Võ Xuân Trường
Well-known member
Vượt mưa ngược núi ngắm đại dương mây trên đỉnh Tà Chì Nhù
Đường leo Tà Chì Nhù - nóc nhà Yên Bái, không dễ dàng dưới mưa, nhưng đổi lại là khoảnh khắc đón bình minh trên đỉnh núi bồng bềnh sương mây.
Mây tràn qua núi, bồng bềnh dưới ánh nắng đầu ngày. Ảnh: Hoàng Thông.
Ngược dốc tìm "biển mây"
Những năm gần đây, những địa điểm du lịch khám phá, leo núi nở rộ thu hút nhiều người ở mọi lứa tuổi tham gia. Tà Chì Nhù cao 2.979 mét là đỉnh núi cao nhất trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đứng thứ bảy trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam, Tà Chì Nhù được đánh giá là đỉnh núi có cảnh quan hùng vĩ cùng hệ sinh thái rừng đa dạng, một điểm khám phá được dân leo núi cũng như những người ham chinh phục yêu thích.
Kết nối với nhau qua một hội nhóm trên mạng xã hội, đoàn leo núi của chúng tôi (PV) gồm 16 người quyết định đồng hành cùng nhau trong hành trình chinh phục biển mây nơi "nóc nhà Yên Bái". Vì các thành viên khắp các tỉnh thành kết nối với nhau từ Huế, Hà Nội, Nam Định đến Cao Bằng..., cả nhóm quyết định tập hợp ở một homestay tại thị trấn Trạm Tấu.
Những người leo núi xuất phát từ hướng mỏ Chì (xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu). Ảnh: Hoàng Thông
Mất một đêm chờ đợi cả nhóm tập hợp, sau khi chuẩn bị đồ cho 16 người trong 4 bữa ăn, đoàn cùng 4 người địa phương dẫn đường (porter) bắt đầu di chuyển vào chân núi Tà Chì Nhù, hướng mỏ Chì Trạm Tấu, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.
Quãng đường cần chinh phục gần 20km cả đi về, địa hình leo núi không có nhiều đường tắt, rậm rạp hay lối rẽ ngang, không có nhiều hẻm vực, vách núi cheo leo, khá an toàn cho mọi người vì chủ yếu là đường mòn. Tuy nhiên những con đường mòn này trải qua dốc cao, liên tục, ngày nhóm đi thời tiết mưa nên mặt đất toàn bùn nhão khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn gấp bội.
Lên dốc cao, thể lực sụt giảm, việc di chuyển sẽ khó khăn hơn. Ảnh: Hoàng Thông.
Càng lên những con dốc, balo mỗi người mang theo thêm nặng nề trên mỗi bước chân. Dọc đường đi, chúng tôi gặp nhiều người chấp nhận bỏ cuộc vì thể lực không đảm bảo. Lên cao không khí loãng dần, cộng với mưa lạnh thực sự trở thành một thử thách rất lớn với những người chinh phục đỉnh núi.
Do leo núi vào cuối tuần nên lượng người cùng chinh phục rất đông, những đoạn dốc cao phải dừng lại để chờ người đi trước băng qua không hề dễ chịu. Cả nhóm leo đến độ cao khoảng 1.500 mét cũng là khi lán nghỉ trưa ở trước mặt. Lật dở đồ ăn sẵn chuẩn bị từ trước mọi người lấp đầy chiếc bụng đói khi đồng hồ điểm 12h trưa.
Sau bữa trưa khoảng 20 phút, cả nhóm tiếp tục leo núi. Sở dĩ đoàn tranh thủ thời gian đi sớm vì các thành viên đã thấm mệt. Nếu không đi nhanh, đoàn sẽ không kịp đến lán nghỉ qua đêm ở độ cao 2.400 mét. Còn qua đêm nơi lưng chừng núi là cả một thử thách, dù bạn tự dựng lều.
Một dòng suối trong lành chảy dọc đường đi. Ảnh: Hoàng Thông.
Khoảng 15h chiều cả nhóm đặt chân đến lán ngủ qua đêm, lán trại này được ghép lại từ ván gỗ, lợp tôn. Bên trong có hai dãy sàn ngủ chạy dọc, để có chỗ ngủ này nhóm phải liên hệ đặt trước hàng tuần. Chi phí cho một chỗ ngủ tại đây khoảng 100.000 đồng/đêm.
Tiếp đó, cả đoàn trải nghiệm tắm ở độ cao 2.400 mét so với mực nước biển, có gió và mưa nên rất lạnh. Nước nguồn trên núi rất sẵn tuy nhiên để đảm bảo thể lực, tất cả đều mua nước ấm do người dân đun để bán cho khách du lịch tắm. Cả nhóm ăn tối và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ khi vừa trải qua một ngày dài leo núi, vượt dốc. Do thời tiết xấu, mạng internet lại lán trại hầu như không có.
Bữa tối ở độ cao hơn 2.000 mét. Ảnh: Hoàng Thông.
Porter là những người dậy sớm nhất đoàn để nấu nướng. Mùi mì tôm thơm nức đánh thức cả đoàn khi trời còn tối đen như mực. Bắt đầu ngày thứ hai của hành trình, cả đoàn dậy ăn sáng và tiếp tục chinh phục đỉnh núi từ 3h.
Do trời còn tối, các thành viên cần đèn pin soi đường. Tiếp tục leo dốc trong 3 tiếng, cả đoàn đặt chân đến một triền núi khá thoải, thường được gọi là sống lưng khủng long. Từ đây biển mây hiện ra trước mắt tựa chốn bồng lai, phía đông bình minh đang ló rạng vàng rực, xung quanh biển mây bay vờn trên những đỉnh núi. Tất thảy các thành viên nở nụ cười sung sướng, kết quả xứng đáng cho hành trình dài vất vả.
Đón bình minh trên đỉnh Tà Chì Nhù là trải nghiệm khó quên. Ảnh: Hoàng Thông.
Khắp các hướng đều là biển mây, những đợt sương mù nhẹ lướt qua làm cho không gian thêm huyền ảo, tất cả cùng chụp ảnh, ai cũng muốn lưu giữ những kỷ niệm đẹp khi bản thân đang đứng giữa biển mây.
Nhưng đó chưa phải là đích đến, hành trình lên đỉnh núi còn khoảng 300 mét ngược dốc, từ độ cao này hoa chi pâu xuất hiện nhiều nhất. Cả triền đồi đều phủ đầy những cánh hoa nhỏ tím biếc, ẩn hiện trong sương mù từng cơn chính là một trong những khung cảnh kỳ diệu khiến Tà Chì Nhù ngày càng nổi tiếng.
Đại dương mây trên nóc nhà Yên Bái. Ảnh: Tân Văn.
Đặt chân đến đỉnh núi, chóp tháp ba mặt khắc tên Tà Chì Nhù hiện ra giữa bãi đất trống bằng phẳng. Thành viên từ các đoàn chinh phục thay nhau chụp ảnh, hành trình xem như thành công 60%.
Sau khoảng một tiếng chụp ảnh cùng chóp tháp mọi người trở xuống lán, ăn trưa để trở về. Hành trình trở về kéo dài khoảng 3 tiếng vất vả không kém khi đường cực kỳ trơn trượt, mặt đất bùn nhão, rất nhiều người vấp ngã.
Hai ngày liên lục leo dốc, hầu hết mọi người đều đã đau mỏi bắp chân. Cả đoàn đặt chân xuống chân núi khi đồng hồ điểm 14h30. Sau gần hai ngày một đêm, hành trình chinh phục "nóc nhà Yên Bái" đã kết thúc. Xuống núi, mỗi người mang một cảm xúc riêng khi bản thân vừa chinh phục một giới hạn, đỉnh cao mới của bản thân chắc hẳn ai cũng có những niềm vui nho nhỏ.
Đường xuống rất khó khăn bởi mặt đất nhão nhoét, trơn trượt sau mưa. Ảnh: Tân Văn.
Về cơ bản, đường leo Tà Chì Nhù không quá khó. Người leo chỉ cần chịu khó tập thể dục hoặc có sẵn nền tảng thể lực tốt một chút sẽ dễ dàng chinh phục được nó. Địa hình leo núi không có nhiều đường tắt, rậm rạp hay lối rẽ ngang, không có nhiều hẻm vực, vách núi cheo leo, khá an toàn cho mọi người vì chủ yếu là đường mòn.
Khách du lịch cần phải theo dõi kỹ dự báo thời tiết trước chuyến đi của mình. Ngoài ra, khi lên cao nhiệt độ, độ ẩm, mật độ oxi... sẽ thay đổi nhanh chóng người leo cần chắc chắn thể lực đảm bảo, tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.
Đường leo Tà Chì Nhù - nóc nhà Yên Bái, không dễ dàng dưới mưa, nhưng đổi lại là khoảnh khắc đón bình minh trên đỉnh núi bồng bềnh sương mây.
Mây tràn qua núi, bồng bềnh dưới ánh nắng đầu ngày. Ảnh: Hoàng Thông.
Ngược dốc tìm "biển mây"
Những năm gần đây, những địa điểm du lịch khám phá, leo núi nở rộ thu hút nhiều người ở mọi lứa tuổi tham gia. Tà Chì Nhù cao 2.979 mét là đỉnh núi cao nhất trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Đứng thứ bảy trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam, Tà Chì Nhù được đánh giá là đỉnh núi có cảnh quan hùng vĩ cùng hệ sinh thái rừng đa dạng, một điểm khám phá được dân leo núi cũng như những người ham chinh phục yêu thích.
Kết nối với nhau qua một hội nhóm trên mạng xã hội, đoàn leo núi của chúng tôi (PV) gồm 16 người quyết định đồng hành cùng nhau trong hành trình chinh phục biển mây nơi "nóc nhà Yên Bái". Vì các thành viên khắp các tỉnh thành kết nối với nhau từ Huế, Hà Nội, Nam Định đến Cao Bằng..., cả nhóm quyết định tập hợp ở một homestay tại thị trấn Trạm Tấu.
Mất một đêm chờ đợi cả nhóm tập hợp, sau khi chuẩn bị đồ cho 16 người trong 4 bữa ăn, đoàn cùng 4 người địa phương dẫn đường (porter) bắt đầu di chuyển vào chân núi Tà Chì Nhù, hướng mỏ Chì Trạm Tấu, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu.
Quãng đường cần chinh phục gần 20km cả đi về, địa hình leo núi không có nhiều đường tắt, rậm rạp hay lối rẽ ngang, không có nhiều hẻm vực, vách núi cheo leo, khá an toàn cho mọi người vì chủ yếu là đường mòn. Tuy nhiên những con đường mòn này trải qua dốc cao, liên tục, ngày nhóm đi thời tiết mưa nên mặt đất toàn bùn nhão khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn gấp bội.
Càng lên những con dốc, balo mỗi người mang theo thêm nặng nề trên mỗi bước chân. Dọc đường đi, chúng tôi gặp nhiều người chấp nhận bỏ cuộc vì thể lực không đảm bảo. Lên cao không khí loãng dần, cộng với mưa lạnh thực sự trở thành một thử thách rất lớn với những người chinh phục đỉnh núi.
Do leo núi vào cuối tuần nên lượng người cùng chinh phục rất đông, những đoạn dốc cao phải dừng lại để chờ người đi trước băng qua không hề dễ chịu. Cả nhóm leo đến độ cao khoảng 1.500 mét cũng là khi lán nghỉ trưa ở trước mặt. Lật dở đồ ăn sẵn chuẩn bị từ trước mọi người lấp đầy chiếc bụng đói khi đồng hồ điểm 12h trưa.
Sau bữa trưa khoảng 20 phút, cả nhóm tiếp tục leo núi. Sở dĩ đoàn tranh thủ thời gian đi sớm vì các thành viên đã thấm mệt. Nếu không đi nhanh, đoàn sẽ không kịp đến lán nghỉ qua đêm ở độ cao 2.400 mét. Còn qua đêm nơi lưng chừng núi là cả một thử thách, dù bạn tự dựng lều.
Khoảng 15h chiều cả nhóm đặt chân đến lán ngủ qua đêm, lán trại này được ghép lại từ ván gỗ, lợp tôn. Bên trong có hai dãy sàn ngủ chạy dọc, để có chỗ ngủ này nhóm phải liên hệ đặt trước hàng tuần. Chi phí cho một chỗ ngủ tại đây khoảng 100.000 đồng/đêm.
Tiếp đó, cả đoàn trải nghiệm tắm ở độ cao 2.400 mét so với mực nước biển, có gió và mưa nên rất lạnh. Nước nguồn trên núi rất sẵn tuy nhiên để đảm bảo thể lực, tất cả đều mua nước ấm do người dân đun để bán cho khách du lịch tắm. Cả nhóm ăn tối và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ khi vừa trải qua một ngày dài leo núi, vượt dốc. Do thời tiết xấu, mạng internet lại lán trại hầu như không có.
Porter là những người dậy sớm nhất đoàn để nấu nướng. Mùi mì tôm thơm nức đánh thức cả đoàn khi trời còn tối đen như mực. Bắt đầu ngày thứ hai của hành trình, cả đoàn dậy ăn sáng và tiếp tục chinh phục đỉnh núi từ 3h.
Do trời còn tối, các thành viên cần đèn pin soi đường. Tiếp tục leo dốc trong 3 tiếng, cả đoàn đặt chân đến một triền núi khá thoải, thường được gọi là sống lưng khủng long. Từ đây biển mây hiện ra trước mắt tựa chốn bồng lai, phía đông bình minh đang ló rạng vàng rực, xung quanh biển mây bay vờn trên những đỉnh núi. Tất thảy các thành viên nở nụ cười sung sướng, kết quả xứng đáng cho hành trình dài vất vả.
Khắp các hướng đều là biển mây, những đợt sương mù nhẹ lướt qua làm cho không gian thêm huyền ảo, tất cả cùng chụp ảnh, ai cũng muốn lưu giữ những kỷ niệm đẹp khi bản thân đang đứng giữa biển mây.
Nhưng đó chưa phải là đích đến, hành trình lên đỉnh núi còn khoảng 300 mét ngược dốc, từ độ cao này hoa chi pâu xuất hiện nhiều nhất. Cả triền đồi đều phủ đầy những cánh hoa nhỏ tím biếc, ẩn hiện trong sương mù từng cơn chính là một trong những khung cảnh kỳ diệu khiến Tà Chì Nhù ngày càng nổi tiếng.
Đặt chân đến đỉnh núi, chóp tháp ba mặt khắc tên Tà Chì Nhù hiện ra giữa bãi đất trống bằng phẳng. Thành viên từ các đoàn chinh phục thay nhau chụp ảnh, hành trình xem như thành công 60%.
Sau khoảng một tiếng chụp ảnh cùng chóp tháp mọi người trở xuống lán, ăn trưa để trở về. Hành trình trở về kéo dài khoảng 3 tiếng vất vả không kém khi đường cực kỳ trơn trượt, mặt đất bùn nhão, rất nhiều người vấp ngã.
Hai ngày liên lục leo dốc, hầu hết mọi người đều đã đau mỏi bắp chân. Cả đoàn đặt chân xuống chân núi khi đồng hồ điểm 14h30. Sau gần hai ngày một đêm, hành trình chinh phục "nóc nhà Yên Bái" đã kết thúc. Xuống núi, mỗi người mang một cảm xúc riêng khi bản thân vừa chinh phục một giới hạn, đỉnh cao mới của bản thân chắc hẳn ai cũng có những niềm vui nho nhỏ.
Về cơ bản, đường leo Tà Chì Nhù không quá khó. Người leo chỉ cần chịu khó tập thể dục hoặc có sẵn nền tảng thể lực tốt một chút sẽ dễ dàng chinh phục được nó. Địa hình leo núi không có nhiều đường tắt, rậm rạp hay lối rẽ ngang, không có nhiều hẻm vực, vách núi cheo leo, khá an toàn cho mọi người vì chủ yếu là đường mòn.
Khách du lịch cần phải theo dõi kỹ dự báo thời tiết trước chuyến đi của mình. Ngoài ra, khi lên cao nhiệt độ, độ ẩm, mật độ oxi... sẽ thay đổi nhanh chóng người leo cần chắc chắn thể lực đảm bảo, tránh sự cố đáng tiếc xảy ra.