linh_449
Linh Linhh
Vòng sáng hình xoắn ốc ấn tượng này được cho là do tên lửa Falcon 9 của SpaceX để lại sau khi phóng lên quỹ đạo.
Hồi tháng 6/2022, một vòng xoắn cũng từng xuất hiện trên bầu trời và được chụp lại sau khi Falcon 9 được phóng khỏi Trái Đất. Ảnh: Space.
Cách đây 2 tuần, kính viễn vọng Subaru (Subaru-Asahi Star Camera) đã chụp được hình ảnh vòng sáng hình xoắn ốc kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời Hawaii. Đây được cho là hiện tượng thiên văn do tên lửa SpaceX Falcon 9 vừa mới phóng hôm 18/1 tạo thành.
Cụ thể, vòng xoắn ốc phát sáng đã bay quanh khu vực núi lửa Mauna Kea vào ngày 18/1. Ban đầu, vòng sáng chỉ là đốm trắng, nhỏ, vụt bay trên bầu trời. Sau đó, vòng sáng bắt đầu tạo xoáy và biến thành hình xoắn ốc giống chiếc nhẫn trong vài phút trước khi biến mất.
Cũng trong ngày này, vào lúc 7h24 (giờ địa phương), SpaceX đã phóng vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) lên quỹ đạo bằng tên lửa Falcon 9 từ Trạm không quân Mũi Canaveral, Florida cho Lực lượng Vũ trụ Mỹ. Đây là nhiệm vụ không gian của công ty hàng không vũ trụ trong năm 2023.
Vùng sáng hình xoắn ốc di chuyển ngang qua bầu trời Hawaii vào cuối tháng 1. Ảnh: National Astronomical Observatory of Japan.
Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng vòng xoắn ốc chính là phần nhiên liệu của Falcon 9 thoát ra và để lại trên bầu trời. Theo Space, tầng đẩy đầu tiên của tên lửa Falcon 9 sẽ rời khỏi tấm chắn tải trọng để bay lên bầu trời trong khoảng 3 phút, sau đó quay trở lại mặt đất.
Sau khi tách khỏi tầng đầu tiên, các nhiên liệu còn còn sót lại sẽ được đẩy ra khỏi tên lửa trước khi trở về. Đây chính nguyên nhân tạo thành các khối nhiên liệu đông đặc có hình xoắn ốc và phát sáng nhờ phản xạ với ánh sáng Mặt Trời.
Theo Washington Post, vòng xoắn tương tự cũng từng xuất hiện tại đây mỗi khi SpaceX phóng tên lửa thành công.
Tháng 6/2022, một vòng xoáy đã được chụp lại trong khi bay quanh vùng Queenstown, New Zealand khi tên lửa Falcon 9 vừa được phóng vào vũ trụ từ trạm không quân ở Florida. Hồi tháng 4, một vòng xoắn ốc phát sáng cũng được kính viễn vọng Subaru ghi nhận trên bầu trời Hawaii khi tên lửa Falcon 9 đưa tên lửa vào quỹ đạo.
Nhiều người dùng trên diễn đàn thiên văn học Space Weather cho rằng những vòng xoắn được phát hiện sau khi phóng vệ tinh được tạo thành do phần nhiên liệu thừa thoát ra.
Các khối nhiên liệu đông đặc cũng từng tạo ra những hiện tượng thiên văn kỳ diệu ở khắp nơi trên thế giới. Tháng 3/2022, nhiên liệu thừa từ một tên lửa Trung Quốc đã tạo thành quả cầu phát sáng khổng lồ trên bầu trời Siberia.
Theo Washington Post, kính viễn vọng Subaru thuộc sở hữu của Đài thiên văn Quốc gia Nhật Bản và đặt tại Đài thiên văn Mauna Kea trên đảo Hawaii. Tuần trước, kính viễn vọng này cũng phát hiện một chùm sáng màu xanh lá kéo dài trên bầu trời. Nhiều người cho rằng đây là tia laser viễn thám của một tên lửa nào đó.
Hồi tháng 6/2022, một vòng xoắn cũng từng xuất hiện trên bầu trời và được chụp lại sau khi Falcon 9 được phóng khỏi Trái Đất. Ảnh: Space.
|
Hồi tháng 6/2022, một vòng xoắn cũng từng xuất hiện trên bầu trời và được chụp lại sau khi Falcon 9 được phóng khỏi Trái Đất. Ảnh: Space. |
Cụ thể, vòng xoắn ốc phát sáng đã bay quanh khu vực núi lửa Mauna Kea vào ngày 18/1. Ban đầu, vòng sáng chỉ là đốm trắng, nhỏ, vụt bay trên bầu trời. Sau đó, vòng sáng bắt đầu tạo xoáy và biến thành hình xoắn ốc giống chiếc nhẫn trong vài phút trước khi biến mất.
Cũng trong ngày này, vào lúc 7h24 (giờ địa phương), SpaceX đã phóng vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) lên quỹ đạo bằng tên lửa Falcon 9 từ Trạm không quân Mũi Canaveral, Florida cho Lực lượng Vũ trụ Mỹ. Đây là nhiệm vụ không gian của công ty hàng không vũ trụ trong năm 2023.
Vùng sáng hình xoắn ốc di chuyển ngang qua bầu trời Hawaii vào cuối tháng 1. Ảnh: National Astronomical Observatory of Japan.
|
Vùng sáng hình xoắn ốc di chuyển ngang qua bầu trời Hawaii vào cuối tháng 1. Ảnh: National Astronomical Observatory of Japan. |
Sau khi tách khỏi tầng đầu tiên, các nhiên liệu còn còn sót lại sẽ được đẩy ra khỏi tên lửa trước khi trở về. Đây chính nguyên nhân tạo thành các khối nhiên liệu đông đặc có hình xoắn ốc và phát sáng nhờ phản xạ với ánh sáng Mặt Trời.
Theo Washington Post, vòng xoắn tương tự cũng từng xuất hiện tại đây mỗi khi SpaceX phóng tên lửa thành công.
Tháng 6/2022, một vòng xoáy đã được chụp lại trong khi bay quanh vùng Queenstown, New Zealand khi tên lửa Falcon 9 vừa được phóng vào vũ trụ từ trạm không quân ở Florida. Hồi tháng 4, một vòng xoắn ốc phát sáng cũng được kính viễn vọng Subaru ghi nhận trên bầu trời Hawaii khi tên lửa Falcon 9 đưa tên lửa vào quỹ đạo.
Nhiều người dùng trên diễn đàn thiên văn học Space Weather cho rằng những vòng xoắn được phát hiện sau khi phóng vệ tinh được tạo thành do phần nhiên liệu thừa thoát ra.
Các khối nhiên liệu đông đặc cũng từng tạo ra những hiện tượng thiên văn kỳ diệu ở khắp nơi trên thế giới. Tháng 3/2022, nhiên liệu thừa từ một tên lửa Trung Quốc đã tạo thành quả cầu phát sáng khổng lồ trên bầu trời Siberia.
Theo Washington Post, kính viễn vọng Subaru thuộc sở hữu của Đài thiên văn Quốc gia Nhật Bản và đặt tại Đài thiên văn Mauna Kea trên đảo Hawaii. Tuần trước, kính viễn vọng này cũng phát hiện một chùm sáng màu xanh lá kéo dài trên bầu trời. Nhiều người cho rằng đây là tia laser viễn thám của một tên lửa nào đó.