Thanh Tuấn
Well-known member
Dù có bước nhảy vọt nhưng so với tốc độ phát triển xe điện của thế giới, Việt Nam dường như vẫn đang ở “điểm xuất phát”.
Thị trường ô tô điện tại Việt Nam đã được kích hoạt với hàng loạt mẫu xe mới ra mắt. Dù có bước nhảy vọt nhưng so với tốc độ phát triển xe điện của thế giới, Việt Nam dường như vẫn đang ở “điểm xuất phát”.
Việt Nam đang tham gia chuỗi sản xuất ô tô điện toàn cầu
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến tháng 8/2022 cả nước đã có gần 3.000 ô tô điện được sản xuất lắp ráp, nhập khẩu, tăng gấp hơn 20 lần so với lượng ô tô điện của năm 2019
Theo số liệu cập nhật tại báo cáo Triển vọng Xe điện toàn cầu (GlobalEV Outlook) của Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA), thị trường xe điện thế giới trong những năm qua đã có những bước đột phá.
Năm 2021, số lượng xe điện toàn cầu đã đạt 16,5 triệu xe, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2019. Trong đó tập trung vào một số quốc gia, vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.
Thực tế cho thấy, xu hướng điện hóa trong lĩnh vực giao thông ngày càng rõ nét do sự quan tâm ngày càng lớn tới biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26 có 147 quốc gia cam kết phát thải ròng bằng “0”, đã có 6 hãng xe hơi cam kết ngừng sản xuất xe xăng dầu từ nay đến năm 2040, bao gồm: Volvo, Ford, General Motors, Mercedes Benz, BYD va Jaguar Land Rover.
Các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng có những cam kết liên quan đến vấn đề này. Chẳng hạn như Thái Lan cam kết 50% ô tô sản xuất và phân phối từ năm 2030 là xe điện. Năm 2035, tổng số xe chạy bằng điện tại quốc gia này sẽ đạt 18,41 triệu chiếc.
Indonesia đặt mục tiêu 20% sản lượng xe ô tô bán ra là xe điện và xe hybrid vào năm 2025 và tăng dần lên hơn 25% vào năm 2030. Sẽ có 2,2 triệu xe ô tô điện, 13 triệu xe máy điện cùng với gần 32.000 trạm sạc vào năm 2030.
Philippines cũng cam kết xe điện chiếm 21% tổng số phương tiện năm 2030 và 50% năm 2040.
Tại Việt Nam, ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các - bon và khí mê tan của ngành GTVT.
Lộ trình đến năm 2040 sẽ từng bước hạn chế tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hoá thạch để sử dụng trong nước.
Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
Theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến tháng 8 năm 2022 cả nước đã có gần 3 nghìn ô tô điện được sản xuất lắp ráp, nhập khẩu, tăng gấp hơn 20 lần so với lượng ô tô điện của năm 2019. Đến nay, cả nước cũng đã có gần 1,8 triệu mô tô - xe máy điện hoạt động, phục vụ nhu cầu dân sinh hàng ngày.
So sánh về tương quan phát triển xe điện của Việt Nam so với tiến trình chung của thế giới, GS.TS. Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, xuất phát điểm của Việt Nam là tương đương với thế giới.
Chúng ta đang tham gia vào chuỗi sản xuất phương tiện điện nói chung và ô tô điện nói riêng. Đây là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để có thể phát triển mạnh mẽ loại phương tiện này thì đòi hỏi một sự đầu tư đồng bộ, chiến lược rõ ràng để phát huy cơ hội, thu hút mạnh mẽ nguồn lực phát triển.
Cũng theo GS.TS. Lê Anh Tuấn, chúng ta đã có doanh nghiệp sản xuất phương tiện điện, đặc biệt là ô tô điện. Tuy nhiên, việc sản xuất một chiếc ô tô là chuỗi giá trị toàn cầu.
Vì vậy không có nghĩa là các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia chưa có doanh nghiệp nội địa sản xuất là chưa tham gia sản xuất ô tô điện. Thái Lan đã giới thiệu ô tô điện từ cách đây 5 năm ra thị trường, chỉ có điều nhà sản xuất thì không phải doanh nghiệp Thái Lan.
“Để có thể phát triển mạnh mẽ loại phương tiện này thì đòi hỏi một sự đầu tư đồng bộ, chiến lược rõ ràng”, TS. Lê Anh Tuấn khẳng định.
Cần những giải pháp gì để thúc đẩy xe điện?
Nhiều mẫu ô tô điện đã được bán tại Việt Nam
Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho rằng, có hai khoảng cách lớn đang ngăn cản người tiêu dùng đến với xe điện là giá bán và quãng đường sau mỗi lần sạc. Hai khoảng cách đó hiện đã được thu hẹp dần.
“Cách đây 5 năm, xe điện đắt gấp đôi xe xăng, nhưng giờ chỉ đắt hơn 1,3 lần. Quãng đường sau mỗi lần sạc cũng tăng lên, từ 250km thì giờ đây xe điện có thể đi được 400 - 500km, tương đương một lần đổ đầy xăng. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất vẫn là thời gian sạc pin mất hàng giờ và số trạm sạc chưa phủ rộng đến hang cùng ngõ hẻm như trạm xăng”.
Theo PGS. TS. Vũ Ngọc Khiêm, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ GTVT, để thúc đẩy phát triển phương tiện điện ở thời điểm sơ khai như hiện nay phụ thuộc vào 3 yếu tố chính gồm: người dùng, nhà sản xuất và nhà quản lý.
Theo đó, người dùng cần được làm quen dần với loại phương tiện sử dụng điện và làm sao để họ thấy được những lợi ích thiết thân so với các loại xe truyền thống, sử dụng động cơ đốt trong.
Đối với cơ quan quản lý và doanh nghiệp sản xuất, cần nghiên cứu có những chính sách hỗ trợ giảm giá bán xe, giá thuê pin hoặc các chính sách thuế phí khác để khuyến khích tiêu dùng.
Tuy nhiên, quan trọng là cần hoàn thiện quy hoạch nguồn điện và mạng lưới điện nhằm đảm bảo hạ tầng trạm sạc.
“Hệ thống trạm sạc và đặc biệt là trạm đổi pin có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thúc đẩy người dân sử dụng ô tô, xe máy điện. Đổi và sạc pin nhanh sẽ khắc phục được hạn chế về thời gian nạp pin. Đối với xe hai bánh thì đẩy mạnh phát triển hệ thống đổi pin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng…”, PGS.TS. Vũ Ngọc Khiêm cho biết.
Thị trường ô tô điện tại Việt Nam đã được kích hoạt với hàng loạt mẫu xe mới ra mắt. Dù có bước nhảy vọt nhưng so với tốc độ phát triển xe điện của thế giới, Việt Nam dường như vẫn đang ở “điểm xuất phát”.
Việt Nam đang tham gia chuỗi sản xuất ô tô điện toàn cầu
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến tháng 8/2022 cả nước đã có gần 3.000 ô tô điện được sản xuất lắp ráp, nhập khẩu, tăng gấp hơn 20 lần so với lượng ô tô điện của năm 2019
Theo số liệu cập nhật tại báo cáo Triển vọng Xe điện toàn cầu (GlobalEV Outlook) của Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA), thị trường xe điện thế giới trong những năm qua đã có những bước đột phá.
Năm 2021, số lượng xe điện toàn cầu đã đạt 16,5 triệu xe, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2019. Trong đó tập trung vào một số quốc gia, vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Mỹ và châu Âu.
Thực tế cho thấy, xu hướng điện hóa trong lĩnh vực giao thông ngày càng rõ nét do sự quan tâm ngày càng lớn tới biến đổi khí hậu trên toàn thế giới.
“Về công nghệ trong phát triển phương tiện điện, Việt Nam không chênh lệch quá nhiều so với các nước. Tuy nhiên, những khó khăn thách thức cũng không ít, như về nhận thức, giá thành sản phẩm, thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn hay phát triển hệ thống lưới điện, trạm sạc… Vì thế muốn phát triển loại phương tiện này cần có những định hướng, chiến lược rõ ràng. GS.TS. Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” |
Các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng có những cam kết liên quan đến vấn đề này. Chẳng hạn như Thái Lan cam kết 50% ô tô sản xuất và phân phối từ năm 2030 là xe điện. Năm 2035, tổng số xe chạy bằng điện tại quốc gia này sẽ đạt 18,41 triệu chiếc.
Indonesia đặt mục tiêu 20% sản lượng xe ô tô bán ra là xe điện và xe hybrid vào năm 2025 và tăng dần lên hơn 25% vào năm 2030. Sẽ có 2,2 triệu xe ô tô điện, 13 triệu xe máy điện cùng với gần 32.000 trạm sạc vào năm 2030.
Philippines cũng cam kết xe điện chiếm 21% tổng số phương tiện năm 2030 và 50% năm 2040.
Tại Việt Nam, ngày 22/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các - bon và khí mê tan của ngành GTVT.
Lộ trình đến năm 2040 sẽ từng bước hạn chế tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu xe ô tô, xe mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hoá thạch để sử dụng trong nước.
Đến năm 2050, 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
Theo số liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến tháng 8 năm 2022 cả nước đã có gần 3 nghìn ô tô điện được sản xuất lắp ráp, nhập khẩu, tăng gấp hơn 20 lần so với lượng ô tô điện của năm 2019. Đến nay, cả nước cũng đã có gần 1,8 triệu mô tô - xe máy điện hoạt động, phục vụ nhu cầu dân sinh hàng ngày.
So sánh về tương quan phát triển xe điện của Việt Nam so với tiến trình chung của thế giới, GS.TS. Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, xuất phát điểm của Việt Nam là tương đương với thế giới.
Chúng ta đang tham gia vào chuỗi sản xuất phương tiện điện nói chung và ô tô điện nói riêng. Đây là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để có thể phát triển mạnh mẽ loại phương tiện này thì đòi hỏi một sự đầu tư đồng bộ, chiến lược rõ ràng để phát huy cơ hội, thu hút mạnh mẽ nguồn lực phát triển.
Cũng theo GS.TS. Lê Anh Tuấn, chúng ta đã có doanh nghiệp sản xuất phương tiện điện, đặc biệt là ô tô điện. Tuy nhiên, việc sản xuất một chiếc ô tô là chuỗi giá trị toàn cầu.
Vì vậy không có nghĩa là các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Indonesia chưa có doanh nghiệp nội địa sản xuất là chưa tham gia sản xuất ô tô điện. Thái Lan đã giới thiệu ô tô điện từ cách đây 5 năm ra thị trường, chỉ có điều nhà sản xuất thì không phải doanh nghiệp Thái Lan.
“Để có thể phát triển mạnh mẽ loại phương tiện này thì đòi hỏi một sự đầu tư đồng bộ, chiến lược rõ ràng”, TS. Lê Anh Tuấn khẳng định.
Cần những giải pháp gì để thúc đẩy xe điện?
Nhiều mẫu ô tô điện đã được bán tại Việt Nam
Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho rằng, có hai khoảng cách lớn đang ngăn cản người tiêu dùng đến với xe điện là giá bán và quãng đường sau mỗi lần sạc. Hai khoảng cách đó hiện đã được thu hẹp dần.
“Cách đây 5 năm, xe điện đắt gấp đôi xe xăng, nhưng giờ chỉ đắt hơn 1,3 lần. Quãng đường sau mỗi lần sạc cũng tăng lên, từ 250km thì giờ đây xe điện có thể đi được 400 - 500km, tương đương một lần đổ đầy xăng. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất vẫn là thời gian sạc pin mất hàng giờ và số trạm sạc chưa phủ rộng đến hang cùng ngõ hẻm như trạm xăng”.
Theo PGS. TS. Vũ Ngọc Khiêm, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ GTVT, để thúc đẩy phát triển phương tiện điện ở thời điểm sơ khai như hiện nay phụ thuộc vào 3 yếu tố chính gồm: người dùng, nhà sản xuất và nhà quản lý.
Theo đó, người dùng cần được làm quen dần với loại phương tiện sử dụng điện và làm sao để họ thấy được những lợi ích thiết thân so với các loại xe truyền thống, sử dụng động cơ đốt trong.
Đối với cơ quan quản lý và doanh nghiệp sản xuất, cần nghiên cứu có những chính sách hỗ trợ giảm giá bán xe, giá thuê pin hoặc các chính sách thuế phí khác để khuyến khích tiêu dùng.
Tuy nhiên, quan trọng là cần hoàn thiện quy hoạch nguồn điện và mạng lưới điện nhằm đảm bảo hạ tầng trạm sạc.
“Hệ thống trạm sạc và đặc biệt là trạm đổi pin có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thúc đẩy người dân sử dụng ô tô, xe máy điện. Đổi và sạc pin nhanh sẽ khắc phục được hạn chế về thời gian nạp pin. Đối với xe hai bánh thì đẩy mạnh phát triển hệ thống đổi pin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng…”, PGS.TS. Vũ Ngọc Khiêm cho biết.