Hải Vy
Well-known member
LẠNG SƠN - Người đàn ông 50 tuổi, thường xuyên uống rượu bia, bị vỡ tĩnh mạch thực quản, dẫn đến hôn mê sâu, xuất huyết tiêu hóa nặng nề.
Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn với chẩn đoán sốc mất máu, xuất huyết tiêu hoá do vỡ tĩnh mạch thực quản, loét dạ dày, nhiễm khuẩn tiêu hóa, rối loạn đông máu, xơ gan do rượu. Các bác sĩ đã cấp cứu bằng nhiều biện pháp như cho thở máy, truyền máu cấp cứu.
Ngày 31/3, bác sĩ Vũ Hoàng Đức, khoa Hồi sức tích cực Chống độc, cho biết bệnh nhân trải qua 48 ngày điều trị, trong đó 35 ngày thở máy. Người bệnh cũng đã được truyền tổng cộng hơn 12 lít chế phẩm máu các loại như khối hồng cầu, huyết tương, tiểu cầu.
"Do tình trạng hôn mê sâu, cai thở máy khó khăn, khiến cho người bệnh nhiễm khuẩn, viêm phổi do thở máy nhiều ngày", bác sĩ Đức nói, thêm rằng ê kíp đã phải nhiều lần thay đổi phác đồ kháng sinh, mở khí quản và thông khí nhân tạo để cải thiện tình trạng viêm phổi, giảm thời gian thở máy.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng trải qua nhiều lần tái phát tình trạng xuất huyết tiêu hóa và hôn mê gan. Các bác sĩ điều trị nội khoa kết hợp tập phục hồi chức năng vận động. Hiện, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, cai được máy thở, đáp ứng điều trị, được xuất viện.
Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng. Dấu hiệu cảnh báo là đau thượng vị dữ dội, nôn máu, đi ngoài phân đen hoặc đỏ, hoa mắt, chóng mặt. Trường hợp nghiêm trọng có thể bị sốc, lơ mơ, lạnh các đầu chi, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tụt, suy tạng, thậm chí tử vong.
Để phòng ngừa, bác sĩ khuyến cáo người dân tránh thức uống chứa cồn và chất kích thích như rượu bia, trà đặc, cà phê; hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ hay gia vị, thực phẩm quá lạnh hay quá nóng.
Ngoài ra, mọi người cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đúng giờ, đủ ba bữa một ngày, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả tươi. Không thức khuya, cân bằng thời gian lao động và nghỉ ngơi, đồng thời rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng.
Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn với chẩn đoán sốc mất máu, xuất huyết tiêu hoá do vỡ tĩnh mạch thực quản, loét dạ dày, nhiễm khuẩn tiêu hóa, rối loạn đông máu, xơ gan do rượu. Các bác sĩ đã cấp cứu bằng nhiều biện pháp như cho thở máy, truyền máu cấp cứu.
Ngày 31/3, bác sĩ Vũ Hoàng Đức, khoa Hồi sức tích cực Chống độc, cho biết bệnh nhân trải qua 48 ngày điều trị, trong đó 35 ngày thở máy. Người bệnh cũng đã được truyền tổng cộng hơn 12 lít chế phẩm máu các loại như khối hồng cầu, huyết tương, tiểu cầu.
"Do tình trạng hôn mê sâu, cai thở máy khó khăn, khiến cho người bệnh nhiễm khuẩn, viêm phổi do thở máy nhiều ngày", bác sĩ Đức nói, thêm rằng ê kíp đã phải nhiều lần thay đổi phác đồ kháng sinh, mở khí quản và thông khí nhân tạo để cải thiện tình trạng viêm phổi, giảm thời gian thở máy.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng trải qua nhiều lần tái phát tình trạng xuất huyết tiêu hóa và hôn mê gan. Các bác sĩ điều trị nội khoa kết hợp tập phục hồi chức năng vận động. Hiện, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, cai được máy thở, đáp ứng điều trị, được xuất viện.
Xuất huyết tiêu hóa là một trong những tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng. Dấu hiệu cảnh báo là đau thượng vị dữ dội, nôn máu, đi ngoài phân đen hoặc đỏ, hoa mắt, chóng mặt. Trường hợp nghiêm trọng có thể bị sốc, lơ mơ, lạnh các đầu chi, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tụt, suy tạng, thậm chí tử vong.
Để phòng ngừa, bác sĩ khuyến cáo người dân tránh thức uống chứa cồn và chất kích thích như rượu bia, trà đặc, cà phê; hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ hay gia vị, thực phẩm quá lạnh hay quá nóng.
Ngoài ra, mọi người cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đúng giờ, đủ ba bữa một ngày, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả tươi. Không thức khuya, cân bằng thời gian lao động và nghỉ ngơi, đồng thời rèn luyện thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng.
Lê Nga