Từ Minh Quân
Well-known member
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ yêu cầu nền tảng video ngắn TikTok cung cấp thuật toán gợi ý nội dung để giám sát việc thu thập dữ liệu.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có báo cáo về hoạt động chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông. Cơ quan này cho biết đã đấu tranh, yêu cầu các mạng xã hội như Facebook, Google, TikTok, Apple, Netflix ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung xấu độc, tin giả, tin sai sự thật, quảng cáo sai, phản cảm.
Bộ cũng nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về các giải pháp quản lý thuật toán của mạng xã hội xuyên biên giới, đặc biệt là TikTok, từ đó đề xuất giải pháp triển khai tại Việt Nam như siết chặt quản lý, "yêu cầu cung cấp các thuật toán gợi ý nội dung cho Chính phủ để giám sát việc thu thập dữ liệu, chống gây nghiện, điều hướng thông tin đến người dùng"
Tiktok Việt Nam dự kiến bị thanh kiểm tra toàn diện từ ngày 15/5.
Ứng dụng TikTok trên App Store của iPhone. Ảnh: Sơn Hà
Ra mắt thị trường trong nước từ tháng 4/2019, số người sử dụng TikTok tại Việt Nam nhanh chóng bùng nổ trong ba năm đại dịch và hiện đạt gần 50 triệu, đứng thứ sáu trên toàn cầu và đứng thứ nhất tại Đông Nam Á, theo thống kê của Data Reportal tính đến tháng 2. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, hoạt động của nền tảng tồn tại nhiều vấn đề, như chưa có biện pháp kiểm soát nội dung vi phạm, tin giả, nội dung nhảm nhí, độc hại, gây nguy hiểm với trẻ em.
Ngoài ra, nền tảng dùng thuật toán phân phối tự động nhằm tạo xu hướng, dẫn đến tình trạng phát tán nội dung câu view, bất chấp sự phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ. TikTok cũng không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả hoạt động thương mại, kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái.
Trong khi đó, đại diện TikTok Việt Nam nói "rất trông chờ đón tiếp đoàn công tác liên ngành vì sẽ là cơ hội để TikTok lắng nghe góp ý từ Chính phủ và có thể hoạt động tốt hơn trong tương lai".
Cũng trong báo cáo, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã tăng cường hoạt động khóa tài khoản, hội nhóm, trang, kênh có nội dung vi phạm, cũng như thí điểm giám sát, kiểm tra các nền tảng chưa có văn phòng tại Việt Nam. Bộ cũng sẽ kiểm tra đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới để ngăn chặn, phòng chống hành vi vi phạm pháp luật.
Trong ba tháng đầu năm, Facebook đã chặn và gỡ bỏ hơn 1.096 bài viết xấu độc; Google gỡ 1.670 video vi phạm trên YouTube; TikTok gỡ 323 link vi phạm, khóa 47 tài khoản, kênh.
Cơ quan này đang cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch soạn thảo dự thảo Quy trình xử lý người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật vi phạm pháp luật. Văn bản sẽ đưa ra chế tài hạn chế phát sóng, đưa tin, biểu diễn áp dụng đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm hoặc có hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Trước đó, tại phiên giải trình do Ủy ban Tư pháp tổ chức ngày 8/5, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết thời gian tới, vướng mắc khi quản lý, chế tài nền tảng xuyên biên giới sẽ được giải quyết bằng khuôn khổ pháp lý. Cùng với đó, Nghị định của Chính phủ thay thế nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng sẽ được ban hành trong năm nay, yêu cầu chủ tài khoản mạng xã hội thực hiện định danh, dù sử dụng nền tảng của nước ngoài như Facebook, TikTok, YouTube hay trong nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có báo cáo về hoạt động chất vấn liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông. Cơ quan này cho biết đã đấu tranh, yêu cầu các mạng xã hội như Facebook, Google, TikTok, Apple, Netflix ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung xấu độc, tin giả, tin sai sự thật, quảng cáo sai, phản cảm.
Bộ cũng nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về các giải pháp quản lý thuật toán của mạng xã hội xuyên biên giới, đặc biệt là TikTok, từ đó đề xuất giải pháp triển khai tại Việt Nam như siết chặt quản lý, "yêu cầu cung cấp các thuật toán gợi ý nội dung cho Chính phủ để giám sát việc thu thập dữ liệu, chống gây nghiện, điều hướng thông tin đến người dùng"
Tiktok Việt Nam dự kiến bị thanh kiểm tra toàn diện từ ngày 15/5.
Ứng dụng TikTok trên App Store của iPhone. Ảnh: Sơn Hà
Ra mắt thị trường trong nước từ tháng 4/2019, số người sử dụng TikTok tại Việt Nam nhanh chóng bùng nổ trong ba năm đại dịch và hiện đạt gần 50 triệu, đứng thứ sáu trên toàn cầu và đứng thứ nhất tại Đông Nam Á, theo thống kê của Data Reportal tính đến tháng 2. Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông, hoạt động của nền tảng tồn tại nhiều vấn đề, như chưa có biện pháp kiểm soát nội dung vi phạm, tin giả, nội dung nhảm nhí, độc hại, gây nguy hiểm với trẻ em.
Ngoài ra, nền tảng dùng thuật toán phân phối tự động nhằm tạo xu hướng, dẫn đến tình trạng phát tán nội dung câu view, bất chấp sự phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ. TikTok cũng không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả hoạt động thương mại, kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái.
Trong khi đó, đại diện TikTok Việt Nam nói "rất trông chờ đón tiếp đoàn công tác liên ngành vì sẽ là cơ hội để TikTok lắng nghe góp ý từ Chính phủ và có thể hoạt động tốt hơn trong tương lai".
Cũng trong báo cáo, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã tăng cường hoạt động khóa tài khoản, hội nhóm, trang, kênh có nội dung vi phạm, cũng như thí điểm giám sát, kiểm tra các nền tảng chưa có văn phòng tại Việt Nam. Bộ cũng sẽ kiểm tra đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới để ngăn chặn, phòng chống hành vi vi phạm pháp luật.
Trong ba tháng đầu năm, Facebook đã chặn và gỡ bỏ hơn 1.096 bài viết xấu độc; Google gỡ 1.670 video vi phạm trên YouTube; TikTok gỡ 323 link vi phạm, khóa 47 tài khoản, kênh.
Cơ quan này đang cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch soạn thảo dự thảo Quy trình xử lý người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật vi phạm pháp luật. Văn bản sẽ đưa ra chế tài hạn chế phát sóng, đưa tin, biểu diễn áp dụng đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng vi phạm hoặc có hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Trước đó, tại phiên giải trình do Ủy ban Tư pháp tổ chức ngày 8/5, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết thời gian tới, vướng mắc khi quản lý, chế tài nền tảng xuyên biên giới sẽ được giải quyết bằng khuôn khổ pháp lý. Cùng với đó, Nghị định của Chính phủ thay thế nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng sẽ được ban hành trong năm nay, yêu cầu chủ tài khoản mạng xã hội thực hiện định danh, dù sử dụng nền tảng của nước ngoài như Facebook, TikTok, YouTube hay trong nước.