Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Ông Park đến Việt Nam khi nhiều cầu thủ tài năng vào độ chín, còn thời HLV Troussier các trụ cột đã no nê danh hiệu, phong độ sa sút.
Sau khi Việt Nam nhận thất bại 0-2 trong trận giao hữu với Trung Quốc - đối thủ đứng trên chúng ta gần 20 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, nhiều ý kiến đã chỉ trích đã được nhắm vào HLV Philippe Troussier. Tôi hiểu tâm lý giận dữ, thất vọng của người hâm mộ, vì trước đó dưới thời HLV Park Hang Seo, tuyển Việt Nam đã có chiến thắng 3-1 trước chính Trung Quốc ở lượt trận thứ 8 Vòng loại thứ ba World Cup 2022.
Nếu đặt lên bàn cân, người hâm mộ có quyền chỉ trích vì kết quả với cùng một đối thủ đã thay đổi rất chóng vánh chỉ sau hơn một năm. Nhưng liệu mọi lời chỉ trích hướng vào vị chiến lược gia người Pháp lúc này có hợp lý, hay vẫn còn quá vội vàng?
Đầu tiên, nói về lối đá kiểm soát bóng mà HLV Troussier đang áp dụng, có thể thấy đây là lối đá không hề lỗi thời, rườm rà như nhiều người nhận định. Một đội bóng muốn làm chủ cuộc chơi, thể hiện được bản lĩnh, đầu tiên phải biết kiểm soát bóng, phải có bóng trong chân trước rối mới có thể triển khai được cuộc chơi theo ý đồ chiến thuật của mình.
Bao năm nay, chúng ta cứ nghĩ rằng, với thể hình nhỏ bé, tuyển Việt Nam phải luôn tuân theo đấu pháp phòng ngự chặt phản công nhanh là chính. Vậy sao chúng ta không thử tư duy ngược lại, sao không cải thiện về kỹ chiến thuật để giữ bóng lâu hơn, từ đó áp đặt thế trận và mạnh dạn triển khai tấn công theo ý muốn.
Tuyển Nhật Bản là một ví dụ cho lối chơi này. Có thể thấy thể hình của các cầu thủ xứ mặt trời mọc ngày nay chẳng cao to hơn trước kia là bao (ví dụ như Kubo, Mitoma), nhưng kỹ chiến thuật của họ lại được nâng cấp lên một tầm cao mới, đạt đến đẳng cấp thế giới. Điều đó giúp họ có thể chơi sòng phẳng với đối thủ ở bất cứ chiến thuật nào.
Quay trở lại trận đấu của đội tuyển Việt Nam, nói một cách cụ thể hơn, ở hiệp 1, các cầu thủ của chúng ta đã tạo ra nhiều cơ hội nguy hiểm. Điển hình như tình huống đi bóng đột phá và dứt điểm của Tuấn Hải. Công bằng mà nói, nếu sắc bén hơn trong các tình huống dứt điểm cuối cùng, chúng ta đã ít nhất có một bàn thắng vì những pha phối hợp đã làm hàng thủ đối phương đôi lúc rối loạn, để lộ không ít khoảng trống ở vị trí giữa trung vệ và hậu vệ biên.
Vì vậy, không thể nói đó là lối đá rườm rà, loay hoay, bế tắc trước cầu môn đối phương. Tất nhiên, trong bóng đá chẳng có chữ "nếu", nhưng nhìn nhận một cách công tâm, tuyển Việt Nam đã làm tốt, và lối đá bước đầu đã có định hình.
Tiếp đến, hàng công tuyển Việt Nam bây giờ đã sa sút nghiêm trọng: Tiến Linh xuống phong độ thảm hại,; Văn Toàn, Công Phượng (ngay cả dưới thời ông Park) cũng không đơn thuần là mẫu tiền đạo săn bàn. "Mũi kiếm" của tuyển Việt Nam bây giờ chỉ có Tuấn Hải là đầu tàu, trong khi thể hình của cầu thủ này lại hạn chế để khả năng tì đè, làm tường. Vậy chúng ta lấy đâu ra nhiều phương án để kết liễu đối thủ khi thế trận bế tắc?
Ngoài ra, hãy nhìn một cách rõ ràng hơn, phong độ của những ngôi sao như Quang Hải, Quế Ngọc Hải, Văn Lâm, Duy Mạnh... - những trụ cột dưới thời ông Park - cũng không còn như ở thời kỳ đỉnh cao của chính họ vì nhiều lý do khác nhau. Đó là lý do ông Philippe Troussier đang dần dần "thay máu" đội tuyển với những gương mặt mới. Dù sao đi nữa, để làm được điều đó cũng cần thời gian,. Ông thầy người Pháp cần được ủng hộ hơn là nhận lại những chỉ trích.
Nói đi cũng phải nhìn lại, hãy nhìn gốc rễ vấn đề của bóng đá Việt Nam chính là sự phát triển èo uột của V-League. Giải bóng đá VĐQG phải thực sự chất lượng thì mới cung cấp được nguồn cầu thủ dồi dào để HLV trưởng đội tuyển có nhiều sự lựa chọn. Nhưng hãy nhìn xem, đa số cầu thủ U23 Việt Nam hiện nay đang thi đấu ở Giải hạng Nhất – một giải đấu thiếu sự cạnh tranh và không thực sự chất lượng. Vậy rõ ràng, lớp kế cận của bóng đá Việt Nam thực sự đang có vấn đề, mà đó hoàn toàn không phải lỗi của HLV Troussier.
Ở đây, vấn đề của chúng ta nằm ở tầm nhìn hoạch định chiến lược của cả một nền bóng đá. Bóng đá Việt đã "ngủ quên" trên những hào quang mà HLV Park Hang-seo đã đem lại, thay vì tiếp tục dựng xây lớp kế cận để phát triển bền vững hơn. Ông Park đến với chúng ta trong bối cảnh nhiều cầu thủ tài năng đang vào độ chín và khao khát cống hiến, thế nên thành công đến cũng là điều dễ hiểu. Còn giờ đây, thách thức của HLV Troussier là bối cảnh nhiều cầu thủ trụ cột xuống dốc về phong độ và đã no nê danh hiệu. Hơn nữa, đây lại là thời kỳ chuyển giao giữa thế hệ tuyển thủ, nên mọi sự so sánh lúc này đều là khập khiễng.
Tóm lại, "có bột mới gột nên hồ", nhưng giờ đây trong tay ông thầy người Pháp, dù có bột đó, nhưng là bột không thực sự chất lượng, vậy làm sao gột nên hồ? Cho nên, người hâm mộ Việt cần cho HLV Troussier thêm thời gian. Thẳng thắn mà nói, ông xứng đáng được tôn trọng với việc kiên định xây dựng một triết lý mới với những con người mới, trong hoàn cảnh mới. Mọi lời chỉ trích lúc này đều là quá vội vàng.
Sau khi Việt Nam nhận thất bại 0-2 trong trận giao hữu với Trung Quốc - đối thủ đứng trên chúng ta gần 20 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, nhiều ý kiến đã chỉ trích đã được nhắm vào HLV Philippe Troussier. Tôi hiểu tâm lý giận dữ, thất vọng của người hâm mộ, vì trước đó dưới thời HLV Park Hang Seo, tuyển Việt Nam đã có chiến thắng 3-1 trước chính Trung Quốc ở lượt trận thứ 8 Vòng loại thứ ba World Cup 2022.
Nếu đặt lên bàn cân, người hâm mộ có quyền chỉ trích vì kết quả với cùng một đối thủ đã thay đổi rất chóng vánh chỉ sau hơn một năm. Nhưng liệu mọi lời chỉ trích hướng vào vị chiến lược gia người Pháp lúc này có hợp lý, hay vẫn còn quá vội vàng?
Đầu tiên, nói về lối đá kiểm soát bóng mà HLV Troussier đang áp dụng, có thể thấy đây là lối đá không hề lỗi thời, rườm rà như nhiều người nhận định. Một đội bóng muốn làm chủ cuộc chơi, thể hiện được bản lĩnh, đầu tiên phải biết kiểm soát bóng, phải có bóng trong chân trước rối mới có thể triển khai được cuộc chơi theo ý đồ chiến thuật của mình.
Bao năm nay, chúng ta cứ nghĩ rằng, với thể hình nhỏ bé, tuyển Việt Nam phải luôn tuân theo đấu pháp phòng ngự chặt phản công nhanh là chính. Vậy sao chúng ta không thử tư duy ngược lại, sao không cải thiện về kỹ chiến thuật để giữ bóng lâu hơn, từ đó áp đặt thế trận và mạnh dạn triển khai tấn công theo ý muốn.
Tuyển Nhật Bản là một ví dụ cho lối chơi này. Có thể thấy thể hình của các cầu thủ xứ mặt trời mọc ngày nay chẳng cao to hơn trước kia là bao (ví dụ như Kubo, Mitoma), nhưng kỹ chiến thuật của họ lại được nâng cấp lên một tầm cao mới, đạt đến đẳng cấp thế giới. Điều đó giúp họ có thể chơi sòng phẳng với đối thủ ở bất cứ chiến thuật nào.
Quay trở lại trận đấu của đội tuyển Việt Nam, nói một cách cụ thể hơn, ở hiệp 1, các cầu thủ của chúng ta đã tạo ra nhiều cơ hội nguy hiểm. Điển hình như tình huống đi bóng đột phá và dứt điểm của Tuấn Hải. Công bằng mà nói, nếu sắc bén hơn trong các tình huống dứt điểm cuối cùng, chúng ta đã ít nhất có một bàn thắng vì những pha phối hợp đã làm hàng thủ đối phương đôi lúc rối loạn, để lộ không ít khoảng trống ở vị trí giữa trung vệ và hậu vệ biên.
Vì vậy, không thể nói đó là lối đá rườm rà, loay hoay, bế tắc trước cầu môn đối phương. Tất nhiên, trong bóng đá chẳng có chữ "nếu", nhưng nhìn nhận một cách công tâm, tuyển Việt Nam đã làm tốt, và lối đá bước đầu đã có định hình.
Tiếp đến, hàng công tuyển Việt Nam bây giờ đã sa sút nghiêm trọng: Tiến Linh xuống phong độ thảm hại,; Văn Toàn, Công Phượng (ngay cả dưới thời ông Park) cũng không đơn thuần là mẫu tiền đạo săn bàn. "Mũi kiếm" của tuyển Việt Nam bây giờ chỉ có Tuấn Hải là đầu tàu, trong khi thể hình của cầu thủ này lại hạn chế để khả năng tì đè, làm tường. Vậy chúng ta lấy đâu ra nhiều phương án để kết liễu đối thủ khi thế trận bế tắc?
Ngoài ra, hãy nhìn một cách rõ ràng hơn, phong độ của những ngôi sao như Quang Hải, Quế Ngọc Hải, Văn Lâm, Duy Mạnh... - những trụ cột dưới thời ông Park - cũng không còn như ở thời kỳ đỉnh cao của chính họ vì nhiều lý do khác nhau. Đó là lý do ông Philippe Troussier đang dần dần "thay máu" đội tuyển với những gương mặt mới. Dù sao đi nữa, để làm được điều đó cũng cần thời gian,. Ông thầy người Pháp cần được ủng hộ hơn là nhận lại những chỉ trích.
Nói đi cũng phải nhìn lại, hãy nhìn gốc rễ vấn đề của bóng đá Việt Nam chính là sự phát triển èo uột của V-League. Giải bóng đá VĐQG phải thực sự chất lượng thì mới cung cấp được nguồn cầu thủ dồi dào để HLV trưởng đội tuyển có nhiều sự lựa chọn. Nhưng hãy nhìn xem, đa số cầu thủ U23 Việt Nam hiện nay đang thi đấu ở Giải hạng Nhất – một giải đấu thiếu sự cạnh tranh và không thực sự chất lượng. Vậy rõ ràng, lớp kế cận của bóng đá Việt Nam thực sự đang có vấn đề, mà đó hoàn toàn không phải lỗi của HLV Troussier.
Ở đây, vấn đề của chúng ta nằm ở tầm nhìn hoạch định chiến lược của cả một nền bóng đá. Bóng đá Việt đã "ngủ quên" trên những hào quang mà HLV Park Hang-seo đã đem lại, thay vì tiếp tục dựng xây lớp kế cận để phát triển bền vững hơn. Ông Park đến với chúng ta trong bối cảnh nhiều cầu thủ tài năng đang vào độ chín và khao khát cống hiến, thế nên thành công đến cũng là điều dễ hiểu. Còn giờ đây, thách thức của HLV Troussier là bối cảnh nhiều cầu thủ trụ cột xuống dốc về phong độ và đã no nê danh hiệu. Hơn nữa, đây lại là thời kỳ chuyển giao giữa thế hệ tuyển thủ, nên mọi sự so sánh lúc này đều là khập khiễng.
Tóm lại, "có bột mới gột nên hồ", nhưng giờ đây trong tay ông thầy người Pháp, dù có bột đó, nhưng là bột không thực sự chất lượng, vậy làm sao gột nên hồ? Cho nên, người hâm mộ Việt cần cho HLV Troussier thêm thời gian. Thẳng thắn mà nói, ông xứng đáng được tôn trọng với việc kiên định xây dựng một triết lý mới với những con người mới, trong hoàn cảnh mới. Mọi lời chỉ trích lúc này đều là quá vội vàng.