các biện pháp để khai thác.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính chung 12 tháng năm 2023, Việt Nam thu từ xuất khẩu dầu thô đạt 1,92 tỷ USD với hơn 2,8 triệu tấn, tăng 1,4% về lượng nhưng giảm đến 15,5% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu bình quân đạt 682 USD/tấn, giảm 16,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Thái Lan là thị trường lớn nhất, nước ta xuất sang xứ chùa vàng 1,1 triệu tấn dầu thô trong năm 2023, tương đương hơn 744 triệu USD, chiếm tỷ trọng 39,3% trong tổng lượng xuất khẩu. Giá xuất khẩu đạt 673,5 USD/tấn. Đứng thứ 2 và 3 là Úc và Nhật Bản, chiếm tỷ trọng lần lượt là 28,3% và 10,3%.
Đáng chú ý, Singapore nổi lên là một thị trường tích cực mua dầu thô của Việt Nam trong năm 2023, có mức tăng trưởng cao nhất trong tất cả các thị trường.
Cụ thể, Việt Nam xuất sang Singapore 119.428 tấn dầu thô trong tháng 12/2023, thu về hơn 84 triệu USD, tăng đột biến 417% về lượng và tăng 512% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là tháng ghi nhận mức xuất khẩu cao nhất trong cả năm 2023.
Lũy kế cả năm 2023, đảo quốc sư tử nhập khẩu 236.304 tấn dầu thô từ Việt Nam, tương đương hơn 170 triệu USD, tăng 172% về lượng và tăng 141% về trị giá. Giá xuất khẩu đạt 721 USD/tấn.
Việt Nam được xếp thứ 28 trong các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ xác minh trên thế giới. Ảnh minh hoạ.
Nước ta có nguồn dầu mỏ với trữ lượng khoảng 4,4 tỷ thùng, được xếp thứ 28 trong các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ xác minh trên thế giới.
Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cho đến năm 2021, tổng trữ lượng dầu khí đã phát hiện trên thềm lục địa Việt Nam vào khoảng trên 1,5 tỷ m3 quy dầu, trong đó có khoảng 734 triệu m3 dầu và condensate và 798 tỷ m3 khí. Trữ lượng các mỏ đang khai thác tập trung chủ yếu ở bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng, Malay-Thổ Chu.
Ngoài các khu vực đã có phát hiện dầu khí, ở các bể trầm tích trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam còn nhiều cấu tạo chưa được thăm dò với tiềm năng có thể thu hồi từ 1,5-2,5 tỷ m3 quy dầu, trong đó khu vực nước sâu, xa bờ, phức tạp chiếm khoảng 50%, được phân bổ như sau: Bể Cửu Long (9%), Sông Hồng (20%), Malay - Thổ Chu (3%), Phú Quốc (2%), Nam Côn Sơn (15%), Phú Khánh (16%), Tư Chính - Vũng Mây (32%), Hoàng Sa (5%).
Tiềm năng các cấu tạo này phân bố ở các khu vực nước sâu, xa bờ, điều kiện thi công thực địa phức tạp, khó khăn, khó chủ động thực hiện ở các bể Tư Chính - Vũng Mây, Sông Hồng, Phú Khánh và Nam Côn Sơn (>50% tổng tiềm năng), các khu vực này ít được thăm dò, mới chỉ có phát hiện dầu khí, tài liệu còn hạn chế nên dự báo tiềm ẩn rủi ro cao.
Mỏ Bạch Hổ có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn, lớn nhất thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: PVN.
Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 93,29% trữ lượng dầu cả nước
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có trữ lượng dầu khoảng 400 triệu tấn, chiếm 93,29% cả nước; trữ lượng khí trên 100 tỷ m3, chiếm 16,2% cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu đang là một trong những trung tâm khai thác, chế biến dầu lớn nhất Việt Nam. Từ năm 2000 tới nay, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành địa phương đi đầu trong lĩnh vực năng lượng.
Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa của Việt Nam, thuộc bồn trũng Cửu Long, có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn. Mỏ Bạch Hổ cho sản lượng khai thác mỗi ngày đạt 38.000 tấn dầu thô, chiếm 80% sản lượng dầu thô cả nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu còn một số mỏ lớn khác như mỏ Tê Giác Trắng có sản lượng khoảng 34.000 thùng dầu/ngày; mỏ Lan Tây – Lan Đỏ với sản phẩm khai thác chính là khí tự nhiên, mỗi ngày cho khoảng 9,5 triệu m3 khí xuất về bờ.
Theo thông tin của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ngày 6/9/1988, ngành dầu khí đã khai thác thương mại tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ. Ở thời điểm đó, quá trình khảo sát cho thấy thân mỏ dầu có trữ lượng gần 4 tỷ thùng, diện tích gần 60km2 và chiều cao khoảng 1.300m.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính chung 12 tháng năm 2023, Việt Nam thu từ xuất khẩu dầu thô đạt 1,92 tỷ USD với hơn 2,8 triệu tấn, tăng 1,4% về lượng nhưng giảm đến 15,5% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu bình quân đạt 682 USD/tấn, giảm 16,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Thái Lan là thị trường lớn nhất, nước ta xuất sang xứ chùa vàng 1,1 triệu tấn dầu thô trong năm 2023, tương đương hơn 744 triệu USD, chiếm tỷ trọng 39,3% trong tổng lượng xuất khẩu. Giá xuất khẩu đạt 673,5 USD/tấn. Đứng thứ 2 và 3 là Úc và Nhật Bản, chiếm tỷ trọng lần lượt là 28,3% và 10,3%.
Đáng chú ý, Singapore nổi lên là một thị trường tích cực mua dầu thô của Việt Nam trong năm 2023, có mức tăng trưởng cao nhất trong tất cả các thị trường.
Cụ thể, Việt Nam xuất sang Singapore 119.428 tấn dầu thô trong tháng 12/2023, thu về hơn 84 triệu USD, tăng đột biến 417% về lượng và tăng 512% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là tháng ghi nhận mức xuất khẩu cao nhất trong cả năm 2023.
Lũy kế cả năm 2023, đảo quốc sư tử nhập khẩu 236.304 tấn dầu thô từ Việt Nam, tương đương hơn 170 triệu USD, tăng 172% về lượng và tăng 141% về trị giá. Giá xuất khẩu đạt 721 USD/tấn.
Việt Nam được xếp thứ 28 trong các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ xác minh trên thế giới. Ảnh minh hoạ.
Nước ta có nguồn dầu mỏ với trữ lượng khoảng 4,4 tỷ thùng, được xếp thứ 28 trong các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ xác minh trên thế giới.
Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cho đến năm 2021, tổng trữ lượng dầu khí đã phát hiện trên thềm lục địa Việt Nam vào khoảng trên 1,5 tỷ m3 quy dầu, trong đó có khoảng 734 triệu m3 dầu và condensate và 798 tỷ m3 khí. Trữ lượng các mỏ đang khai thác tập trung chủ yếu ở bể Cửu Long, Nam Côn Sơn, Sông Hồng, Malay-Thổ Chu.
Ngoài các khu vực đã có phát hiện dầu khí, ở các bể trầm tích trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam còn nhiều cấu tạo chưa được thăm dò với tiềm năng có thể thu hồi từ 1,5-2,5 tỷ m3 quy dầu, trong đó khu vực nước sâu, xa bờ, phức tạp chiếm khoảng 50%, được phân bổ như sau: Bể Cửu Long (9%), Sông Hồng (20%), Malay - Thổ Chu (3%), Phú Quốc (2%), Nam Côn Sơn (15%), Phú Khánh (16%), Tư Chính - Vũng Mây (32%), Hoàng Sa (5%).
Tiềm năng các cấu tạo này phân bố ở các khu vực nước sâu, xa bờ, điều kiện thi công thực địa phức tạp, khó khăn, khó chủ động thực hiện ở các bể Tư Chính - Vũng Mây, Sông Hồng, Phú Khánh và Nam Côn Sơn (>50% tổng tiềm năng), các khu vực này ít được thăm dò, mới chỉ có phát hiện dầu khí, tài liệu còn hạn chế nên dự báo tiềm ẩn rủi ro cao.
Mỏ Bạch Hổ có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn, lớn nhất thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: PVN.
Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm 93,29% trữ lượng dầu cả nước
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có trữ lượng dầu khoảng 400 triệu tấn, chiếm 93,29% cả nước; trữ lượng khí trên 100 tỷ m3, chiếm 16,2% cả nước. Bà Rịa – Vũng Tàu đang là một trong những trung tâm khai thác, chế biến dầu lớn nhất Việt Nam. Từ năm 2000 tới nay, Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành địa phương đi đầu trong lĩnh vực năng lượng.
Bạch Hổ là mỏ dầu lớn nhất trên thềm lục địa của Việt Nam, thuộc bồn trũng Cửu Long, có trữ lượng khoảng 300 triệu tấn. Mỏ Bạch Hổ cho sản lượng khai thác mỗi ngày đạt 38.000 tấn dầu thô, chiếm 80% sản lượng dầu thô cả nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu còn một số mỏ lớn khác như mỏ Tê Giác Trắng có sản lượng khoảng 34.000 thùng dầu/ngày; mỏ Lan Tây – Lan Đỏ với sản phẩm khai thác chính là khí tự nhiên, mỗi ngày cho khoảng 9,5 triệu m3 khí xuất về bờ.
Theo thông tin của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ngày 6/9/1988, ngành dầu khí đã khai thác thương mại tấn dầu đầu tiên tại mỏ Bạch Hổ. Ở thời điểm đó, quá trình khảo sát cho thấy thân mỏ dầu có trữ lượng gần 4 tỷ thùng, diện tích gần 60km2 và chiều cao khoảng 1.300m.