kim ngan
Well-known member
Sự khiêm tốn và giản dị đích thực không phải là tỏ ra khác biệt với người khác, mà là sự tôn trọng đối với những lựa chọn khác nhau.
Đọc những bài viết và bình luận về một số bài viết xoay quanh iPhone 16 trong thời gian gần đây, cũng tương tự như iPhone 15, 14 trước đây, tôi thấy có hai luồng ý kiến:
Thứ nhất, chia sẻ rằng giá iPhone đắt, trong khi công dụng cơ bản vẫn tương tự nhiều điện thoại khác có giá bình dân hơn.
Thứ hai, nhiều người khoe thu nhập cao, có nhà, có xe nhưng vẫn dùng điện thoại giá rẻ, đời cũ.
Từ quan điểm thứ nhất, xuất hiện thêm luồng chia sẻ, nói người dùng iPhone nào là phông bạt, nào là làm màu. Rồi nào là người phông bạt sẽ đổi iPhone 16, còn người thực dụng thì không.
Tôi thấy nhiều người chia sẻ việc họ sử dụng điện thoại bình dân, giá rẻ là một hành động thể hiện không chạy theo xu hướng và biết cách chi tiêu hợp lý. Họ cho rằng những chiếc điện thoại đắt tiền chỉ là công cụ để phô trương giàu sang, và việc không sử dụng chúng chứng tỏ họ là những người có giá trị cốt lõi vững chắc.
Tuy nhiên, tôi thấy đằng sau lớp vỏ bọc của sự khiêm tốn ấy, liệu có ẩn chứa một ý đồ khác. Có thể họ đang cố tình tạo ra một sự tương phản giữa hình ảnh giàu có và lối sống giản dị để thể hiện sự khác biệt và tự hào về quyết định của mình. Việc này vô hình chung tạo ra một thông điệp ngầm: "Tôi giàu có nhưng tôi không cần phải chứng minh điều đó bằng những món đồ đắt tiền như các bạn".
Hành động này không chỉ dừng lại ở việc thể hiện sự khác biệt, mà còn mang hàm ý phán xét những người sử dụng iPhone đời mới. Họ ngầm cho rằng những người này đang phô trương, chạy theo vật chất, thậm chí họ còn ngầm giả định rằng những người trẻ mua iPhone từ tiền "vay mượn, trả góp".
Ở đời có vay có trả, trả góp cũng dùng tiền bản thân làm ra chi trả. Thế họ có lỗi gì? Nếu cứ tư duy như họ, thì tốt nhất nên dùng điện thoại cục gạch giá 600 nghìn đồng cho thật tiết kiệm, vì đằng nào cũng có laptop, máy tính rồi, thì có thể nghe nhạc, xem phim bằng những thứ này, còn tốn tiền mua điện thoại thông minh làm gì?
Việc sử dụng điện thoại đắt tiền hay bình dân không phải là thước đo để đánh giá giá trị của một con người.
Đằng sau vẻ ngoài khiêm tốn của những người "tôi giàu, nhưng dùng điện thoại bình dân" đôi khi ẩn chứa một sự tự nâng ngầm bản thân. Họ cho rằng mình đã vượt lên trên những cám dỗ vật chất và đạt đến một trình độ tinh thần cao hơn.
Tuy nhiên, sự khiêm tốn đích thực không phải là việc tỏ ra mình khác biệt với người khác, mà là sự tôn trọng đối với những lựa chọn của người khác.
Đọc những bài viết và bình luận về một số bài viết xoay quanh iPhone 16 trong thời gian gần đây, cũng tương tự như iPhone 15, 14 trước đây, tôi thấy có hai luồng ý kiến:
Thứ nhất, chia sẻ rằng giá iPhone đắt, trong khi công dụng cơ bản vẫn tương tự nhiều điện thoại khác có giá bình dân hơn.
Thứ hai, nhiều người khoe thu nhập cao, có nhà, có xe nhưng vẫn dùng điện thoại giá rẻ, đời cũ.
Từ quan điểm thứ nhất, xuất hiện thêm luồng chia sẻ, nói người dùng iPhone nào là phông bạt, nào là làm màu. Rồi nào là người phông bạt sẽ đổi iPhone 16, còn người thực dụng thì không.
Tôi thấy nhiều người chia sẻ việc họ sử dụng điện thoại bình dân, giá rẻ là một hành động thể hiện không chạy theo xu hướng và biết cách chi tiêu hợp lý. Họ cho rằng những chiếc điện thoại đắt tiền chỉ là công cụ để phô trương giàu sang, và việc không sử dụng chúng chứng tỏ họ là những người có giá trị cốt lõi vững chắc.
Tuy nhiên, tôi thấy đằng sau lớp vỏ bọc của sự khiêm tốn ấy, liệu có ẩn chứa một ý đồ khác. Có thể họ đang cố tình tạo ra một sự tương phản giữa hình ảnh giàu có và lối sống giản dị để thể hiện sự khác biệt và tự hào về quyết định của mình. Việc này vô hình chung tạo ra một thông điệp ngầm: "Tôi giàu có nhưng tôi không cần phải chứng minh điều đó bằng những món đồ đắt tiền như các bạn".
Hành động này không chỉ dừng lại ở việc thể hiện sự khác biệt, mà còn mang hàm ý phán xét những người sử dụng iPhone đời mới. Họ ngầm cho rằng những người này đang phô trương, chạy theo vật chất, thậm chí họ còn ngầm giả định rằng những người trẻ mua iPhone từ tiền "vay mượn, trả góp".
Ở đời có vay có trả, trả góp cũng dùng tiền bản thân làm ra chi trả. Thế họ có lỗi gì? Nếu cứ tư duy như họ, thì tốt nhất nên dùng điện thoại cục gạch giá 600 nghìn đồng cho thật tiết kiệm, vì đằng nào cũng có laptop, máy tính rồi, thì có thể nghe nhạc, xem phim bằng những thứ này, còn tốn tiền mua điện thoại thông minh làm gì?
Việc sử dụng điện thoại đắt tiền hay bình dân không phải là thước đo để đánh giá giá trị của một con người.
Đằng sau vẻ ngoài khiêm tốn của những người "tôi giàu, nhưng dùng điện thoại bình dân" đôi khi ẩn chứa một sự tự nâng ngầm bản thân. Họ cho rằng mình đã vượt lên trên những cám dỗ vật chất và đạt đến một trình độ tinh thần cao hơn.
Tuy nhiên, sự khiêm tốn đích thực không phải là việc tỏ ra mình khác biệt với người khác, mà là sự tôn trọng đối với những lựa chọn của người khác.