Vua xe điện Tesla lần đầu tiên bị một hãng xe Trung Quốc vượt doanh số quý

Thanh Thúy

Well-known member
Nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc BYD vừa công bố doanh thu quý 3, lần đầu tiên qua mặt đối thủ Tesla của Mỹ dù bị cạnh tranh khốc liệt ở thị trường quê nhà.

1730299652135.png

Doanh thu của BYD trong quý 3 đạt 201 tỷ nhân dân tệ (28,2 tỷ USD), vượt qua doanh số 25,2 tỷ USD trong cùng quý của Tesla vừa báo cáo vào tuần trước. BYD, nhà sản xuất ô tô được tỷ phú Warren Buffett hậu thuẫn đã bán được kỷ lục 1,1 triệu ô tô trong 3 tháng của quý 3 nhờ đợt trợ cấp mới của chính phủ Trung Quốc dành cho xe điện.

Thế nhưng mặc dù doanh số của BYD tăng 24% trong quý 3 nhưng biên lợi nhuận gộp của hãng này lại giảm còn 21,9% so với mức 22,1% cùng kỳ năm ngoái. Thu nhập ròng của BYD là 11,6 tỷ nhân dân tệ (1,62 tỷ USD), tăng 11,5% so với quý cùng kỳ của năm trước.


Thay vì trực tiếp giảm giá, trong những tháng gần đây, BYD đã tung ra các mẫu xe có phạm vi hoạt động xa hơn được trang bị nhiều tính năng tiên tiến hơn với mức giá thấp hơn so với các phiên bản cũ. Chiến lược này đã giúp công ty củng cố vị thế dẫn đầu thị trường trong bối cảnh cạnh tranh giá cả khốc liệt, nhưng lại kéo giảm lợi nhuận ròng trên mỗi xe của tập đoàn, các nhà phân tích cho biết.

Cuộc chiến giá cả liên tục tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới đang làm xói mòn biên lợi nhuận của các thương hiệu xe của Trung Quốc và các nhà sản xuất ô tô nước ngoài. Volkswagen đã cảnh báo rằng lợi nhuận hoạt động từ các liên doanh của hãng này tại Trung Quốc có thể đạt mức thấp nhất trong dự báo của công ty cho năm 2024, đạt 1,6 tỷ euro thay vì 2 tỷ euro.

Do mức độ tích hợp theo chiều dọc cao, bao gồm kiểm soát việc sản xuất pin và các con chip điện toán, biên lợi nhuận gộp 21,9% của BYD vẫn vượt xa mức 17% của Tesla và các đối thủ Trung Quốc như Zeekr với 14,2% và Xpeng với 6,4%.

Các nhà phân tích cho biết việc mở rộng ra nước ngoài sẽ là chìa khóa cho sự tăng trưởng trong tương lai của BYD, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng của phương Tây.

“Mặc dù BYD hiện đang xây dựng sự hiện diện của mình trên thị trường nước ngoài với tốc độ nhanh chóng, nhưng quá trình mở rộng toàn cầu của công ty phải đối mặt với nhiều yếu tố không chắc chắn, bao gồm sự phức tạp của hoạt động tại các quốc gia, những thay đổi về chính sách và rủi ro địa chính trị”, các nhà phân tích của Goldman Sachs đã viết trong một báo cáo gửi các nhà đầu tư trong tháng này.

Hôm 29/10, EU đã quyết định áp thêm 17% thuế nhập khẩu đối với xe chạy bằng pin của BYD, ngoài mức thuế hiện tại là 10%. Mặc dù BYD gần đây đã mở một nhà máy tại Thái Lan - nhà máy đầu tiên của công ty bên ngoài Trung Quốc - nhưng doanh số bán hàng ở nước ngoài chỉ chiếm 7,9% tổng doanh số bán hàng hàng tháng trong tháng 9, giảm so với mức 9,8% của một năm trước đó.

Các nhà phân tích của Citi đã viết trong một báo cáo rằng “Khả năng xuất khẩu của BYD có thể không cải thiện trong ngắn hạn”. Cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của công ty đã đóng cửa giảm 0,7% trước sau khi công bố kết quả doanh thu quý 3.
 
Bên trên