Trong kỷ nguyên mọi phương tiện đều kết nối Internet, các nhà sản xuất ôtô đang bị kéo vào cuộc chiến sở hữu trí tuệ với các hãng viễn thông.
Theo Financial Times, ẩn sau những xung đột đó còn là nỗi lo sợ về sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc.
Thời gian qua, các công ty Trung Quốc, dẫn đầu là Huawei, nộp hàng loạt bằng sáng chế liên quan đến công nghệ thiết yếu cho phép sản phẩm từ ôtô đến thiết bị di động truy cập mạng 4G, 5G và Wi-Fi. Tất cả được gọi là Bằng sáng chế về Tiêu chuẩn Thiết yếu (SEP).
Huawei hiện nắm nhiều sáng chế về kết nối trên ôtô. Ảnh: Moto1
Tại châu Âu, theo dữ liệu do hãng phân tích Anh Clarivate thống kê, các công ty Trung Quốc đứng sau 65% số hồ sơ SEP nộp lên Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) năm ngoái, tăng từ mức 37% năm 2019. Trong khi đó, thị phần SEP do doanh nghiệp châu Âu nắm giữ giảm từ 22% xuống còn15% trong giai đoạn 2014-2022.
"Tôi khuyến khích các công ty nộp bằng sáng chế, vì doanh nghiệp Trung Quốc đã làm điều đó từ khá lâu", Thierry Breton, Ủy viên Thị trường Nội bộ thuộc Ủy ban châu Âu, cho biết tuần trước. Ông đã gửi đề xuất mới lên Ủy ban châu Âu (EC), yêu cầu tăng tính minh bạch và giảm kiện tụng trong thị trường bằng sáng chế. Điều này một phần do lo ngại khả năng cạnh tranh của khối đang bị đe dọa.
Vũ khí mới của Trung Quốc
Sự quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc đối với SEP đang gây ra sự lo lắng trong ngành công nghiệp ôtô - lĩnh vực vốn đã phụ thuộc vào quốc gia lớn nhất châu Á về chuỗi cung ứng. Vấn đề càng phức tạp khi thương chiến Mỹ - Trung trở nên căng thẳng.
Huawei, công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi loạt lệnh cấm của Mỹ, hiện dẫn đầu các doanh nghiệp nộp sáng chế SEP trên toàn cầu. Hãng viễn thông này đã đăng ký hàng nghìn đơn xin cấp bằng sáng chế năm 2020 và 2021.
"Trong kết nối 5G, người chiến thắng đã được xác định rõ ràng là Huawei", Michael Schlögl, đứng đầu bộ phận sáng chế của công ty sản xuất phụ tùng ôtô Đức Continental, nhận xét.
Số sáng chế SEP của Trung Quốc (xanh đậm) tăng mạnh từ 2017 và vượt 8.000 sáng chế năm 2022. Nguồn: Clarivate
Huawei đã đầu tư 21,8 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển năm 2021. Với việc nắm trong tay hàng nghìn sáng chế về công nghệ kết nối trên ôtô, họ có sức ảnh hưởng rất lớn trong ngành công nghiệp này. Khác với Ericsson và Nokia thường cấp phép cho đối tác thông qua cơ quan chung có tên Avanci, Huawei chọn cách ký thỏa thuận SEP song phương với ít nhất 13 nhà sản xuất ôtô, như với Audi và BMW.
Cấp phép sở hữu trí tuệ được đánh giá là nguồn thu tốt cho những doanh nghiệp đang bị Mỹ siết chặt như Huawei. "Các công ty Trung Quốc đang ngày càng ở vị thế có thể khiến doanh nghiệp khác không thể kinh doanh, không chỉ trong lĩnh vực ôtô mà còn trên môi trường Internet vạn vật (IoT)", Schlögl nhận xét.
Theo Christian Loyau, Giám đốc pháp lý và quản trị của ETSI, nếu các công ty Trung Quốc cảm thấy họ không được phép tham gia một cách công bằng vào thị trường phương Tây, họ có thể "sử dụng bằng sáng chế làm vũ khí".
Loyau cũng lưu ý số bằng sáng chế được nộp không nhất thiết tương đương với chất lượng của chúng và Ericsson, Nokia vẫn chiếm ưu thế. Ở giai đoạn 2019-2021, Huawei thu về 1,3 tỷ USD từ việc cấp phép bằng sáng chế, trong khi Nokia đạt 1,7 tỷ USD và Ericsson là 1,1 tỷ USD chỉ riêng trong 2021.
Tuy nhiên, những tiến bộ gần đây của Trung Quốc khiến châu Âu lo ngại về vai trò tăng lên của những công ty như Huawei trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Trong bối cảnh nhiều sản phẩm cần đến công nghệ kết nối, nhu cầu cấp phép truy cập không dây vào mạng 4G, 5G và tiếp đến là 6G ngày càng lớn. Đây lại là những thứ Huawei đang chiếm ưu thế.
Huawei chưa đề cập đến việc tính phí sáng chế cho một chiếc xe. Trong khi đó, Nokia và Ericsson định giá sáng chế kết nối tích hợp trên xe với giá của xe. Có nghĩa, xe giá trị càng lớn và càng nhiều chi tiết, chi phí bản quyền cho chúng càng tăng.
Anja Miedbrodt, cố vấn cấp cao về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Mercedes-Benz, cho biết khi càng nhiều công nghệ được sử dụng trên xe trong tương lai, nó có thể gây ra xung đột gây đảo lộn nhiều thứ, thậm chí thay đổi ngành công nghiệp ôtô. Bà lấy ví dụ, một chiếc Mercedes-Benz E-class yêu cầu hơn 3.700 bộ phận khác nhau từ hơn 340 nhà cung cấp. Nhà sản xuất ôtô không thể chịu trách nhiệm đảm bảo mỗi bộ phận đều tuân thủ sáng chế.
Trong khi đó, một nhân vật thân cận với Nokia nói công ty chỉ tính 20 USD cho mỗi xe dùng sáng chế của hãng. Nhưng theo Schlögl, 20 USD nghe có vẻ nhỏ với người dùng, nhưng gây khó khăn cho nhà sản xuất ôtô. "Nếu phí SEP về kết nối tiếp tục tăng, bạn sẽ thấy một hóa đơn dài khó có thể chấp nhận", Schlögl nói.
Theo Financial Times, ẩn sau những xung đột đó còn là nỗi lo sợ về sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc.
Thời gian qua, các công ty Trung Quốc, dẫn đầu là Huawei, nộp hàng loạt bằng sáng chế liên quan đến công nghệ thiết yếu cho phép sản phẩm từ ôtô đến thiết bị di động truy cập mạng 4G, 5G và Wi-Fi. Tất cả được gọi là Bằng sáng chế về Tiêu chuẩn Thiết yếu (SEP).
Huawei hiện nắm nhiều sáng chế về kết nối trên ôtô. Ảnh: Moto1
Tại châu Âu, theo dữ liệu do hãng phân tích Anh Clarivate thống kê, các công ty Trung Quốc đứng sau 65% số hồ sơ SEP nộp lên Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) năm ngoái, tăng từ mức 37% năm 2019. Trong khi đó, thị phần SEP do doanh nghiệp châu Âu nắm giữ giảm từ 22% xuống còn15% trong giai đoạn 2014-2022.
"Tôi khuyến khích các công ty nộp bằng sáng chế, vì doanh nghiệp Trung Quốc đã làm điều đó từ khá lâu", Thierry Breton, Ủy viên Thị trường Nội bộ thuộc Ủy ban châu Âu, cho biết tuần trước. Ông đã gửi đề xuất mới lên Ủy ban châu Âu (EC), yêu cầu tăng tính minh bạch và giảm kiện tụng trong thị trường bằng sáng chế. Điều này một phần do lo ngại khả năng cạnh tranh của khối đang bị đe dọa.
Vũ khí mới của Trung Quốc
Sự quan tâm ngày càng tăng của Trung Quốc đối với SEP đang gây ra sự lo lắng trong ngành công nghiệp ôtô - lĩnh vực vốn đã phụ thuộc vào quốc gia lớn nhất châu Á về chuỗi cung ứng. Vấn đề càng phức tạp khi thương chiến Mỹ - Trung trở nên căng thẳng.
Huawei, công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi loạt lệnh cấm của Mỹ, hiện dẫn đầu các doanh nghiệp nộp sáng chế SEP trên toàn cầu. Hãng viễn thông này đã đăng ký hàng nghìn đơn xin cấp bằng sáng chế năm 2020 và 2021.
"Trong kết nối 5G, người chiến thắng đã được xác định rõ ràng là Huawei", Michael Schlögl, đứng đầu bộ phận sáng chế của công ty sản xuất phụ tùng ôtô Đức Continental, nhận xét.
Số sáng chế SEP của Trung Quốc (xanh đậm) tăng mạnh từ 2017 và vượt 8.000 sáng chế năm 2022. Nguồn: Clarivate
Huawei đã đầu tư 21,8 tỷ USD vào nghiên cứu và phát triển năm 2021. Với việc nắm trong tay hàng nghìn sáng chế về công nghệ kết nối trên ôtô, họ có sức ảnh hưởng rất lớn trong ngành công nghiệp này. Khác với Ericsson và Nokia thường cấp phép cho đối tác thông qua cơ quan chung có tên Avanci, Huawei chọn cách ký thỏa thuận SEP song phương với ít nhất 13 nhà sản xuất ôtô, như với Audi và BMW.
Cấp phép sở hữu trí tuệ được đánh giá là nguồn thu tốt cho những doanh nghiệp đang bị Mỹ siết chặt như Huawei. "Các công ty Trung Quốc đang ngày càng ở vị thế có thể khiến doanh nghiệp khác không thể kinh doanh, không chỉ trong lĩnh vực ôtô mà còn trên môi trường Internet vạn vật (IoT)", Schlögl nhận xét.
Theo Christian Loyau, Giám đốc pháp lý và quản trị của ETSI, nếu các công ty Trung Quốc cảm thấy họ không được phép tham gia một cách công bằng vào thị trường phương Tây, họ có thể "sử dụng bằng sáng chế làm vũ khí".
Loyau cũng lưu ý số bằng sáng chế được nộp không nhất thiết tương đương với chất lượng của chúng và Ericsson, Nokia vẫn chiếm ưu thế. Ở giai đoạn 2019-2021, Huawei thu về 1,3 tỷ USD từ việc cấp phép bằng sáng chế, trong khi Nokia đạt 1,7 tỷ USD và Ericsson là 1,1 tỷ USD chỉ riêng trong 2021.
Tuy nhiên, những tiến bộ gần đây của Trung Quốc khiến châu Âu lo ngại về vai trò tăng lên của những công ty như Huawei trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Trong bối cảnh nhiều sản phẩm cần đến công nghệ kết nối, nhu cầu cấp phép truy cập không dây vào mạng 4G, 5G và tiếp đến là 6G ngày càng lớn. Đây lại là những thứ Huawei đang chiếm ưu thế.
Huawei chưa đề cập đến việc tính phí sáng chế cho một chiếc xe. Trong khi đó, Nokia và Ericsson định giá sáng chế kết nối tích hợp trên xe với giá của xe. Có nghĩa, xe giá trị càng lớn và càng nhiều chi tiết, chi phí bản quyền cho chúng càng tăng.
Anja Miedbrodt, cố vấn cấp cao về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Mercedes-Benz, cho biết khi càng nhiều công nghệ được sử dụng trên xe trong tương lai, nó có thể gây ra xung đột gây đảo lộn nhiều thứ, thậm chí thay đổi ngành công nghiệp ôtô. Bà lấy ví dụ, một chiếc Mercedes-Benz E-class yêu cầu hơn 3.700 bộ phận khác nhau từ hơn 340 nhà cung cấp. Nhà sản xuất ôtô không thể chịu trách nhiệm đảm bảo mỗi bộ phận đều tuân thủ sáng chế.
Trong khi đó, một nhân vật thân cận với Nokia nói công ty chỉ tính 20 USD cho mỗi xe dùng sáng chế của hãng. Nhưng theo Schlögl, 20 USD nghe có vẻ nhỏ với người dùng, nhưng gây khó khăn cho nhà sản xuất ôtô. "Nếu phí SEP về kết nối tiếp tục tăng, bạn sẽ thấy một hóa đơn dài khó có thể chấp nhận", Schlögl nói.