Năm 2008, các nhà máy sản xuất của smartphone của Samsung nằm rải rác khắp Trung Quốc đại lục. Nhưng chỉ 15 năm sau, những nhà máy đó đã biến mất, gần như tất cả chuyển sang châu Á.
''Việc chuyển sang Việt Nam trước có thể đã mang lại lợi thế cạnh tranh cho Samsung, nhưng Apple đang học hỏi điều đó. Những năm gần đây, Apple cũng đã có những động thái tương tự để đa dạng hoá việc sản xuất'', Wall Street Journal (WSJ) nhận định.
Samsung xây nhà máy ở Bắc Ninh để giảm sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc vào năm 2008. Các nhà phân tích đã cho rằng đây là bước tiến mới của doanh nghiệp Hàn Quốc này. Họ được hưởng lợi từ nhân công giá rẻ, tránh được rủi ro căng thẳng chính trị, tránh được những cú sốc về chuỗi cung ứng, như sau này chúng ta đã thấy khi sự gián đoạn xảy ra trong Covid-19.
Trong suốt thập kỷ tiếp theo, khi chi phí lao động và vận hành tăng cao ở Trung Quốc, cùng với sự cạnh tranh của các công ty smartphone nội địa, Samsung gặp khó trong việc duy trì sản xuất smartphone giá rẻ tại quốc gia tỷ dân này, và thị phần giảm mạnh.
Samsung chuyển dần hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc từ đầu thập kỷ trước. Kể từ năm 2013, số nhân viên của Samsung tại đây giảm mạnh, nhưng vẫn duy trì hoạt động sản xuất, và sau đó chính thức đóng cửa nhà máy smartphone cuối cùng tại Trung Quốc của mình vào năm 2019.
Đại dịch bùng phát sau đó, khiến các công ty như Apple có động thái tương tự. Apple cũng có thêm động lực sau những sự cố xảy ra ở nhà máy iPhone ở Quảng Châu. Theo giới phân tích và các nguồn thạo tin, Apple không còn cảm thấy yên tâm khi việc kinh doanh bị bó buộc vào một nơi duy nhất. Và họ, cũng như Samsung, chuyển sang Việt Nam và Ấn Độ.
Trong khi Samsung đang sản xuất hơn một nửa sản lượng smartphone của mình ở Việt Nam, Apple đã sản xuất đồng hồ thông minh, và iPad với 25/100 nhà cung cấp hàng đầu có mặt tại Việt Nam, tăng 25% chỉ trong vòng 4 năm.
Tuy nhiên, ngay cả khi Samsung và Apple chi hàng tỷ USD để rời Trung Quốc, việc sản xuất của họ vẫn sẽ phụ thuộc vào các nhà cung ứng linh kiện Trung Quốc, và các công ty cần cẩn trọng, tinh tế trong cách ứng xử với chuỗi cung ứng của mình.
''Mặc dù sự dịch chuyển chuỗi cung ứng không thể xảy ra trong ngày một ngày hai, nhưng các động thái của Samsung và Apple cũng đang thay đổi thị trường toàn cầu'' - WSJ kết luận
''Việc chuyển sang Việt Nam trước có thể đã mang lại lợi thế cạnh tranh cho Samsung, nhưng Apple đang học hỏi điều đó. Những năm gần đây, Apple cũng đã có những động thái tương tự để đa dạng hoá việc sản xuất'', Wall Street Journal (WSJ) nhận định.
Samsung xây nhà máy ở Bắc Ninh để giảm sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc vào năm 2008. Các nhà phân tích đã cho rằng đây là bước tiến mới của doanh nghiệp Hàn Quốc này. Họ được hưởng lợi từ nhân công giá rẻ, tránh được rủi ro căng thẳng chính trị, tránh được những cú sốc về chuỗi cung ứng, như sau này chúng ta đã thấy khi sự gián đoạn xảy ra trong Covid-19.
Trong suốt thập kỷ tiếp theo, khi chi phí lao động và vận hành tăng cao ở Trung Quốc, cùng với sự cạnh tranh của các công ty smartphone nội địa, Samsung gặp khó trong việc duy trì sản xuất smartphone giá rẻ tại quốc gia tỷ dân này, và thị phần giảm mạnh.
Samsung chuyển dần hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc từ đầu thập kỷ trước. Kể từ năm 2013, số nhân viên của Samsung tại đây giảm mạnh, nhưng vẫn duy trì hoạt động sản xuất, và sau đó chính thức đóng cửa nhà máy smartphone cuối cùng tại Trung Quốc của mình vào năm 2019.
Đại dịch bùng phát sau đó, khiến các công ty như Apple có động thái tương tự. Apple cũng có thêm động lực sau những sự cố xảy ra ở nhà máy iPhone ở Quảng Châu. Theo giới phân tích và các nguồn thạo tin, Apple không còn cảm thấy yên tâm khi việc kinh doanh bị bó buộc vào một nơi duy nhất. Và họ, cũng như Samsung, chuyển sang Việt Nam và Ấn Độ.
Trong khi Samsung đang sản xuất hơn một nửa sản lượng smartphone của mình ở Việt Nam, Apple đã sản xuất đồng hồ thông minh, và iPad với 25/100 nhà cung cấp hàng đầu có mặt tại Việt Nam, tăng 25% chỉ trong vòng 4 năm.
Tuy nhiên, ngay cả khi Samsung và Apple chi hàng tỷ USD để rời Trung Quốc, việc sản xuất của họ vẫn sẽ phụ thuộc vào các nhà cung ứng linh kiện Trung Quốc, và các công ty cần cẩn trọng, tinh tế trong cách ứng xử với chuỗi cung ứng của mình.
''Mặc dù sự dịch chuyển chuỗi cung ứng không thể xảy ra trong ngày một ngày hai, nhưng các động thái của Samsung và Apple cũng đang thay đổi thị trường toàn cầu'' - WSJ kết luận