Ngọc Vàng
Well-known member
Phụ nữ ở nhà chăm sóc, dạy dỗ con cái, quán xuyến trong ngoài nhà cửa thì cũng là ra sức lao động, vất vả không kém, sao nói là không đóng góp gì?
Phụ nữ trong hôn nhân luôn có sự đóng góp xây dựng gia đình, kể cả việc dành toàn thời gian chăm sóc con cái và làm nội trợ - Ảnh minh họa: UNPLASH
Một số người quan niệm phụ nữ nếu không đi làm mà "chỉ" ở nhà chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa là không đóng góp gì, chồng nuôi. Ngoài ra, nếu chồng muốn tích lũy tài sản riêng vì nghĩ "tiền tôi làm ra, muốn dùng sao là quyền của tôi", vợ cũng không được phản đối.
Ở nhà nội trợ, chăm con thì không được tính công?
Người xưa nói của chồng công vợ, của một đồng, công tới một lượng. Cả hai đều có trách nhiệm đóng góp trong quá trình xây dựng gia đình, bằng cách nào thì tùy mỗi nhà. Nhưng đã là vợ chồng sống đời với nhau, có con cái chung, người chồng không nên phủ nhận công sức vợ mình.
Nếu so đo, tính toán theo kiểu "có của là do công của một người, người kia chẳng đóng góp gì", vạch ranh giới như vậy thì ngày đổ vỡ sẽ đến không xa. Người vợ đâu phải ở không mà nói là đợi chồng nuôi.
Chị Nguyễn Thị Thùy Linh (ở TP.HCM) chia sẻ trên mạng xã hội: "Có lần tôi đi học, cô giáo hỏi mình đi làm có thu nhập thì mình nuôi ai. Các anh đàn ông trả lời nuôi ba mẹ, nuôi vợ con…
Cô giáo chỉnh lại là chỉ nuôi người qua tuổi lao động là ba mẹ, và người chưa đủ tuổi lao động là con. Còn vợ/chồng trong tuổi lao động, ở nhà làm việc nhà cũng không gọi là nuôi, trừ trường hợp vợ/chồng mất sức lao động. Mấy ông hở ra nuôi vợ có thật sự hiểu nuôi là sao không?".
Tương tự, chị Bích Loan cho rằng nếu người chồng phân chia rạch ròi theo kiểu tài sản này do tiền tôi làm ra nên là của mình tôi, vậy người vợ cần "xin nhẹ" đồng lương đầu bếp, bảo mẫu, gia sư, giúp việc...
"Không phải trả lương theo kiểu lương đầu bếp 5 triệu, lương bảo mẫu 5 triệu, mà là sòng phẳng: ra thị trường kiếm một người kiêm hết bấy nhiêu đầu việc. Người ta đòi lương bao nhiêu thì trả cho vợ bấy nhiêu", chị Loan nói.
Hai năm nay chỉ ở nhà chăm con và lo cơm nước, dọn dẹp, thu nhập của gia đình do chồng đảm nhận, chị Ngô Ngọc Mai Thảo (27 tuổi, cựu nhân viên ngân hàng) cho biết thật ra có thể thuê giúp việc làm việc nhà và chăm con để chị đi làm. Nhưng như vậy sao chu toàn bằng người vợ được? Cũng không thể nhờ ông bà lên thành phố chăm cháu xuyên suốt.
Mỗi tháng, chồng đưa chị một khoản dư để lo những cái chung như tiền chợ, sắm sửa trong nhà, nuôi con, chưa tính khoản riêng anh đưa vợ để tiêu xài cá nhân, nếu dư thì để vợ tích lũy riêng. Đợi con 3 tuổi, chị sẽ đi làm trở lại.
"Tôi cũng hay dặn em gái mình là nếu ở nhà nội trợ, chưa đi ra ngoài kiếm tiền thì nên yêu cầu chồng giao tiền giữ hoặc đưa một khoản chi tiêu cá nhân hằng tháng. Mình sử dụng trên tinh thần tiết kiệm để còn tích lũy, đề phòng rủi ro cho bản thân, bên cạnh những khoản chi chung cho gia đình buộc phải có", chị Thảo cho hay. Chị cũng chia sẻ, trước khi kết hôn, vợ chồng đừng ngại ngần đề cập đến tài chính gia đình và cam kết thực hiện.
Làm bà nội trợ có tiếng nói, được không?
Ở góc độ khác, một số ý kiến cho rằng người vợ sau khi sinh và chăm con khoảng 6 tháng hay một năm thì nên đi làm trở lại để tự chủ tài chính, hay là để phụ giúp chồng kiếm tiền nuôi con trong trường hợp gia đình không khá giả.
"Dù chồng vẫn là người lo tiền bạc chính trong nhà vì là trụ cột gia đình, phụ nữ không nên có tư tưởng phụ thuộc hoàn toàn tiền bạc vào chồng. Nếu lỡ hôn nhân có trục trặc, thậm chí đổ vỡ, sao trở tay kịp để lo cho mình và nuôi con?
Do đó tôi cho rằng phụ nữ phải có kế hoạch dự phòng cho bản thân", chị Kim Ái (29 tuổi, nhân viên marketing, ở TP Thủ Đức) cho hay.
Tùy vào điều kiện, phụ nữ có thể chọn vừa chăm sóc con cái, vừa làm việc kiếm tiền - Ảnh: UNPLASH
Theo Kim Ái, phụ nữ ở nhà quá lâu dễ bị lạc hậu, bị chậm tư duy, khi vào guồng đi làm sẽ nhanh bị đào thải. Do đó, phụ nữ sau sinh, đợi con cứng cáp một chút có thể chọn vừa nội trợ vừa làm việc online, bán hàng qua mạng, hoặc những ngành không đòi hỏi phải đến văn phòng cả tuần 8 tiếng/ngày. Thời gian rảnh có thể học thêm kiến thức nuôi dạy con, học nấu món mới, cách làm đẹp cho bản thân, đọc sách… việc gì chưa biết thì học dần.
"Khi vun vén chu toàn cho con cái, nhà cửa, nâng cấp bản thân và có một khoản tiền do mình làm ra, dù nó không nhiều, nhưng sẽ cảm thấy mình không phải ăn bám. Lời mình nói ra cũng có trọng lượng hơn. Ở nhà làm nội trợ nhưng phải là nội trợ có tiếng nói", Kim Ái chia sẻ.
Ngược lại, chị Ngọc Anh cho rằng nếu nói phụ nữ phải độc lập tài chính, đi làm để tiêu tiền mình làm ra, không dựa vào chồng thì sức khỏe thai sản của phụ nữ để ở đâu?
"Những người phụ nữ mang thai dọa sẩy, phải nằm im giữ thai từ tháng thứ ba thai kỳ thì sao? Người mẹ bị trầm cảm sau sinh, hoặc khi sinh có biến cố sinh tử cần phải nằm dưỡng sức lại 1 - 2 năm?
Rồi lỡ như đứa con sinh ra không đủ khỏe mạnh, cần được cận kề chăm sóc cho đến tuổi mẫu giáo, là ít nhất 2,5 năm đầu đời. Hoặc em bé có vấn đề hòa nhập khi đi học, cần được hỗ trợ sát sao ở những năm chuyển cấp", chị phân tích.
Theo chị, thị trường lao động ngày càng khắc nghiệt. Phụ nữ nghỉ ở nhà 2 - 3 năm, quay lại thị trường khó cạnh tranh với lực lượng lao động trẻ, sinh viên mới ra trường, cũng khó làm thêm giờ vì còn phải về chăm con.
"Chẳng ông bà chủ nào muốn thuê nhân viên làm đến 16h30 đã xin đi về để đón con. Hoặc đôi ba tuần lại có 1 - 2 ngày xin nghỉ chăm con ốm. Hay có dự án bảo ở lại làm thêm đến 20h về thì hết dự án người nữ xin nghỉ vì chồng ở nhà dọa có bồ nhí hay ly dị.
Mà nếu đã bảo tìm việc nhẹ nhàng, lương thấp chút cũng được để dành thời gian, sức lực chăm sóc gia đình thì đến lúc ly hôn, người chồng cũng nói "Cô làm được mấy xu đâu, tiền chủ yếu là tôi kiếm ra nên tôi không chia", chị nói và cho biết phụ nữ cần được tính công, thậm chí tính lương cho toàn thời gian làm việc nhà.
Và số tiền chồng hay vợ làm ra đều là tài sản chung, vì tiền tuyến dốc toàn lực chiến đấu được là nhờ hậu cần chăm lo đầy đủ vẹn toàn, nên thành quả phải chia đôi.
Chị Mai Thảo cho biết khi chị đi làm trở lại, vợ chồng chị sẽ lập quỹ chung, tiền lương mỗi tháng cả hai trích vào đó, không cố định và cũng không so sánh ai bỏ vào nhiều hơn.
"Lúc này việc nhà với chăm con thì trách nhiệm mỗi người một nửa, còn trước giờ tôi làm chính. Cuối tuần có thể bỏ một khoản ra thuê giúp việc theo giờ để vợ chồng được nghỉ ngơi", chị Thảo nói.
Một cô gái ngậm ngùi kể rằng chồng cô nhờ ba chồng đứng tên mua nhà, rồi sang tên lại cho anh theo cách cho riêng để căn nhà thành tài sản riêng của người chồng thời kỳ hôn nhân.
Phụ nữ nội trợ khó tái hòa nhập công sởĐỌC NGAY
Phụ nữ trong hôn nhân luôn có sự đóng góp xây dựng gia đình, kể cả việc dành toàn thời gian chăm sóc con cái và làm nội trợ - Ảnh minh họa: UNPLASH
Một số người quan niệm phụ nữ nếu không đi làm mà "chỉ" ở nhà chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa là không đóng góp gì, chồng nuôi. Ngoài ra, nếu chồng muốn tích lũy tài sản riêng vì nghĩ "tiền tôi làm ra, muốn dùng sao là quyền của tôi", vợ cũng không được phản đối.
Ở nhà nội trợ, chăm con thì không được tính công?
Người xưa nói của chồng công vợ, của một đồng, công tới một lượng. Cả hai đều có trách nhiệm đóng góp trong quá trình xây dựng gia đình, bằng cách nào thì tùy mỗi nhà. Nhưng đã là vợ chồng sống đời với nhau, có con cái chung, người chồng không nên phủ nhận công sức vợ mình.
Nếu so đo, tính toán theo kiểu "có của là do công của một người, người kia chẳng đóng góp gì", vạch ranh giới như vậy thì ngày đổ vỡ sẽ đến không xa. Người vợ đâu phải ở không mà nói là đợi chồng nuôi.
Chị Nguyễn Thị Thùy Linh (ở TP.HCM) chia sẻ trên mạng xã hội: "Có lần tôi đi học, cô giáo hỏi mình đi làm có thu nhập thì mình nuôi ai. Các anh đàn ông trả lời nuôi ba mẹ, nuôi vợ con…
Cô giáo chỉnh lại là chỉ nuôi người qua tuổi lao động là ba mẹ, và người chưa đủ tuổi lao động là con. Còn vợ/chồng trong tuổi lao động, ở nhà làm việc nhà cũng không gọi là nuôi, trừ trường hợp vợ/chồng mất sức lao động. Mấy ông hở ra nuôi vợ có thật sự hiểu nuôi là sao không?".
Tương tự, chị Bích Loan cho rằng nếu người chồng phân chia rạch ròi theo kiểu tài sản này do tiền tôi làm ra nên là của mình tôi, vậy người vợ cần "xin nhẹ" đồng lương đầu bếp, bảo mẫu, gia sư, giúp việc...
"Không phải trả lương theo kiểu lương đầu bếp 5 triệu, lương bảo mẫu 5 triệu, mà là sòng phẳng: ra thị trường kiếm một người kiêm hết bấy nhiêu đầu việc. Người ta đòi lương bao nhiêu thì trả cho vợ bấy nhiêu", chị Loan nói.
Hai năm nay chỉ ở nhà chăm con và lo cơm nước, dọn dẹp, thu nhập của gia đình do chồng đảm nhận, chị Ngô Ngọc Mai Thảo (27 tuổi, cựu nhân viên ngân hàng) cho biết thật ra có thể thuê giúp việc làm việc nhà và chăm con để chị đi làm. Nhưng như vậy sao chu toàn bằng người vợ được? Cũng không thể nhờ ông bà lên thành phố chăm cháu xuyên suốt.
Mỗi tháng, chồng đưa chị một khoản dư để lo những cái chung như tiền chợ, sắm sửa trong nhà, nuôi con, chưa tính khoản riêng anh đưa vợ để tiêu xài cá nhân, nếu dư thì để vợ tích lũy riêng. Đợi con 3 tuổi, chị sẽ đi làm trở lại.
"Tôi cũng hay dặn em gái mình là nếu ở nhà nội trợ, chưa đi ra ngoài kiếm tiền thì nên yêu cầu chồng giao tiền giữ hoặc đưa một khoản chi tiêu cá nhân hằng tháng. Mình sử dụng trên tinh thần tiết kiệm để còn tích lũy, đề phòng rủi ro cho bản thân, bên cạnh những khoản chi chung cho gia đình buộc phải có", chị Thảo cho hay. Chị cũng chia sẻ, trước khi kết hôn, vợ chồng đừng ngại ngần đề cập đến tài chính gia đình và cam kết thực hiện.
Làm bà nội trợ có tiếng nói, được không?
Ở góc độ khác, một số ý kiến cho rằng người vợ sau khi sinh và chăm con khoảng 6 tháng hay một năm thì nên đi làm trở lại để tự chủ tài chính, hay là để phụ giúp chồng kiếm tiền nuôi con trong trường hợp gia đình không khá giả.
"Dù chồng vẫn là người lo tiền bạc chính trong nhà vì là trụ cột gia đình, phụ nữ không nên có tư tưởng phụ thuộc hoàn toàn tiền bạc vào chồng. Nếu lỡ hôn nhân có trục trặc, thậm chí đổ vỡ, sao trở tay kịp để lo cho mình và nuôi con?
Do đó tôi cho rằng phụ nữ phải có kế hoạch dự phòng cho bản thân", chị Kim Ái (29 tuổi, nhân viên marketing, ở TP Thủ Đức) cho hay.
Tùy vào điều kiện, phụ nữ có thể chọn vừa chăm sóc con cái, vừa làm việc kiếm tiền - Ảnh: UNPLASH
Theo Kim Ái, phụ nữ ở nhà quá lâu dễ bị lạc hậu, bị chậm tư duy, khi vào guồng đi làm sẽ nhanh bị đào thải. Do đó, phụ nữ sau sinh, đợi con cứng cáp một chút có thể chọn vừa nội trợ vừa làm việc online, bán hàng qua mạng, hoặc những ngành không đòi hỏi phải đến văn phòng cả tuần 8 tiếng/ngày. Thời gian rảnh có thể học thêm kiến thức nuôi dạy con, học nấu món mới, cách làm đẹp cho bản thân, đọc sách… việc gì chưa biết thì học dần.
"Khi vun vén chu toàn cho con cái, nhà cửa, nâng cấp bản thân và có một khoản tiền do mình làm ra, dù nó không nhiều, nhưng sẽ cảm thấy mình không phải ăn bám. Lời mình nói ra cũng có trọng lượng hơn. Ở nhà làm nội trợ nhưng phải là nội trợ có tiếng nói", Kim Ái chia sẻ.
Ngược lại, chị Ngọc Anh cho rằng nếu nói phụ nữ phải độc lập tài chính, đi làm để tiêu tiền mình làm ra, không dựa vào chồng thì sức khỏe thai sản của phụ nữ để ở đâu?
"Những người phụ nữ mang thai dọa sẩy, phải nằm im giữ thai từ tháng thứ ba thai kỳ thì sao? Người mẹ bị trầm cảm sau sinh, hoặc khi sinh có biến cố sinh tử cần phải nằm dưỡng sức lại 1 - 2 năm?
Rồi lỡ như đứa con sinh ra không đủ khỏe mạnh, cần được cận kề chăm sóc cho đến tuổi mẫu giáo, là ít nhất 2,5 năm đầu đời. Hoặc em bé có vấn đề hòa nhập khi đi học, cần được hỗ trợ sát sao ở những năm chuyển cấp", chị phân tích.
Theo chị, thị trường lao động ngày càng khắc nghiệt. Phụ nữ nghỉ ở nhà 2 - 3 năm, quay lại thị trường khó cạnh tranh với lực lượng lao động trẻ, sinh viên mới ra trường, cũng khó làm thêm giờ vì còn phải về chăm con.
"Chẳng ông bà chủ nào muốn thuê nhân viên làm đến 16h30 đã xin đi về để đón con. Hoặc đôi ba tuần lại có 1 - 2 ngày xin nghỉ chăm con ốm. Hay có dự án bảo ở lại làm thêm đến 20h về thì hết dự án người nữ xin nghỉ vì chồng ở nhà dọa có bồ nhí hay ly dị.
Mà nếu đã bảo tìm việc nhẹ nhàng, lương thấp chút cũng được để dành thời gian, sức lực chăm sóc gia đình thì đến lúc ly hôn, người chồng cũng nói "Cô làm được mấy xu đâu, tiền chủ yếu là tôi kiếm ra nên tôi không chia", chị nói và cho biết phụ nữ cần được tính công, thậm chí tính lương cho toàn thời gian làm việc nhà.
Và số tiền chồng hay vợ làm ra đều là tài sản chung, vì tiền tuyến dốc toàn lực chiến đấu được là nhờ hậu cần chăm lo đầy đủ vẹn toàn, nên thành quả phải chia đôi.
Chị Mai Thảo cho biết khi chị đi làm trở lại, vợ chồng chị sẽ lập quỹ chung, tiền lương mỗi tháng cả hai trích vào đó, không cố định và cũng không so sánh ai bỏ vào nhiều hơn.
"Lúc này việc nhà với chăm con thì trách nhiệm mỗi người một nửa, còn trước giờ tôi làm chính. Cuối tuần có thể bỏ một khoản ra thuê giúp việc theo giờ để vợ chồng được nghỉ ngơi", chị Thảo nói.
Một cô gái ngậm ngùi kể rằng chồng cô nhờ ba chồng đứng tên mua nhà, rồi sang tên lại cho anh theo cách cho riêng để căn nhà thành tài sản riêng của người chồng thời kỳ hôn nhân.
Phụ nữ nội trợ khó tái hòa nhập công sởĐỌC NGAY