Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Vo gạo là việc ai cũng làm được nhưng nếu biết thêm mẹo nhỏ dưới đây, nồi cơm nhà bạn sẽ ngon hơn rất nhiều.
Vo gạo cho thêm muối có tác dụng gì?
Muối là gia vị vô cùng quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình với những công dụng như giúp món ăn thêm đậm đà; sơ chế, làm sạch các loại thực phẩm,…
Ngoài những lợi ích trên, khi vo gạo, bạn chỉ cần cho thêm một chút muối vào trong nồi, việc làm này sẽ giúp cơm ngon và lâu thiu hơn. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng, muối có thể bảo quản được cơm mà không cần phải cho vào tủ lạnh. Bên cạnh đó, khi nấu cơm nguội còn thừa lại từ đêm hôm trước, cho một ít nước muối loãng vào nấu cùng, mùi vị khác lạ sẽ bị loại bỏ ngay lập tức.
Lưu ý khi vo gạo
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ, Hội Đông y Việt Nam, gạo trắng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như magiê, vitamin, sắt, canxi, protein, carbohydrate..., nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần ăn của người Việt Nam.
Nếu bạn vo gạo quá kỹ, hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất chủ yếu ở bên ngoài hạt gạo sẽ bị hao hụt, theo nước mà trôi đi uổng phí.
Hành động vo gạo quá kỹ không chỉ khiến chúng ta mất nhiều thời gian hơn mà còn làm lượng dinh dưỡng hao hụt nhiều hơn. Cơm gạo trắng càng đẹp mắt thì càng chứng tỏ gạo chế biến càng tinh, lượng xenlulo càng giảm.
Theo chuyên gia, mục đích của việc vo gạo nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn cho gạo, loại bỏ chất bẩn, độc hại có thể bám trên gạo chứ không phải đánh bóng trắng tinh từng hạt gạo dưới vòi nước.
Bạn chỉ cần đảm bảo vo gạo theo những lưu ý sau là yên tâm cơm dẻo ngon, không bị hao hụt chất dinh dưỡng lại an toàn cho sức khỏe:
- Vo gạo tối đa 2 lần. Trong khi vo nên nhẹ tay và đổ nước vo gạo ra ngoài. Chỉ nên rửa gạo, khuấy nhẹ tay, gạn nước để loại trừ sâu, sạn. Không nên vo ngâm gạo quá lâu trong nước vì gạo có thể bị mất các chất dinh dưỡng cần thiết. Không nên bóp mạnh gạo vì có thể làm gãy hạt khiến cơm khi nấu chín sẽ không ngon cũng như bị mất chất dinh dưỡng.
- Không sử dụng gạo được xay xát quá trắng.
- Nên vo gạo trong nồi để giảm tải nguy cơ hao hụt dinh dưỡng.
- Khi nấu nên dùng nước sôi để nấu thay nước lạnh để tránh tối đa khả năng bị hao hụt dinh dưỡng.
Những sai lầm khi nấu khiến cơm kém ngon
- Ngâm gạo trước khi nấu cơm: Để tiết kiệm thời gian, mọi thường ngâm gạo trước khi nấu. Tuy nhiên việc ngâm gạo trong nước sẽ làm cho hạt gạo bị trương khiến cho các chất dinh dương bị hòa tan trong nước. Lúc này hạt gạo sẽ bị hao hụt giá trị dinh dưỡng. Bởi vậy, tránh ngâm quá lâu gạo trong nước trước khi nấu.
- Đổ ít hoặc quá nhiều nước: Đổ nước không chính xác có thể dẫn đến cơm bị nhão, khô hoặc cơm không chín đều. Đổ nước sao vừa cơm chín vừa, dẻo ngon là điều không phải ai cũng làm được. Mỗi loại gạo sẽ phù hợp với lượng nước nhất định. Vì thế, khi mua gạo về bạn cần nấu thử trước, với 500g gạo bạn nên đổ 600ml nước, sau đó thì điều chỉnh dần cho phù hợp.
- Mở vung ngay khi nồi cơm điện nhảy sang chế độ hâm nóng: Thông thường các nồi cơm điện sẽ tự động nhảy sang nút hâm nóng khi cơm chín. Nếu bạn mở nắp vung nồi cơm ngay lúc này thì sẽ thấy lớp cơm trên bề mặt bị nhão còn tầng dưới quá chặt gây khó khăn khi lau rửa nồi. Để cơm ngon, không bị dính nồi bạn nên để thêm khoảng 5 – 10 phút sau khi nồi nhảy sang chế độ hâm nóng rồi mới đảo vung, xới cơm.
- Để cơm chín quá lâu mới sử dụng: Dù bạn nấu bằng nồi điện hay nồi gang thì cũng nên ăn cơm ngay sau khi cơm chín. Khi nồi cơm bật nút ủ được khoảng 10 – 15 phút là có thể sử dụng luôn. Nếu để quá lâu, cơm sẽ bị khô và không được tơi xốp, ngon dẻo như khi vừa nấu xong.
Lưu ý: Bên cạnh những mẹo nhỏ trên, để gia đình luôn có những bữa cơm ngon thì bạn cần phải biết cách bảo quản gạo. Do gạo không ưa nước, dễ ẩm mốc nên bạn cần phải tích trữ gạo trong các lọ có nắp đậy kín, để nơi khô thoáng trong tủ bếp hoặc kệ bếp. Không được để gạo tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và nhiệt độ cao vì những yếu tố này sẽ làm giảm chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng của gạo.
Vo gạo cho thêm muối có tác dụng gì?
Muối là gia vị vô cùng quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình với những công dụng như giúp món ăn thêm đậm đà; sơ chế, làm sạch các loại thực phẩm,…
Ngoài những lợi ích trên, khi vo gạo, bạn chỉ cần cho thêm một chút muối vào trong nồi, việc làm này sẽ giúp cơm ngon và lâu thiu hơn. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng, muối có thể bảo quản được cơm mà không cần phải cho vào tủ lạnh. Bên cạnh đó, khi nấu cơm nguội còn thừa lại từ đêm hôm trước, cho một ít nước muối loãng vào nấu cùng, mùi vị khác lạ sẽ bị loại bỏ ngay lập tức.
Lưu ý khi vo gạo
Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ, Hội Đông y Việt Nam, gạo trắng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như magiê, vitamin, sắt, canxi, protein, carbohydrate..., nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần ăn của người Việt Nam.
Nếu bạn vo gạo quá kỹ, hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất chủ yếu ở bên ngoài hạt gạo sẽ bị hao hụt, theo nước mà trôi đi uổng phí.
Hành động vo gạo quá kỹ không chỉ khiến chúng ta mất nhiều thời gian hơn mà còn làm lượng dinh dưỡng hao hụt nhiều hơn. Cơm gạo trắng càng đẹp mắt thì càng chứng tỏ gạo chế biến càng tinh, lượng xenlulo càng giảm.
Theo chuyên gia, mục đích của việc vo gạo nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn cho gạo, loại bỏ chất bẩn, độc hại có thể bám trên gạo chứ không phải đánh bóng trắng tinh từng hạt gạo dưới vòi nước.
Bạn chỉ cần đảm bảo vo gạo theo những lưu ý sau là yên tâm cơm dẻo ngon, không bị hao hụt chất dinh dưỡng lại an toàn cho sức khỏe:
- Vo gạo tối đa 2 lần. Trong khi vo nên nhẹ tay và đổ nước vo gạo ra ngoài. Chỉ nên rửa gạo, khuấy nhẹ tay, gạn nước để loại trừ sâu, sạn. Không nên vo ngâm gạo quá lâu trong nước vì gạo có thể bị mất các chất dinh dưỡng cần thiết. Không nên bóp mạnh gạo vì có thể làm gãy hạt khiến cơm khi nấu chín sẽ không ngon cũng như bị mất chất dinh dưỡng.
- Không sử dụng gạo được xay xát quá trắng.
- Nên vo gạo trong nồi để giảm tải nguy cơ hao hụt dinh dưỡng.
- Khi nấu nên dùng nước sôi để nấu thay nước lạnh để tránh tối đa khả năng bị hao hụt dinh dưỡng.
Những sai lầm khi nấu khiến cơm kém ngon
- Ngâm gạo trước khi nấu cơm: Để tiết kiệm thời gian, mọi thường ngâm gạo trước khi nấu. Tuy nhiên việc ngâm gạo trong nước sẽ làm cho hạt gạo bị trương khiến cho các chất dinh dương bị hòa tan trong nước. Lúc này hạt gạo sẽ bị hao hụt giá trị dinh dưỡng. Bởi vậy, tránh ngâm quá lâu gạo trong nước trước khi nấu.
- Đổ ít hoặc quá nhiều nước: Đổ nước không chính xác có thể dẫn đến cơm bị nhão, khô hoặc cơm không chín đều. Đổ nước sao vừa cơm chín vừa, dẻo ngon là điều không phải ai cũng làm được. Mỗi loại gạo sẽ phù hợp với lượng nước nhất định. Vì thế, khi mua gạo về bạn cần nấu thử trước, với 500g gạo bạn nên đổ 600ml nước, sau đó thì điều chỉnh dần cho phù hợp.
- Mở vung ngay khi nồi cơm điện nhảy sang chế độ hâm nóng: Thông thường các nồi cơm điện sẽ tự động nhảy sang nút hâm nóng khi cơm chín. Nếu bạn mở nắp vung nồi cơm ngay lúc này thì sẽ thấy lớp cơm trên bề mặt bị nhão còn tầng dưới quá chặt gây khó khăn khi lau rửa nồi. Để cơm ngon, không bị dính nồi bạn nên để thêm khoảng 5 – 10 phút sau khi nồi nhảy sang chế độ hâm nóng rồi mới đảo vung, xới cơm.
- Để cơm chín quá lâu mới sử dụng: Dù bạn nấu bằng nồi điện hay nồi gang thì cũng nên ăn cơm ngay sau khi cơm chín. Khi nồi cơm bật nút ủ được khoảng 10 – 15 phút là có thể sử dụng luôn. Nếu để quá lâu, cơm sẽ bị khô và không được tơi xốp, ngon dẻo như khi vừa nấu xong.
Lưu ý: Bên cạnh những mẹo nhỏ trên, để gia đình luôn có những bữa cơm ngon thì bạn cần phải biết cách bảo quản gạo. Do gạo không ưa nước, dễ ẩm mốc nên bạn cần phải tích trữ gạo trong các lọ có nắp đậy kín, để nơi khô thoáng trong tủ bếp hoặc kệ bếp. Không được để gạo tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và nhiệt độ cao vì những yếu tố này sẽ làm giảm chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng của gạo.