Vượt qua tình trạng ‘Burnout’ để bứt phá trong công việc

nguyenphuonganh

Well-known member
Trong thời gian gần đây, “Burnout” là cụm từ chúng ta hay nhắc đến, đề cập đến tình trạng căng thẳng lâu dài ở nơi làm việc. Làm sao để vượt qua tình trạng trên?


Burnout được định nghĩa là hội chứng do căng thẳng gây ra trong thời gian dài mà không được kiểm soát tốt ở nơi làm việc. Tình trạng này xảy đến khiến bạn mất hết năng lượng, áp lực, quá tải và không đáp ứng được kỳ vọng của cấp trên, đồng thời khiến bản thân mất động lực tiếp tục công việc.

1. Nói chuyện với cấp trên khi bị burnout
Hãy nhớ rằng hầu hết các công ty không muốn mất những nhân viên giỏi. Bạn có thể soạn một danh sách các vấn đề liên quan đến công việc ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và chia sẻ với người quản lý trực tiếp. Bên cạnh đó, hãy thảo luận để bạn cùng đồng nghiệp tìm ra cách thực hiện những thay đổi mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bạn mà không gây ảnh hưởng đến công việc.


2. Nghỉ giải lao để tránh burnout
Nếu đang làm việc văn phòng, rất có thể bạn sẽ dành hàng giờ đồng hồ cắm cúi vào máy tính. Việc này có thể khiến bạn căng thẳng. Hãy đứng dậy vươn vai, hay đi lại quanh văn phòng để máu lưu thông và ngăn ngừa cứng cơ. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi bộ mua bữa trưa thay vì lái xe hay đặt đồ ăn.

3. Đặt thời gian biểu hợp lý
MaryBeth Hyland – Giám đốc điều hành của SparkVision, một công ty có trụ sở tại Baltimore chuyên làm việc với các doanh nghiệp và nhà lãnh đạo để tạo ra nền văn hóa thịnh vượng và có giá trị – cho biết điều quan trọng là phải thiết lập thời gian biểu và tuân thủ chúng.

Ví dụ, bạn nên bắt đầu và kết thúc công việc vào một thời điểm nhất định, dành một giờ để ăn trưa và nghỉ giải lao. Trước khi bắt đầu một dự án, hãy chắc chắn rằng bạn và người giám sát biết rõ về deadline, thứ tự ưu tiên của các công việc và các nguồn lực cần thiết để hoàn thành tốt mọi thứ.

Ảnh: Unsplash
4. Hãy thử câu thần chú “chỉ việc này thôi”
Những câu “thần chú” gồm những từ hay cụm từ ngắn lặp đi lặp lại giúp bạn tập trung vào công việc của mình. Điều này giúp bạn kết thúc việc đa nhiệm và chỉ tập trung vào những gì cần làm trước mắt như “Chỉ cần viết báo cáo này, chỉ cần cuộc trò chuyện này, chỉ cần trả lời email này.” Các câu trên giúp bạn tập trung vào việc sống trong thời điểm hiện tại và thực hiện các nhiệm vụ chính trước mắt.

5. Tập trung vào hơi thở của bạn
Khi tập trung vào hơi thở của mình chính là bạn đang tập trung vào thời điểm hiện tại.

Hãy bắt đầu bằng cách tập trung vào hơi thở, cảm giác không khí đi vào và đi ra khỏi lỗ mũi của bạn, hơi thở sâu hay nông. Điều này buộc tâm trí bạn phải tập trung vào hiện tại. Nhắm mắt lại và cảm nhận hơi thở vào ra sẽ khiến bạn cảm thấy cực kỳ bình yên. Bạn cũng nên thử những câu thần chú như “Tôi hít vào bình yên. Tôi thở ra căng thẳng”.

“Khi bạn chánh niệm trong giây phút hiện tại, đau khổ sẽ tan biến.”
Ông Hyland chia sẻ.

Ảnh: Unsplash
6. Dành thời gian nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng
Sau đại dịch COVID-19, nhiều người làm việc tại nhà nhiều hơn thay vì đến văn phòng. Joel Steinhaus – Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Daybase, một công ty có trụ sở tại Thành phố New York đang phát triển một mạng lưới các điểm làm việc theo yêu cầu tại các khu vực lân cận – cho biết: “Làm việc không nhất thiết phải đến công ty. Do đó mọi người có thể lên kế hoạch cho những chuyến du lịch và tận hưởng nhiều lợi ích hơn từ việc tích hợp thời gian làm việc và sinh hoạt, thư giãn hàng ngày”. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng để lập kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

7. Yêu cầu một lịch trình linh hoạt
Một cuộc khảo sát do Harvard Business School Online cho thấy rằng 81% trong số gần 1.500 người “không muốn quay lại văn phòng hoặc muốn có một lịch trình làm việc linh hoạt” sau đại dịch COVID-19. Điều này cũng hợp lý vì hiện tại cũng có rất nhiều công ty vẫn đồng ý cho nhân viên làm việc tại nhà mà vẫn đảm bảo năng suất công việc.

8. Tôn trọng thời gian nghỉ ngơi của bạn
Khi làm việc ở nhà, bạn rất dễ rơi vào cái bẫy phải làm thêm giờ mà không được trả công. Cố gắng duy trì một lịch trình làm việc đều đặn, bắt đầu và kết thúc vào cùng một thời điểm mỗi ngày, dành một giờ để ăn trưa và nghỉ giải lao. Kiểm tra và trả lời email công việc của bạn trong giờ làm việc và hạn chế quá sức để tránh tình trạng burnout.

Ảnh: Unsplash
9. Xem xét trị liệu khi burnout quá mức
Nói chuyện với bác sĩ tâm lý về sự lo lắng và thất vọng liên quan đến công việc của bạn. Trị liệu có thể giúp bạn xử lý những lo lắng của mình một cách lành mạnh và hỗ trợ bạn phát triển các chiến lược để đối phó với chúng.

10. Đừng đợi burnout xảy đến mới tìm cách giải quyết
Đừng đợi cho đến khi bạn kiệt sức mới nói chuyện với cấp trên. Nếu sức khỏe tinh thần của bạn đã bị ảnh hưởng và chất lượng công việc đang thể hiện điều đó, đây sẽ là tình huống hoàn toàn không tốt. Hãy nói chuyện với người giám sát về mối quan tâm của bạn trước khi tình trạng burnout xảy đến.

Ảnh: Unsplash
Burnout chỉ là một hội chứng tâm lý, không phải là bệnh, nên chỉ cần bạn có thể sắp xếp công việc một cách khoa học thì hoàn toàn có thể tránh được tình trạng này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên