Lượng chip sản xuất từ Việt Nam chiếm hơn 10% chip bán dẫn xuất khẩu vào Mỹ, với doanh số tăng gần 75% từ 2022 đến 2023.
Theo báo cáo lĩnh vực công nghệ ICT của Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tuần qua, Việt Nam đứng thứ ba về doanh số xuất khẩu chip bán dẫn sang Mỹ, sau Malaysia và Đài Loan. Việt Nam cũng thuộc nhóm dẫn đầu về gia tăng xuất khẩu chip tới Mỹ, bên cạnh Thái Lan, Ấn Độ và Campuchia.
Kết quả này tương tự báo cáo của Cục Thống kê Dân số Mỹ. Cụ thể, trong tháng 2, các đơn hàng chip bán dẫn nhập khẩu vào Mỹ đạt 4,86 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, chip có nguồn gốc từ châu Á chiếm 83%.
Trong 10 thị trường Mỹ nhập khẩu nhiều nhất, Việt Nam là một trong sáu thị trường tăng trưởng dương từ tháng 2/2022 đến 2/2023, trong khi doanh thu từ Malaysia, Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Philippines giảm.
Doanh thu từ thị trường Mỹ của ngành chip Việt Nam tăng 74,9%, từ 321,7 triệu USD trong tháng 2/2022 lên 562,5 triệu USD tháng 2 năm nay, chiếm 11,6% thị phần. Đây cũng là tháng thứ bảy liên tiếp chip "Made in Vietnam" đạt hơn 10% thị phần tại nước này.
Theo đánh giá của Bloomberg, cùng với việc đưa chuỗi sản xuất iPhone ra ngoài Trung Quốc, hành động giảm thị phần nhập khẩu chip từ Malaysia, vốn là một thành trì lâu năm về đóng gói chip, "cho thấy Mỹ đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng điện tử của mình".
Ngoài Việt Nam, hai thị trường khác cũng tăng trưởng mạnh là Campuchia với gần 7 lần từ 20,8 triệu USD lên 166,3 triệu USD, trong khi Ấn Độ tăng 34 lần lên mức hơn 152 triệu USD vào tháng 2.
Lao động tại một nhà máy Intel ở Việt Nam. Ảnh: IPV
Những năm qua, một số tập đoàn lớn của thế giới đã đã đầu tư sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam như Intel, Samsung, Synopsys. Ví dụ, IPV, nhà máy chip của Intel tại Việt Nam, đạt doanh thu xuất khẩu 11,5 tỷ USD năm 2022. Đơn vị này mất hơn 10 năm, từ 2010 đến 2020, để cho ra đời hai tỷ đơn vị sản phẩm đầu tiên, nhưng cần chưa tới hai năm tiếp theo để tăng con số lên 3,5 tỷ sản phẩm vào cuối 2022.
Trong khi đó, việc tự sản xuất chip tại Việt Nam cũng bắt đầu đạt một số bước tiến. Giữa tháng 4, FPT công bố thiết kế và sản xuất ba dòng chip nguồn và có hợp đồng cung cấp chip đầu tiên cho đối tác với quy mô 25 triệu chip, dự kiến xuất khẩu vào năm 2024-2025. Trước đó, tháng 8/2022, Viettel đề xuất tham gia nghiên cứu, sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu.
Đầu tháng 4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, đồng thời xây dựng chương trình về sản xuất chip.
Các chuyên gia nhận định Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm sản xuất chip của thế giới nếu tận dụng tốt yếu tố thuận lợi, có chiến lược phù hợp, chính sách khuyến khích, ưu đãi lớn cho lĩnh vực này. Trả lời VnExpress năm ngoái, ông Steve Long, Tổng giám đốc Intel khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản, nhận định: "Việt Nam có khả năng thiết lập cơ sở hạ tầng và chính sách cần thiết để hỗ trợ các hoạt động sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực chip".
Theo báo cáo lĩnh vực công nghệ ICT của Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tuần qua, Việt Nam đứng thứ ba về doanh số xuất khẩu chip bán dẫn sang Mỹ, sau Malaysia và Đài Loan. Việt Nam cũng thuộc nhóm dẫn đầu về gia tăng xuất khẩu chip tới Mỹ, bên cạnh Thái Lan, Ấn Độ và Campuchia.
Kết quả này tương tự báo cáo của Cục Thống kê Dân số Mỹ. Cụ thể, trong tháng 2, các đơn hàng chip bán dẫn nhập khẩu vào Mỹ đạt 4,86 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, chip có nguồn gốc từ châu Á chiếm 83%.
Trong 10 thị trường Mỹ nhập khẩu nhiều nhất, Việt Nam là một trong sáu thị trường tăng trưởng dương từ tháng 2/2022 đến 2/2023, trong khi doanh thu từ Malaysia, Trung Quốc đại lục, Nhật Bản, Philippines giảm.
Doanh thu từ thị trường Mỹ của ngành chip Việt Nam tăng 74,9%, từ 321,7 triệu USD trong tháng 2/2022 lên 562,5 triệu USD tháng 2 năm nay, chiếm 11,6% thị phần. Đây cũng là tháng thứ bảy liên tiếp chip "Made in Vietnam" đạt hơn 10% thị phần tại nước này.
Theo đánh giá của Bloomberg, cùng với việc đưa chuỗi sản xuất iPhone ra ngoài Trung Quốc, hành động giảm thị phần nhập khẩu chip từ Malaysia, vốn là một thành trì lâu năm về đóng gói chip, "cho thấy Mỹ đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng điện tử của mình".
Ngoài Việt Nam, hai thị trường khác cũng tăng trưởng mạnh là Campuchia với gần 7 lần từ 20,8 triệu USD lên 166,3 triệu USD, trong khi Ấn Độ tăng 34 lần lên mức hơn 152 triệu USD vào tháng 2.
Lao động tại một nhà máy Intel ở Việt Nam. Ảnh: IPV
Những năm qua, một số tập đoàn lớn của thế giới đã đã đầu tư sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam như Intel, Samsung, Synopsys. Ví dụ, IPV, nhà máy chip của Intel tại Việt Nam, đạt doanh thu xuất khẩu 11,5 tỷ USD năm 2022. Đơn vị này mất hơn 10 năm, từ 2010 đến 2020, để cho ra đời hai tỷ đơn vị sản phẩm đầu tiên, nhưng cần chưa tới hai năm tiếp theo để tăng con số lên 3,5 tỷ sản phẩm vào cuối 2022.
Trong khi đó, việc tự sản xuất chip tại Việt Nam cũng bắt đầu đạt một số bước tiến. Giữa tháng 4, FPT công bố thiết kế và sản xuất ba dòng chip nguồn và có hợp đồng cung cấp chip đầu tiên cho đối tác với quy mô 25 triệu chip, dự kiến xuất khẩu vào năm 2024-2025. Trước đó, tháng 8/2022, Viettel đề xuất tham gia nghiên cứu, sản xuất chip phục vụ nhu cầu nội địa và hướng tới xuất khẩu.
Đầu tháng 4, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, đồng thời xây dựng chương trình về sản xuất chip.
Các chuyên gia nhận định Việt Nam có cơ hội trở thành trung tâm sản xuất chip của thế giới nếu tận dụng tốt yếu tố thuận lợi, có chiến lược phù hợp, chính sách khuyến khích, ưu đãi lớn cho lĩnh vực này. Trả lời VnExpress năm ngoái, ông Steve Long, Tổng giám đốc Intel khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản, nhận định: "Việt Nam có khả năng thiết lập cơ sở hạ tầng và chính sách cần thiết để hỗ trợ các hoạt động sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực chip".