Nguyễn Tấn Sang
Bán xe 🚗
Việt Nam đã trở thành một trung tâm sản xuất máy tính quan trọng, có khả năng đáp ứng 40% nhu cầu máy Mac và iPad hàng năm của Apple.
Theo thống kê từ Ngân hàng đầu tư TD Cowen, các nhà cung ứng của Apple đã chi tổng cộng 16 tỷ USD để dịch chuyển hệ thống sản xuất đến các quốc gia khác kể từ năm 2018 và vẫn tiếp tục quá trình này.
Báo cáo của TD Cowen cho biết, để dịch chuyển hệ thống sản xuất sang các quốc gia khác, Apple đã phải hy sinh một khoản lợi nhuận đáng kể. Trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022, ước tính doanh thu của Apple đã giảm hơn 30 tỷ USD do các thách thức và hạn chế từ đại dịch COVID-19 và tình trạng phong tỏa. Ngoài ra, sự thiếu hụt nguồn cung linh kiện và lao động chất lượng cao cũng làm chậm quá trình chuyển đổi này.
Một cửa hàng kinh doanh sản phẩm điện thoại tại Việt Nam (Ảnh: AFP)
"Trong 4 năm qua kể từ khi đại dịch bắt đầu, chúng tôi ước tính, doanh thu của Apple đã bị ảnh hưởng hơn 30 tỷ USD. Điều này xuất phát từ việc "thị trường không cung cấp đủ nhu cầu do gián đoạn sản xuất xuất phát từ nguồn cung linh kiện, nguồn lao động sẵn có hoặc lệnh phong toả", TD Cowen cho biết.
Các nhà phân tích của TD Cowen tin rằng, do tác động này đến chuỗi sản xuất của mình, Apple và 188 nhà cung cấp ứng lớn của hãng đang chuyển chuỗi sản xuất đến các quốc gia khác.
Mặc dù khó khăn, nhưng các chuyên gia tin rằng, những thách thức này chỉ là tạm thời và Apple có thể đạt được lợi ích dài hạn từ việc đa dạng hóa địa lý và nguồn cung lao động. Trong khi quá trình chuyển đổi diễn ra, các nhà cung ứng vẫn phải chi trả một khoản lớn, dự kiến sẽ tốn thêm hàng tỷ USD trong những năm tới để hoàn thiện việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất.
Trong số 1.000 hồ sơ tài chính được nghiên cứu, dây chuyền sản xuất iPhone vẫn tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, trong khi máy Mac và iPad đã có những điều chỉnh khi đưa quy trình sản xuất đến khu vực Đông Nam Á.
Sáng ngày 12/5/2023, Apple chính thức công bố ra mắt cửa hàng Apple Store trực tuyến đầu tiên tại thị trường Việt Nam, bước đầu trong việc mở rộng sự quan tâm đến thị trường 100 triệu dân
Việt Nam, theo nghiên cứu của TD Cowen, đã trở thành một trung tâm sản xuất máy tính quan trọng, có khả năng đáp ứng 40% nhu cầu máy Mac và iPad hàng năm của thương hiệu Mỹ.
"Dây chuyền sản xuất Mac và iPad có bước tiến triển tốt trong việc dịch chuyển với bước đệm ở Đông Nam Á. Nghiên cứu thực địa về chuỗi cung ứng của chúng tôi cho thấy, Việt Nam đã phát triển thành trung tâm sản xuất máy tính lớn trong những năm gần đây và một lượng nhỏ MacBook, iPad và Apple Watch đã được sản xuất ở đó. Chúng tôi ước tính, năng lực của Việt Nam có thể đáp ứng khoảng 40% nhu cầu Mac/iPad hàng năm của thương hiệu Mỹ", báo cáo cho biết.
Theo thống kê từ Ngân hàng đầu tư TD Cowen, các nhà cung ứng của Apple đã chi tổng cộng 16 tỷ USD để dịch chuyển hệ thống sản xuất đến các quốc gia khác kể từ năm 2018 và vẫn tiếp tục quá trình này.
Báo cáo của TD Cowen cho biết, để dịch chuyển hệ thống sản xuất sang các quốc gia khác, Apple đã phải hy sinh một khoản lợi nhuận đáng kể. Trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022, ước tính doanh thu của Apple đã giảm hơn 30 tỷ USD do các thách thức và hạn chế từ đại dịch COVID-19 và tình trạng phong tỏa. Ngoài ra, sự thiếu hụt nguồn cung linh kiện và lao động chất lượng cao cũng làm chậm quá trình chuyển đổi này.
Một cửa hàng kinh doanh sản phẩm điện thoại tại Việt Nam (Ảnh: AFP)
"Trong 4 năm qua kể từ khi đại dịch bắt đầu, chúng tôi ước tính, doanh thu của Apple đã bị ảnh hưởng hơn 30 tỷ USD. Điều này xuất phát từ việc "thị trường không cung cấp đủ nhu cầu do gián đoạn sản xuất xuất phát từ nguồn cung linh kiện, nguồn lao động sẵn có hoặc lệnh phong toả", TD Cowen cho biết.
Các nhà phân tích của TD Cowen tin rằng, do tác động này đến chuỗi sản xuất của mình, Apple và 188 nhà cung cấp ứng lớn của hãng đang chuyển chuỗi sản xuất đến các quốc gia khác.
Mặc dù khó khăn, nhưng các chuyên gia tin rằng, những thách thức này chỉ là tạm thời và Apple có thể đạt được lợi ích dài hạn từ việc đa dạng hóa địa lý và nguồn cung lao động. Trong khi quá trình chuyển đổi diễn ra, các nhà cung ứng vẫn phải chi trả một khoản lớn, dự kiến sẽ tốn thêm hàng tỷ USD trong những năm tới để hoàn thiện việc chuyển dịch dây chuyền sản xuất.
Trong số 1.000 hồ sơ tài chính được nghiên cứu, dây chuyền sản xuất iPhone vẫn tập trung chủ yếu ở Trung Quốc, trong khi máy Mac và iPad đã có những điều chỉnh khi đưa quy trình sản xuất đến khu vực Đông Nam Á.
Sáng ngày 12/5/2023, Apple chính thức công bố ra mắt cửa hàng Apple Store trực tuyến đầu tiên tại thị trường Việt Nam, bước đầu trong việc mở rộng sự quan tâm đến thị trường 100 triệu dân
Việt Nam, theo nghiên cứu của TD Cowen, đã trở thành một trung tâm sản xuất máy tính quan trọng, có khả năng đáp ứng 40% nhu cầu máy Mac và iPad hàng năm của thương hiệu Mỹ.
"Dây chuyền sản xuất Mac và iPad có bước tiến triển tốt trong việc dịch chuyển với bước đệm ở Đông Nam Á. Nghiên cứu thực địa về chuỗi cung ứng của chúng tôi cho thấy, Việt Nam đã phát triển thành trung tâm sản xuất máy tính lớn trong những năm gần đây và một lượng nhỏ MacBook, iPad và Apple Watch đã được sản xuất ở đó. Chúng tôi ước tính, năng lực của Việt Nam có thể đáp ứng khoảng 40% nhu cầu Mac/iPad hàng năm của thương hiệu Mỹ", báo cáo cho biết.